Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

BỆNH RỐI LOẠN MỠ MÁU

 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH RỐI LOẠN MỠ MÁU
 Rối loạn mỡ trong máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu hay tăng cholesterol máu là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh là mối lo ngại của nhiều người có tình trạng cân nặng dư thừa nhưng thực tế nhiều người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch, ...
RỐI LOẠN MỠ TRONG MÁU
Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Mỡ trong máu (Lipid máu) có 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid.
Cholesterol và triglyceride được vận chuyển trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là protein (chất đạm) và được gọi là Lipoprotein
Có nhiều loại lipoprotein: Loại có tỉ trọng cao có tên là HDL(Hight Density Lipoprotein) là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể ,chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.
Loại có tỉ trọng thấp có tên là LDL (Low Density Lipoprotein) là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể do chúng vận chuyển và tích trữ cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mảng xơ mỡ động mạch.
Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng cholesterol hay tăng mỡ trong máu để chỉ tình trạng này là không chính xác mà ta phải gọi là rối loạn mỡ trong máu có nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ. Đôi khi không có tăng thành phần gây hại nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu.
Muốn đánh giá tình trạng mỡ trong máu trong cơ thể, cần làm xét nghiệm máu kiểm tra 4 thành phần sau:

* Cholesterol toàn phần
* LDL-C (lượng Cholesterol có trong LDL)
* HDL-C (lượng Cholesterol có trong HDL)
* Triglycerid
Để đánh giá xét nghiệm chúng ta cần lưu ý:

Loại mỡ trong máuTrị số bình thườngKhông tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phầnDưới 200 mg/dl
(<5.2mmol/l)
Trên 240 mg/dl
(>6.2mmol/l)
LDL-CDưới 130 mg/dl
(<3.3mmol/l)
Trên 160 mg/dl
(>4.1mmol/l)
HDL-CTrên 45 mg/dl
(>1.1mmol/l)
Dưới 35 mg/dl
(<0.9mmol/l)
TriglyceridDưới 160 mg/dl
(< 1.8mmol/l)
Trên 200 mg/dl
(>2.2 mmol/l)
Trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần gây hại là Cholesterol toàn phần, LDL-C  và Triglyceride. Chỉ có một thành phần bảo vệ là HDL-C .
TÁC HẠI CỦA RỐI LOẠN MỠ MÁU
1. Bệnh đau tim
Đau tim, được đặc trưng bởi việc thắt chặt ngực là kết quả của sự hạn chế lưu lượng máu do động mạch bị tắc vì quá nhiều cholesterol xấu trong máu. Động mạch bị tắc và hẹp vì các chất béo lắng đọng tạo thành mảng bám gây ra hạn chế lưu lượng máu đến tim. Đau thắt ngực thường có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành.
2. Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là một trong các loại bệnh tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, tim hoặc cả hai. Cholesterol cao có thể hình thành chất béo lắng đọng trong các mạch máu, làm cho việc đưa máu thông qua các động mạch gặp khó khăn. Điều này làm cho tim không nhận được máu giàu oxy cần thiết, nên làm tăng tỷ lệ cho một cơn đau tim.
3. Bệnh ngoại vi động mạch
Cholesterol cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là là do sự tích tụ mảng bám ở các động mạch chân. Kết quả là, chân của bạn không nhận được lượng oxy hoặc lượng máu cần thiết, dẫn đến bệnh ngoại vi động mạch - một căn bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến chân, bệnh ngoại vi động mạch có thể nâng cao mối đe dọa của một cơn đau tim và các vấn đề tim mạch khác.
4. Cao huyết áp
Trong khi cholesterol tốt không gây ra huyết áp cao thì các cholesterol xấu lại là thủ phạm. Trong thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Mức cholesterol xấu cao có thể làm cho cholesterol dính vào thành động mạch, cũng như các mạch máu khác. Điều này chặn đường máu lưu thông, làm cho tim phải làm việc "chăm chỉ" gấp đôi. Ngoài ra còn có một lượng lớn máu chuyển vào thành động mạch, dẫn đến huyết áp cao.
5. Đột quỵ
Huyết áp cao có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, dù là thỉnh thoảng mới xảy ra. Thiếu máu cục bộ tức là máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn thì có thể xảy ra một cơn đột quỵ khi lượng oxy và máu cần thiết không được chuyển lên não. Bởi vì đột quỵ có thể làm thiệt hại tế bào não nên nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và thể chất. Vì vậy, việc phòng ngừa đột quỵ do lượng cholesterol cao dẫn đến huyết áp cao là hết sức cần thiết.
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN MỠ TRONG MÁU
Trong điều trị rối loạn mỡ trong máu cần kết hợp 2 phương pháp điều trị đó là: Điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc: Có tác dụng giúp phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu và gia tăng hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu:
Điều trị không dùng thuốc gồm ba phần cơ bản sau đây:
1. Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu.
2. Thay đổi thói quen ăn uống.
3. Tập thể dục thể thao.
Trong chế độ ăn uống cần lưu ý các vấn đề :
Nếu bị béo phì hay dư cân nặng cần thiết phải giảm cân.
Giảm ăn mỡ heo, bò, gà, bơ, phô-mai, crem, chocolate, dầu dừa, …
Tránh ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như sữa toàn phần, Crem, trứng, phủ tạng động vật như gan, lưỡi, thận...
- Tránh dùng bia rượu, thuốc lá.
Điều trị dùng thuốcCó nhiều loại thuốc hạ mỡ máu trong Tây y như nhóm thuốc Fibrate, nhóm Statin, resin và niacin.
Việc dùng thuốc phải có sự chỉ định điều trị của bác sĩ và hầu hết các thuốc tân dược trị bệnh mỡ máu hiện nay đều có hại cho gan, thận và gây nhiều tác dụng phụ khác ( tiêu chảy, đau cơ, buồn nôn, đau đầu,...). Bên cạnh đó việc điều trị thường kéo dài trong nhiều năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét