Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Hang Sơn Đoòng kỳ bí qua ảnh 360 độ





Với những hình ảnh có độ phân giải cao, National Geographic khiến độc giả như đang được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh của hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

Nhấn vào ảnh để xem toàn cảnh Sơn Đoòng: 

 Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực khá xa xôi, hẻo lánh và được bảo tồn tốt ở miền Trung Việt Nam. Nơi này nằm cách Hà Nội khoảng 500 km, tiếp giáp Lào. Là một phần dãy Trường Sơn, toàn bộ vườn quốc gia nằm trên một khối núi đá vôi lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành của hàng trăm hang động. Phần lớn các hang thông nhau, ước tính tổng chiều dài của hệ thống hang lên tới hơn 200 km.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực xa xôi, hẻo lánh và được bảo tồn tốt ở miền Trung Việt Nam. Nơi này nằm cách Hà Nội khoảng 500 km, tiếp giáp Lào. Là một phần dãy Trường Sơn, toàn bộ vườn quốc gia nằm trên một khối núi đá vôi lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành của hàng trăm hang động. Phần lớn các hang thông nhau, ước tính tổng chiều dài của hệ thống hang lên tới hơn 200 km.
Lối vào hang do ông Hồ Khanh tìm thấy vào năm 1991. Tuy nhiên lúc đó ông không xuống được hang, sau đó Hồ Khanh có quay lại nhưng không tìm ra. Đến năm 2009, ông mới tìm lại được đường tới đây và xuống khám phá hang động cùng một nhóm chuyên gia người Anh. Họ đã tìm thấy hang động lớn nhất thế giới.
Lối vào hang do ông Hồ Khanh tìm thấy vào năm 1991. Tuy nhiên lúc đó ông không xuống được hang, sau đó Hồ Khanh có quay lại nhưng không tìm ra. Đến năm 2009, ông mới tìm lại được đường tới đây và xuống khám phá hang động cùng một nhóm chuyên gia người Anh. Họ đã tìm thấy hang động lớn nhất thế giới.
Lối vào hang Sơn Đoòng là một con dốc hẹp hun hút trong bóng tối. Việc thám hiểm hang mà không có ánh sáng nhân tạo là điều không thể.
Lối vào hang Sơn Đoòng là một con dốc hẹp hun hút trong bóng tối. Việc thám hiểm hang mà không có ánh sáng nhân tạo là điều không thể.
Khung cảnh trong hang thật lộng lẫy. Nhìn về phía Bắc, bạn sẽ thấy nhiều cột thạch nhũ khổng lồ được hình thành sau hàng triệu năm. Nhìn về phía Nam, bạn có thể thấy lối vào thấp thoáng xa xa. Buồng hang nơi ta đang đứng có chiều cao hơn 50 m, và đây mới chỉ là khởi đầu của hành trình tuyệt diệu này.
Khung cảnh bên trọng thật lộng lẫy. Nhìn về phía bắc, bạn sẽ thấy nhiều cột thạch nhũ khổng lồ được hình thành sau hàng triệu năm. Nhìn về phía nam, bạn có thể thấy lối vào thấp thoáng xa xa. Buồng hang nơi ta đang đứng có chiều cao hơn 50 m, và đây mới chỉ là khởi đầu của hành trình tuyệt diệu này.
Một dòng sông lớn và xiết chảy xuyên qua hang. Chính dòng nước này đã kiến tạo kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ Sơn Đoòng sau hàng trăm nghìn năm. Nơi ta đang đứng có mực nước khá thấp, cho phép các nhà thám hiểm vượt qua. Vào mùa mưa, nước dâng cao khiến không ai có thể sang sông an toàn.
Một dòng sông lớn và xiết chảy xuyên qua hang. Chính dòng nước này đã kiến tạo kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ Sơn Đoòng sau hàng trăm nghìn năm. Nơi ta đang đứng có mực nước khá thấp, cho phép các nhà thám hiểm vượt qua. Vào mùa mưa, nước dâng cao khiến không ai có thể sang sông an toàn.
Giờ bạn đang đứng trên đỉnh tảng Chân Chó. Nhìn về phía nam bạn có thể thấy con dốc đá khổng lồ. Một người đứng trước luồng sáng cho bạn hình dung độ lớn của cửa hang.
Từ trên đỉnh tảng Chân Chó nhìn về phía nam, bạn có thể thấy con dốc đá khổng lồ. Một người đứng trước luồng sáng cho bạn hình dung độ lớn của cửa hang.
Bạn đang đứng trên đỉnh một cột thạch nhũ trong buồng hang lớn đầu tiên. Xung quanh là các thạch nhũ khổng lồ được hình thành qua hàng nghìn năm. Đoạn hang này lớn đến mức một chiếc máy bay Boeing 747 có thể bay qua. Nhìn về phía Bắc, bạn có thể thấy một cột thạch nhũ nhô cao. Đây là tảng Chân Chó, cao hơn 70 m. Nhiều người cho rằng đây là tảng thạch nhũ cao nhất thế giới.
Bạn đang đứng trên đỉnh một cột thạch nhũ trong buồng hang lớn đầu tiên. Xung quanh là các thạch nhũ khổng lồ được hình thành qua hàng nghìn năm. Đoạn hang này lớn đến mức một chiếc máy bay Boeing 747 có thể bay qua. Nhìn về phía bắc, bạn có thể thấy một cột thạch nhũ nhô cao. Đây là tảng Chân Chó, cao hơn 70 m. Nhiều người cho rằng đây là tảng thạch nhũ cao nhất thế giới.
Bạn thấy mảng sụt lớn trên trần hang chứ? Đây là điều khiến Sơn Đoòng khác biệt. Nhờ mảng sụt này, ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống phía dưới, tạo điều kiện cho động thực vật phát triển thành một khu rừng.
Bạn thấy mảng sụt lớn trên trần hang? Đây là điều khiến Sơn Đoòng khác biệt. Nhờ mảng sụt này, ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống phía dưới, tạo điều kiện cho động thực vật phát triển thành một khu rừng.  Đây là khu rừng ở mảng sụt thứ nhất của Sơn Đoòng, nơi này có cái tên khá lạ là “Coi chừng khủng long”. Theo các nhà địa chất, mảng sụt này hình thành trong khoảng 500.000 năm trở lại đây, khi trần hang không chịu nổi sức nặng của chính mình. Thảm thực vật trong hang tương tự như khu rừng phía trên nhờ sự liên kết qua gió và mưa.
Rất khó xác định tuổi thật của Sơn Đoòng. Hệ thống hang hình thành trong một quá trình lâu dài, khi dòng sông từ từ xói mòn lớp đá vôi mềm. Các nhà khoa học ước tính hang bắt đầu hình thành trong kỷ Pliocene hoặc cuối kỷ Miocene. Điều đó đồng nghĩa Sơn Đoòng khoảng 2 tới 5 triệu năm tuổi.
Rất khó xác định tuổi thật của Sơn Đoòng. Hệ thống hình thành trong một quá trình lâu dài, khi dòng sông từ từ xói mòn lớp đá vôi mềm. Các nhà khoa học ước tính hang bắt đầu hình thành trong kỷ Pliocene hoặc cuối kỷ Miocene. Điều đó đồng nghĩa Sơn Đoòng khoảng 2 tới 5 triệu năm tuổi.
Bạn đang đứng ở khoảng giữa hai mảng sụt. Đoạn này của hang là hóa thạch nguyên sơ và không bị ngập nước trong thời gian gần đây. Phần hang này không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, dẫn tới sự hình thành của các bầu hóa thạch lộng lẫy do nước nhỏ từ trần hang xuống.
Bạn đang đứng ở khoảng giữa hai mảng sụt. Đoạn này của hang là hóa thạch nguyên sơ và không bị ngập nước trong thời gian gần đây. Khu vực này không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, dẫn tới sự hình thành của các bầu hóa thạch lộng lẫy do nước nhỏ từ trần hang xuống.
Đoạn đường từ mảng sụt thứ nhất tới mảng sụt thứ hai chỉ khoảng vài trăm mét. So với chỗ mảng sụt, đoạn đường này khá trơ trụi do không có ánh sáng mặt trời. Nếu không có đèn, bạn sẽ đứng trong một khoảng không gian tối tăm. Đây một trảng đá vôi Phytokarst rộng lớn. Nhìn về phía tây và lên cao, bạn sẽ thấy các tảng đá như đang hướng về phía mặt trời giống như cây cỏ. Phytokarst là thuật ngữ chỉ các tảng đá như trồi lên về phía ánh sáng. Tuy nhiên, ở đây là trường hợp ngược lại. Thực vật tiết ra các axit làm mòn đá. Do đó, dù có vẻ như các tảng đá đang nhô dần lên, trên thực tế chúng đang bị xói mòn bởi cây cỏ.
Đoạn đường từ mảng sụt thứ nhất tới mảng sụt thứ hai chỉ khoảng vài trăm mét. So với chỗ mảng sụt, đoạn đường này khá trơ trụi do không có ánh sáng mặt trời. Nếu không có đèn, bạn sẽ đứng trong một khoảng không gian tối tăm. Đây một trảng đá vôi Phytokarst rộng lớn. Nhìn về phía tây và lên cao, bạn sẽ thấy các tảng đá như đang hướng về phía mặt trời giống như cây cỏ. Phytokarst là thuật ngữ chỉ các tảng đá như trồi lên về phía ánh sáng. Tuy nhiên, ở đây là trường hợp ngược lại. Thực vật tiết ra các axit làm mòn đá. Do đó, dù có vẻ như các tảng đá đang nhô dần lên, trên thực tế chúng đang bị cây cỏ xói mòn.
Đây là “Vườn Edam”, mảng sụt này lớn hơn “Coi chừng khủng long” rất nhiều, trải dài 163 m với thảm thực vật dày đặc. Phần trần hang này sụp xuống không phải do đá yếu mà do nằm ở giao điểm của hai đường đứt gãy địa chất. Sự giao động của hai đường này khiến trần hang sụp xuống. Ngày nay, ở đáy mảng sụt này có một khu rừng rậm rạp với cây cao và đủ loại động thực vật.
Đây là “Vườn Edam”. Mảng sụt này lớn hơn “Coi chừng khủng long” rất nhiều, trải dài 163 m với thảm thực vật dày đặc. Phần trần hang này sụp xuống không phải do đá yếu, mà do nằm ở giao điểm của hai đường đứt gãy địa chất. Sự giao động của hai đường này khiến trần hang sụp xuống. Ngày nay, ở đáy mảng sụt này có một khu rừng rậm rạp với cây cao và đủ loại động thực vật.
Đứng giữa khu rừng này, bạn sẽ khó tin được rằng mình vẫn đang ở trong một hang động. Cây cối xung quanh cao tới hơn 30 m. Vào mùa mưa, nơi này chịu tác động lớn của các nhân tố thiên nhiên, khiến khung cảnh thay đổi theo từng năm.
Đứng giữa khu rừng này, bạn sẽ khó tin được rằng mình vẫn đang ở trong một hang động. Cây cối xung quanh cao tới hơn 30 m. Vào mùa mưa, nơi này chịu tác động lớn của các nhân tố thiên nhiên, khiến khung cảnh thay đổi theo từng năm. Khu rừng rộng lớn bao quanh Sơn Đoòng có rất nhiều loài động vật hoang dã, một số đã di chuyển vào trong hang. Các nhà thám hiểm đã nhìn thấy chim, khỉ, rắn và nhiều loại côn trùng... Tuy nhiên, hiện tại vẫn có rất ít thông tin và tư liệu về hệ động thực vật trong hang.
Thám hiểm Sơn Đoòng là đặc quyền dành cho một số ít người trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc và giới hạn việc khai thác du lịch tại hang Sơn Đoòng.
Thám hiểm Sơn Đoòng hiện chỉ dành cho một số ít người. Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc và giới hạn việc khai thác du lịch tại hang Sơn Đoòng.
Giờ bạn đang tiến vào đoạn thấp và tối hơn của Sơn Đoòng, cần tới ánh sáng nhân tạo để nhìn được xung quanh. Nếu không có đèn pin, bạn sẽ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Môi trường thiếu sáng và trơ trụi bên trong hang Sơn Đoòng khiến nhiều loài bọ phải thích nghi, đã có ít nhất một loại mối và một loại cá mới được phát hiện.
Giờ bạn đang tiến vào đoạn thấp và tối hơn, cần tới ánh sáng nhân tạo để nhìn được xung quanh. Nếu không có đèn pin, bạn sẽ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Môi trường thiếu sáng và trơ trụi bên trong khiến nhiều loài bọ phải thích nghi. Ít nhất một loại mối và một loại cá mới được phát hiện.
Sơn Đoòng thay đổi hàng ngày.  Đoạn hang này bình thường ngập bùn, nhưng do mưa lớn một hồ nước đã hình thành. Đây là nơi chuyến thám hiểm của bạn kết thúc. Một bí ẩn chưa được giải đáp là gốc tích của dòng sông chảy qua khu vực có tên Passchendaele. Với lượng nước lớn chảy qua đoạn hang này, các nhà khoa học đang đặt ra câu hỏi rằng liệu dòng sông này có thể chảy ra từ một hang động còn lớn hơn Sơn Đoòng hay không.
Sơn Đoòng thay đổi hàng ngày. Đoạn hang này bình thường ngập bùn, nhưng do mưa lớn một hồ nước đã hình thành. Đây là nơi chuyến thám hiểm của bạn kết thúc. Một bí ẩn chưa được giải đáp là gốc tích của dòng sông chảy qua khu vực có tên Passchendaele. Với lượng nước lớn chảy qua đoạn hang này, các nhà khoa học đang đặt ra câu hỏi rằng liệu dòng sông này có thể chảy ra từ một hang động còn lớn hơn Sơn Đoòng hay không.
Ảnh: National Geographic



Chinh phục hang Én - bước đệm để đến với Sơn Đoòng

Là người Quảng Bình, tôi luôn tự hào khi quê mình có hang động lớn nhất thế giới, thế giới bí ẩn được thiên nhiên ban tặng.
Bạn bè người nước ngoài liên tục hỏi tôi rất nhiều về điểm du lịch mạo hiểm mới - Sơn Đoòng. Tôi nghĩ, tại sao các bạn ấy phải bỏ ra hơn nghìn đô mua vé máy bay đến Việt Nam, trong khi tôi đang sống ở TP HCM, dễ dàng dành chỉ hơn 1,5 tiếng để về quê mình, và tận mắt nhìn ngắm, chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu của thiên nhiên.
Khu vực cắm trại trong hang Én. Ảnh: Minh Trần.
Khu vực cắm trại trong hang Én. Ảnh: Minh Trần.
Thế nhưng đến thăm Sơn Đoòng không dễ. 7 ngày 6 đêm sống ở một thế giới dưới lòng đất, phải thật sự mạo hiểm leo trèo và đòi hỏi sức bền nhất định mới có thể đến được “thiên đường”. Tôi đành ngậm ngùi để dành Sơn Đoòng cho một dịp khác, nhưng ngay bây giờ, tôi nhất định phải đặt chân đến hang Én, cũng chính là điểm cắm trại đầu tiên trên đường đến Sơn Đòong, và là hang động lớn thứ 3 trên thế giới.
Tôi đã quyết tâm. Tôi tự nhủ, khi ta còn trẻ và đủ sức làm những trò điên dại của cuộc sống, ngắm nhìn những thứ kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng, chào đón những khoảnh khắc bằng tất cả cảm nhận của con người mình (cả thân thể và trí óc), hãy dùng hết sức lực tận hưởng những ngày tháng ấy.
Và quả thật, trải nghiệm 2 ngày 1 đêm đến Hang Én hồi đầu tháng 5 là hành trình ngắn ngủi nhưng là những ký ức mà tôi không thể nào quên. Và tôi gọi chuyến đi này không phải là du lịch, giải trí hay tận hưởng, mà là chinh phục bản thân, quan trọng hơn hết là mở tầm mắt, nhìn những điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Để đến được hang Én, tôi và 5 người bạn ở TP HCM đã đặt tour từ trước một tháng. Mỗi tour có tối đa có 16 khách. Đoàn của tôi có 6 người Việt, 2 bạn Đức, 2 bạn Ba Lan, 2 bạn Canada và 4 bạn Mỹ.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có thảm thực vật, động vật đa dạng. Ảnh: Minh Trần.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có thảm thực vật, động vật đa dạng. Ảnh: Minh Trần.
16 người đã cùng nhau leo dọc sườn núi và đi bộ hơn 4 giờ để đến được Phong Nha - Kẻ Bàng. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị rất kỹ những vật dụng leo núi cần thiết, nhưng thật sự thì khi đi bộ dưới cái nóng gay gắt 38 độ của miền Trung cháy nắng, tôi ước mình không phải đem theo gì cả.
Chúng tôi bắt buộc phải mặc áo dài tay để tránh va quẹt vào gai nhọn, hay lá đọc có thể gây ngứa và nhức cả ngày. Giày leo núi tăng độ an toàn, đảm bảo không bị sảy chân vì trơn trợt, và cũng không phải gồng mình bấu víu đi trên những đoạn dốc gần như thẳng đứng.
.
Giày tránh nước hay ủng lội suối không là gì, khi phải liên tục băng qua những con suối chảy siết cao đến gần 1 m. Thoạt đầu chúng tôi đã rất ngại khi phải liên tục bì bõm giữa suối. Đôi giày lúc này như những thau óc ách nước, mỗi bước đi là mỗi bước nặng nề. Nhưng khi khô người vì nắng, những con suối trong lành mát lạnh kia lại là phần thưởng đáng ghi nhận.
Chúng tôi băng rừng lầm lì, không ai nói với ai lời nào vì muốn giữ sức để có thể tiếp tục hành trình. Nhưng không vì thế mà chuyến đi trở nên khó khăn. Cảnh đẹp của núi rừng đã làm chúng tôi phải liên tục à ồ thán phục. Khi xe cộ khói bụi và inh ỏi tiếng kèn ở thành phố làm cho chúng ta bức bách, cảnh núi rừng rộng lớn cho chúng tôi cảm giác tự do và tràn sức sống.
Khi băng qua con suối cuối cùng để đến được cửa hang, cả đoàn gần như thấm mệt, uống từng cụm nước điện giải để giữ nước và điều hòa hơi thở. Và ngay lúc này, hang Én cho chúng tôi một thử thách mới khi phải mò mẫm trong không gian tối mịt, chỉ có đèn pin trên mũ bảo hiểm soi đường và lần theo những phiến đá nhọn sắc để có thể bám víu từng bước vào trong hang.
Bên trong hang Én. Ảnh: Minh Trần.
Bên trong hang Én. Ảnh: Minh Trần.
Tất cả khó khăn của 4 giờ đã được đền bù hơn cả xứng đáng. Cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt. Ngay cả bây giờ tôi cũng không biết diễn tả bằng lời như thế nào. Khi đó, tôi cảm thấy tự hào cho chính bản thân mình, nhưng hơn cả, tôi mới thấy bản thân thật sự nhỏ bé.
Lúc ấy, tôi và các bạn đồng hành thật sự im lặng, chỉ còn đôi mắt hoạt động, phóng tầm nhìn thật rộng, thật xa để có thể trọn vẹn chiêm ngưỡng hang động lớn thứ 3 thế giới này. Đây là trải nghiệm mà tuổi trẻ nào cũng nên có, tôi thầm nghĩ!
Một số nguồn tin cho biết, hang Én đã được chọn là một bối cảnh trong bộ phimPeter Pan của hãng Warner Bros, dự kiến khởi chiếu trong tháng 7.


































































































Băng rừng, leo núi chinh phục hang động lớn thứ 3 thế giới

Hành trình của chúng tôi dài 2 ngày 1 đêm, 22 km đường rừng với những đoạn dốc hơn 60 độ, đi bộ dưới cái gay gắt và nóng gần 38 độ của miền Trung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét