Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa

TTO - Nằm cách trung tâm Hà Nội 30km, chợ Nủa (xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những chợ còn giữ được nét mộc mạc, đặc trưng của chợ phiên vùng đồng bằng bắc bộ.
Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa
Khu bán gia súc, gia cầm ở chợ 
Chợ Nủa là chợ phiên truyền thống họp đều đặn vào buổi sáng các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
Vào phiên chợ cuối cùng của năm Bính Thân, chợ Nủa thu hút nhiều người dân từ cả các huyện lân cận đến mua sắm Tết.
Những cành đào được bày bán ngay đầu chợ. Phiên chợ cuối năm đông đúc, người mua sắm tấp nập mang đậm nét chân quê mộc mạc.
Ông Nguyễn Đình Thành (56 tuổi) hào hứng chia sẻ: “Chợ phiên năm nào cũng thế, nhưng cứ đến phiên chợ Tết cuối cùng của năm, dù bận mấy tôi cũng qua chợ mua đồ lặt vặt, cốt là thích cái không khí chợ Tết quê mình. Năm nay đào rẻ, tôi mua tận 3 cành về chưng Tết".
Bước vào chợ dường như lạc vào phiên chợ từ đầu thế kỷ trước, bởi dễ dàng bắt gặp các bà, các mẹ đầu chít khăn mỏ quạ, miệng nhỏm nhẻm nhai trầu, tay cầm làn đi chợ hết sức dân dã.
Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa
Một bà cụ đầu chít khăn mỏ quả đi chợ
Chợ Nủa cái gì cũng có, cái gì cũng đậm chất thôn quê
Khu vật dụng mây tre đan, những sản vật truyền thống làm từ tre, nứa như đũa, tăm, rổ, rá, thúng...
Mẹt tre được làm thủ công, đan bằng tay vẫn được người dân ưa thích sử dụng
Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa
Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa
Những sản vật không thể thiếu trong những phiên chợ Tết đó là cau, là bưởi, là chuối…
Người dân đi chợ phiên có thể trả giá thoải mái, không hợp ý, không ưng thì không mua, người bán cũng không tỏ ra khó chịu.
Là phiên chợ truyền thống cuối cùng của năm, chợ Nủa thu hút người dân đến mua sắm và tham quan rất đông, các tuyến đường quanh chợ đông nghịt người và rơi vào tắc nghẽn.
Cách Hà Nội 30km còn nguyên vẹn phiên chợ tết xưa
Đông đảo người dân đến mua bán tại phiên chợ Tết cuối cùng của năm
PHƯƠNG CHINH

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở thủ đô chỉ dành cho quý ông

Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.

Cách Hà Nội hơn 20 km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.
Người dân xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) ngày nay ai cũng biết câu: "Gái 22, trai 27" được lưu truyền từ xa xưa về phiên chợ Nủa. Theo đó, chợ họp vào ngày 22 dành cho phụ nữ, phiên ngày 27 (âm lịch hàng tháng) dành cho đàn ông.
Hôm 27 tháng chạp, chợ Nủa họp phiên cuối cùng của năm và cũng là phiên chợ đông nhất cả năm.
Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.
Chợ Nủa nằm trên một khu đất trống thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn mang đậm dáng dấp của chợ phiên truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Như lệ thường, phiên chợ cuối cùng của năm, ngày 27 tháng chạp, chủ yếu cánh đàn ông đi chợ.
Theo lệ xưa, những phiên họp vào ngày 27, cánh nam nhi phải có nhiệm vụ đi chợ mua sắm.
Trẻ em ở độ tuổi học tiểu học nô nức đi chợ phiên.
Những cậu trò nhỏ cùng là học sinh lớp 8 phấn khởi mua sắm quần áo diện tết.
Hàng quà vặt là điểm dừng chân của đám "nhất quỷ, nhì ma...".
Ông Đỗ Văn Toản, người có thâm niên gần 40 năm buôn ống giang ở chợ Nủa cho biết, từ thời xa xưa người dân Bình Phú đã lưu truyền câu "Gái 22, trai 27" phân chia ngày đi chợ của 2 giới.
Những em nhỏ háo hức được cha mẹ đưa đi chơi phiên chợ Nủa cuối cùng của năm.
Một bé gái đang ướm thử chiếc áo dài diện tết.
Món quà quê mộc mạc như kẹo vừng, lạc... ở các phiên chợ quê xưa giờ khá hiếm. Trong khi đó thịt nướng, xúc xích... trở thành món quà vặt yêu thích của bọn trẻ.
Những quán ăn như bún, phở, bánh cuốn thường là điểm đến kết thúc buổi chơi chợ của các em.
Những quán ăn như bún, phở, bánh cuốn thường là điểm đến kết thúc buổi chơi chợ của các em.
Theo Lê Anh Dũng
​Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét