(LV) - Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng là lúc người Thái ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân chuẩn bị đón Tết. Tết của người Thái thường kéo dài đến 15 tháng giêng. Từ mùng 1 đến mùng 3 người Thái tổ chức thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, người thân và bạn bè. Sau đó, họ tổ chức vui chơi Tết.
Trong Tết nguyên đán của người Thái thường kéo dài với các hoạt động vui chơi như: ném còn, múa khèn, đẩy gậy, nhảy sạp.... Tuy nhiên, trò chơi thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người là trò chơi Tò sàng. Tò Sàng được chơi đến hết ngày 15 tháng giêng, ngày này cũng la ngày khi mà các chàng trai cô gái tổ chức uống rượu cần để kết thúc ngày hội xuân để bắt đầu một năm lao động, sản xuất sắp tới.
Ngoài ra Tò Sàng gắn còn liền với đời sống lao động của người Thái, vì họ gần rừng phải ngoài lên nương làm dãy thì họ cũng phai khai thác tài nguyên rừng, chặt cây rừng làm rào cho ruộng lúa, nương dãy, và chặt cây rừng làm nhà nên sau những phút dây lao động mệt nhọc ấy họ dã làm cù để chơi để tạo nên sự hứng khởi, quên đi mệt nhọc.
Hàng năm cứ đến mùa gặt tháng 10 (ÂL) ,trẻ em,trai tráng thi nhau làm cù, ai ai cũng đi lên đồi tìm những cây cứng, có độ bền cao để đẽo cù, để chơi mừng lễ cúng cơm mới .
Tò sàng thường được tổ chức sôi nổi vào các dip lễ tết, ngày hội làng và những lúc nông nhàn hoặc sau nhũng buổi làm việc vất vả để tạo ra niềm vui, quên đi những khó khăn bộn bề trong cuộc sống. Ngoài ra trong các dịp lễ tết hay hội hè thì trò Tò Sàng còn là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ, chúc Tết nhau nhau nhân đầu xuân năm mới.
Người Thái thường cư trú ở những vùng thung lũng lòng chảo thấp, bờ sông, suối. Chính vùng cảnh quan trên đã hình thành nên những truyền thống của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường, sinh tồn và phát triển có nhiều nét đặc thù về văn hoá ở khu vực này. Trong khuôn khổ địa hình vùng thung lũng, sông, suối cư dân tập hợp lại thành bản và các bản trong khuôn khổ vùng thung lũng tập hợp thành mường với một thiết chế chặt chẽ. Trong tiến trình phát triển, trên cơ sở khai phá vùng thung lũng của cư dân đã hình thành nên cánh đồng lớn, các bãi đất bằng phẳng, để làm nơi tổ chức lễ hội, sinh hoat cộng đồng. Từ đó các hoạt đọng sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Thái được tổ chức đễ dàng và thuận lợi hơn
Đánh cù (khiếc sàng): những người chơi cùng thực hiện bổ quả Cù xuống đất, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận). Quả Cù dừng sớm nhất sẽ bị đánh, nghĩa là phải để cho những người khác bổ quả Cù của họ vào quả cù của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị đánh. Đánh Cù có hai thể thức chính là ha Sàng không,ha Sàng tải, gọi là đánh Cù sống và đánh Cù chết. Nếu đánh Cù sống thì những người bị đánh Cù sẽ cho quả Cù của mình quay và những người được đánh Cù tìm cách bổ trúng. Nếu đánh Cù chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị đánh được cho vào đó để người được đánh bổ xuống. Trong thể thức đánh Cù sống, quả Cù rất dễ bị đinh bổ trúng mấu và nếu mấu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa.
Trong khi đánh Cù, nếu quả Cù của người được đánh cù không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng chân thì quả Cù đó sẽ trở thành bị đánh. Ở thể thức đánh Cù chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu quả Cù của người được đánh khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào đánh; ngược lại, quả Cù đang bị đánh mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền đánh những quả Cù còn lại. Để "cứu" một quả cù đang bị đánh, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng.
Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị đánh là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được đánh Cù sẽ bổ quả Cù của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải... thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một quả Cù khác để đánh . Tuy nhiên trong cách chơi này những người được đánh Cù cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính quả Cù của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy. Nếu có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho quả cù của mình quay để người còn lại bổ cù.
Trò chơi Tò Sàng được tổ chức trong ngày tết nguyên đán của người Thái huyện Như Xuân với mục đích gắn kết cộng đồng giữa các bản làng với nhau, giữa những chàng trai miền sơn cước với nhau, để tạo nên sức mạnh đoàn kết trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Thái được vũng chắc, bền chặt hơn. Ngoài ra trò trơi được tổ chức vào ngày tết với mục đích dăn dạy, gửi gắm đến con em người thái nên biết quý trọng sức khỏe, luôn luyện tập sức khỏe, để bản than mỗi người đều dẻo dai, bảo vệ quê hương, chống các loài giữ quấy phá mùa màng làng xóm.
Trò chơi Tò Sàng của người Thái tạo ra sự hòa đồng thân thiện giữa con người đối với thiên nhiên, lưu giữ những bản sắc văn hóa, đức tính cần cù, hồn nhiên vô tư của người Thái.
Hình dáng quả cù cũng mang một ý nghĩa thể hiện cho thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn, sự sinh sôi nảy nở trong một năm mới.
Ngoài ra Tò Sàng giúp trẻ em cũng như một số thanh niên ,người già bỏ quên hết nhọc nhằn, những khó khăn trong cuộc sống, rèn luyện thêm sức khỏe, độ khéo léo, phản sạ tốt.
Trò chơi tò sang giúp con người Thái luôn biết yêu, tự hào về văn hóa dân tộc mình hơn.
Thanh Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét