Công Xuân
(Dân Việt) Dù có thể chế biến được khá nhiều món ngon, thế nhưng theo ngư dân Quảng Ngãi thì chỉ với nướng trên lửa than và chấm muối ớt, cá kè mới ngon, đạt đến mức làm "hết cơm, cạn rượu".
Chỉ nướng lửa than thì loại cá này mới có thể làm 'hết cơm, cạn rượu".
Cá tắc kè là loại cá sống ở vùng biển khá xa, cách bờ đến cả trăm hải lý; da cá màu đỏ hồng, hai vây cánh nằm dọc theo bên thân kéo dài đến tận đuôi. Do hình dáng phần đầu khá giống với con tắc kè sống ở trên cạn, nên được người dân quen gọi là cá tắc kè, hay cá kè.Ở Quảng Ngãi cá tắc kè được đánh bắt khá nhiều, bằng các hình thức chủ yếu là lưới giã cào, lưới mùng, hoặc lặn và dùng đoọc để lặn và đâm...
Khác với hình thức khá xấu xí bên ngoài, nhưng từ rất lâu cá tắc kè lại được người dân ở vùng biển trong tỉnh biết đến là loài cá có thịt vô cùng ngon.
Cá tắc kè có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ngon nhất là nướng trên lửa than. Cá đem về không cần đánh vảy, chặt bỏ vây, đuôi hay tẩm ướp bất kỳ loại gia vị nào; chỉ cần rửa sạch là đặt lên bếp than để nướng.
Chú ý khi nướng cần thường xuyên trở cho cá chín đều, tránh chỗ sống, chỗ chín. Thịt cá đạt độ chín ngon nhất là khi lớp vảy, da của cá vừa chuyển màu, hơi sém.
Bày cá tắc kè nướng lên dĩa, gạt bỏ lớp da, vảy bên ngoài thì phần thịt cá màu trắng đục sẽ lộ ra. Vị ngọt, ngon và mùi thơm đến "điếc" mũi của món ăn sẽ khiến thực khách “thích mê”.
Thịt cá tắc kè ngon đến độ còn mang lại cho người thưởng thức cảm giác tựa như khi ăn thịt gà đồng. Vì thế loài cá này còn được nhiều người ví gọi tên "gà biển" là vậy.
Cần thường xuyên trở để cá chín đều.
Với màu thịt trắng đục và ngon, thơm dai như thịt gà, nên cá tắc kè còn được vì là "gà biển".
Ngon, lạ miệng như vậy, nhưng giá bán của cá tắc kè ở vùng quê này lại “khá mềm" so với nhiều loại hải sản biển khác. Hiện tại ở các vùng biển, đảo Quảng Ngãi, giá cá tắc kè dao động từ 160-200.000 đồng/kg."Gà biển" nướng, món ngon nhất trong các loại cá từ biển
Bài, ảnh: Công Xuân
(Dân Việt) Người dân vùng biển Quảng Ngãi đã ví gọi cá tắc kè là "gà biển”. Bởi khi đem nướng, cá tắc kè có mùi thơm đến 'điếc" mũi, thớ thịt trắng đục và dai, ăn ngon chẳng khác nào thịt gà nuôi thả trên đồng.
Cựu lão ngư Nguyễn Văn Liên (61 tuổi), ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, từ xưa người dân vùng biển này đã biết đến cá tắc kè. Thế nhưng do hình thù xấu xí đến gớm giếc của nó và phần thịt chỉ chiếm khoảng 1/3 trọng lượng, còn lại là xương, vảy... nên chẳng mấy ai để ý.
Vì vậy loại cá này chỉ được người dân và các cơ sở chế biến mua về để làm thức ăn cho gia súc.
Bỗng dưng mấy năm gần đây, sau khi được giới thiệu cách chế biến và thưởng thức, thì nhiều người mới nhận ra được hương vị thơm ngon “thượng hạng” của món cá tắc kè nướng.
Từ chỗ bị bỏ đi, cá tắc kè đã trở thành đặc sản, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở Quảng Ngãi, với giá bán có thời điểm trên 200.000 đồng/kg.
Làm món cá tắc kè nướng không phải móc bỏ mang, hay chặt vi vảy và tẩm ướp bất cứ một loại gia vị nào như cách chế biến đối với nhiều loại cá khác. Cá tắc kè sau khi mua về, chỉ cần rửa cho sạch, rồi để nguyên con và đặt lên bếp than và nướng.
Mùi thơm và vị ngọt, dai của món cá tắc kè nướng hòa quyện với vị mặn, cay của nước chấm, chút cay cay của ớt… sẽ mang lại cho người thưởng thức một cảm giác ngon, lạ như thể đang ăn thịt gà thả đồng.
Chính vì hương thơm đặc trưng, vị ngon ngọt khó có cá nào sánh bằng nên ngư dân Quảng Ngãi mới có câu: “Cá thu, cá trích, cá mè..../ Im re khi gặp tắc kè nướng than”
Vì vậy loại cá này chỉ được người dân và các cơ sở chế biến mua về để làm thức ăn cho gia súc.
Bỗng dưng mấy năm gần đây, sau khi được giới thiệu cách chế biến và thưởng thức, thì nhiều người mới nhận ra được hương vị thơm ngon “thượng hạng” của món cá tắc kè nướng.
Từ chỗ bị bỏ đi, cá tắc kè đã trở thành đặc sản, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở Quảng Ngãi, với giá bán có thời điểm trên 200.000 đồng/kg.
Có nhiều cách để chế biến, nhưng phổ biến và ngon nhất vẫn là các tắc kè nước than củi.
Cá tắc kè cũng như một số loại cá biển khác, có thể chế biến thành nhiều món. Nhưng nếu đem nướng trên than củi thì chỉ có món cá tắc kè là thơm ngon “số một”.Làm món cá tắc kè nướng không phải móc bỏ mang, hay chặt vi vảy và tẩm ướp bất cứ một loại gia vị nào như cách chế biến đối với nhiều loại cá khác. Cá tắc kè sau khi mua về, chỉ cần rửa cho sạch, rồi để nguyên con và đặt lên bếp than và nướng.
Mùi thơm và vị ngọt, dai của cá tắc kè nướng than cho người thưởng thức cảm giác ngon, lạ như thể đang ăn thịt gà thả đồng, dân gian quen gọi là gà ta.
Người khéo tay nướng cá là phải kiên trì, giữ sao cho than hồng, da cá không bị cháy, chờ đến khi nào thấy phần lớp vỏ bên ngoài vừa sém, vàng đều thì nhắc xuống. Dùng đũa gạt sơ qua lớp vảy bên ngoài là có thể gỡ cá, thưởng thức với chén nước mắm ngon, hoặc muối ớt giã sẵn.Mùi thơm và vị ngọt, dai của món cá tắc kè nướng hòa quyện với vị mặn, cay của nước chấm, chút cay cay của ớt… sẽ mang lại cho người thưởng thức một cảm giác ngon, lạ như thể đang ăn thịt gà thả đồng.
Chính vì hương thơm đặc trưng, vị ngon ngọt khó có cá nào sánh bằng nên ngư dân Quảng Ngãi mới có câu: “Cá thu, cá trích, cá mè..../ Im re khi gặp tắc kè nướng than”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét