Cứ vào dịp hè khi vừa gieo trỉa xong vụ mùa nhiều người dân trên khu vực miền Tây Nghệ An lại chuẩn bị dụng cụ, "vũ khí" đi săn chuột rừng. Khi bắt về và chế biến loài gặm nhấm này trở thành món ngon khó cưỡng.
Ngày hè, chúng tôi đặt chân đến xã Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Mới gần 7h tối nhưng đã nghe tiếng lũ trẻ trai gọi nhau í ới. Mỗi đứa cầm trong tay một chiếc nỏ và tên đầy ống tre. Hỏi ra mới biết, tranh thủ ngày hè chúng rủ nhau lên rừng bắn chuột.
"Có khi bắn không xuể, mỗi đứa trẻ cũng có thể bắt được 40-50 con chuột trong 1 đêm” - bố đứa trẻ đứng gần đó nói thêm.
Khác với chuột đồng, chuột rừng khá to, có con đạt tới trọng lượng 300-500g. Do ăn lá cây, quả rừng, ngô lúa nương... nên chúng được bà con xem là thực phẩm sạch. Chuột rừng săn về, người ta dùng rơm hay cỏ tranh khô thui vàng rồi mới mang đi mổ bụng lấy hết nội tạng, chặt bỏ đầu, đuôi, chân. Sau đó rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi mới cho lên bếp phơi khô.
Chuột rừng được "giàng" lên gác bếp.
Trong các căn bếp của người Khơ Mú, người Thái hay người Mông ở Kỳ Sơn đều có vài ba con chuột rừng được “giàng” lên đề phòng khi có khách quý đến chơi. Quan niệm của bà con vùng cao là vậy, chỉ có khách quý mới được đem thịt chuột rừng ra để tiếp đãi.
Theo ông Moong Phò Hoan ở bản Cha Ca 1 (xã Bảo Thắng), chuột rừng có thể làm được nhiều món như xào sả ớt, nướng, nấu…nhưng món ngon được người Khơ Mú và người Thái ưa chuộng vẫn là nậm nhoọc. Chỉ cần ra vườn tìm ít quả cà dại, một ít lá bí xanh, dọc mùng, hoa chuối rừng về để nấu.
Chỉ khi có khách quý, chuột rừng mới được gia chủ đưa ra tiếp đãi.
Thịt chuột rừng được rửa sạch, băm nhuyễn. Các loại rau quả được đem về cắt nhỏ. Gia vị, ngoài “mác khén”, sả, ớt, có thêm rau mùi, hành. Vậy là nguyên liệu của món “nhoọc” đã xong. Lúc này chỉ cần đun lửa thật đều. “Nhoọc” cũng là một món kỳ công. Càng nấu kỹ càng đậm vị. Khi đã nấu được chừng 2 giờ đồng hồ, nồi nậm nhoọc được đưa xuống đảo đi đảo lại để rau quả và thịt tan ra hệt như 1 món súp, cháo vậy.
Quả thực mùi thơm phức của món nậm nhoọc khiến thực khách khó cưỡng. Vị thơm của thịt chuột hòa lẫn các loại rau quả rừng khiến người đứng gần muốn sà ngay vào ăn khi món ăn còn bốc khói. Ông Moong Phò Hoan cho biết thêm bí quyết: "Món này phải ăn nóng và bỏ nhiều ớt mới đậm đà".
Những đứa trẻ người Khơ Mú chuẩn bị cho 1 chuyến đi săn chuột rừng.
Cậu bé ở bản Nam Tiến cho biết, mùa này chuột rừng nhiều lắm, có khi lúa vừa mới gieo xuống đã bị chuột cắn hết. Cũng thời điểm này năm ngoái, khi hoa tre nở, chuột xuất hiện nhiều vô kể, chúng cắn hết lúa rẫy của bản. Đêm nào bà con ta cũng ra nằm ở rẫy để canh chuột."Có khi bắn không xuể, mỗi đứa trẻ cũng có thể bắt được 40-50 con chuột trong 1 đêm” - bố đứa trẻ đứng gần đó nói thêm.
Những chú chuột được săn bằng tên nỏ.
Tuy nhiên cũng có thời điểm chuột rừng trở thành “hàng hiếm”, nhất là vào mùa lạnh. Bởi chúng sống trên vùng rừng núi cao, trong những hốc đá, bụi cây rậm rạp, hang đất sâu... nên việc săn bắt không hề dễ dàng.Khác với chuột đồng, chuột rừng khá to, có con đạt tới trọng lượng 300-500g. Do ăn lá cây, quả rừng, ngô lúa nương... nên chúng được bà con xem là thực phẩm sạch. Chuột rừng săn về, người ta dùng rơm hay cỏ tranh khô thui vàng rồi mới mang đi mổ bụng lấy hết nội tạng, chặt bỏ đầu, đuôi, chân. Sau đó rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi mới cho lên bếp phơi khô.
Trong các căn bếp của người Khơ Mú, người Thái hay người Mông ở Kỳ Sơn đều có vài ba con chuột rừng được “giàng” lên đề phòng khi có khách quý đến chơi. Quan niệm của bà con vùng cao là vậy, chỉ có khách quý mới được đem thịt chuột rừng ra để tiếp đãi.
Theo ông Moong Phò Hoan ở bản Cha Ca 1 (xã Bảo Thắng), chuột rừng có thể làm được nhiều món như xào sả ớt, nướng, nấu…nhưng món ngon được người Khơ Mú và người Thái ưa chuộng vẫn là nậm nhoọc. Chỉ cần ra vườn tìm ít quả cà dại, một ít lá bí xanh, dọc mùng, hoa chuối rừng về để nấu.
Thịt chuột rừng được rửa sạch, băm nhuyễn. Các loại rau quả được đem về cắt nhỏ. Gia vị, ngoài “mác khén”, sả, ớt, có thêm rau mùi, hành. Vậy là nguyên liệu của món “nhoọc” đã xong. Lúc này chỉ cần đun lửa thật đều. “Nhoọc” cũng là một món kỳ công. Càng nấu kỹ càng đậm vị. Khi đã nấu được chừng 2 giờ đồng hồ, nồi nậm nhoọc được đưa xuống đảo đi đảo lại để rau quả và thịt tan ra hệt như 1 món súp, cháo vậy.
Theo P.V (Báo Nghệ An)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét