Thái Mỹ
(Dân Việt) Mới đây, tôi có việc phải vào TP.Cần Thơ. Khi thành phố lên đèn, vừa đến khách sạn thì cũng là lúc anh bạn ở quận Cái Răng tới, mời gọi: “Ông vào đây, tôi sẽ chiêu đãi món đặc sản của xứ Tây Đô, đó là lẩu rắn hổ hành”.
Chúng tôi tới một nhà hàng thuộc phường Ba Láng, quận Cái Răng. “Cho cái lẩu rắn hổ hành. Đem rắn ra coi thử?”, bạn tôi giục. Ngay lập tức, 2 chú rắn hổ hành ước chừng hơn 1,5 kg, da đen trũi, sọc trắng như phân chia từng khúc trên cái thân mềm, dài ngoằn bóng loáng được bỏ trong cái bao mang ra tận bàn. Tôi vạch cho rộng miệng bao để căng mắt xem kỹ loài rắn mà lần đầu tiên được chộ trong đời, thấy “các chú” rắn há hốc mồm, ngóc đầu vẻ hung tợn trông thật ớn lạnh.
Loáng chốc nồi nước lẩu đã sôi sùng sục, anh chủ quán cầm đũa xới, trộn để thịt rắn thấm gia vị. Biết chúng tôi ở xứ Quảng, anh ngồi xuống chuyện trò rất cởi mở. Anh kể về cách chế biến món lẩu, pha lẫn chút hài hước: Rắn hổ hành già, thịt dai lắm, nếu chỉ có... “cái răng” như ở đây xài không được đâu. Hai con này “hơi trẻ”, thịt mềm, vừa đấy.
Người miền Tây có nhiều cách ăn hổ hành lắm nhưng nếu nấu lẩu thì mang chúng ra chặt đầu, hơ qua than lửa cho da rắn khô vàng rồi cạo sạch vảy, mổ dọc bụng bỏ hết ruột gan, chỉ lấy cái túi mật để pha với rượu. Rửa rắn thật sạch, chặt từng khúc khoảng 3-4cm cho vào nồi chừng 3 lít nước. Các thứ gia vị như tiêu sọ, ớt... và một thứ không thể thiếu là củ sả đập dập để triệt tiêu mùi tanh của rắn. Khi thịt rắn chín, củ cải trắng cắt khúc và rau mồng tơi bỏ tiếp vào nồi lẩu nhưng không để củ cải lủn quá, mất ngon. Múc lẩu ra tô ăn kèm với rau đắng, bông điên điển càng tuyệt hơn.
Anh chủ quán múc lẩu ra tô cho từng người trên bàn mời dùng. Tôi nhìn tô lẩu bốc khói nghi ngút, ngào ngạt mùi thơm phức của thịt rắn hổ hành thấm đượm gia vị của đất phương Nam mà cảm thấy bụng mình cồn cào, thúc giục.
Không như các thứ lẩu khác, lẩu rắn hổ hành có thứ nước rất trong, pha lẫn chút màu xanh lờn lợt của rau mồng tơi. Chén nước nắm Phú Quốc chính hiệu trộn ớt tươi để tùy khách châm thêm cho hợp khẩu vị. Nước lẩu thấm củ cải, rau mồng tơi ngon ngọt đến lạ lùng. Thịt rắn hổ hành gỡ ra từng thớ chấm riêng với muối ớt càng làm cho ai khó tính ăn uống đến mấy cũng bị vị giác níu kéo.
Mùi thơm nhè nhẹ của lẩu rắn hổ hành vây quanh, vị cay của gia vị lẩu với chút “men cay” đã làm cho cuộc hội ngộ thêm vui vẻ. Ở bàn bên cạnh có năm chàng xứ thủ phủ miền Tây chính gốc cũng đang tề tựu bên nồi lẩu rắn hổ hành. Một người bưng ly sang cụng. Sau khi cạn chén, anh cao hứng đọc:
“Không cần cá lóc, cá trê/ Hổ hành ta nhậu vẫn mê hơn nhiều”.
Lẩu rắn hổ hành. (nguồn ảnh: Internet)
Biết tôi chưa quen, bạn giải thích: Hổ hành là loài rắn hiền lành, không có nọc độc. Ngày trước, hễ mùa nước lên, ban đêm chúng thường bò vào vườn tược để săn tìm ếch nhái. Thậm chí chúng lùng sục cả vào nhà cửa, nhất là các chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm để săn bắt chuột. Hiện nay bà con các tỉnh miền Tây Nam bộ phát triển nhiều trang trại nuôi rắn hổ hành, mang lại thu nhập kinh tế rất cao. Ở TP .Cần Thơ, rắn hổ hành có giá từ 550 ngàn đến 600 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đó, việc săn bắt rắn hổ hành ngoài tự nhiên cũng không khó, vì chúng chui nhủi, ẩn nấp ở đâu thì ở đó thường thoang thoảng mùi rau hành nên mới có cái tên gọi như thế.Loáng chốc nồi nước lẩu đã sôi sùng sục, anh chủ quán cầm đũa xới, trộn để thịt rắn thấm gia vị. Biết chúng tôi ở xứ Quảng, anh ngồi xuống chuyện trò rất cởi mở. Anh kể về cách chế biến món lẩu, pha lẫn chút hài hước: Rắn hổ hành già, thịt dai lắm, nếu chỉ có... “cái răng” như ở đây xài không được đâu. Hai con này “hơi trẻ”, thịt mềm, vừa đấy.
Người miền Tây có nhiều cách ăn hổ hành lắm nhưng nếu nấu lẩu thì mang chúng ra chặt đầu, hơ qua than lửa cho da rắn khô vàng rồi cạo sạch vảy, mổ dọc bụng bỏ hết ruột gan, chỉ lấy cái túi mật để pha với rượu. Rửa rắn thật sạch, chặt từng khúc khoảng 3-4cm cho vào nồi chừng 3 lít nước. Các thứ gia vị như tiêu sọ, ớt... và một thứ không thể thiếu là củ sả đập dập để triệt tiêu mùi tanh của rắn. Khi thịt rắn chín, củ cải trắng cắt khúc và rau mồng tơi bỏ tiếp vào nồi lẩu nhưng không để củ cải lủn quá, mất ngon. Múc lẩu ra tô ăn kèm với rau đắng, bông điên điển càng tuyệt hơn.
Anh chủ quán múc lẩu ra tô cho từng người trên bàn mời dùng. Tôi nhìn tô lẩu bốc khói nghi ngút, ngào ngạt mùi thơm phức của thịt rắn hổ hành thấm đượm gia vị của đất phương Nam mà cảm thấy bụng mình cồn cào, thúc giục.
Không như các thứ lẩu khác, lẩu rắn hổ hành có thứ nước rất trong, pha lẫn chút màu xanh lờn lợt của rau mồng tơi. Chén nước nắm Phú Quốc chính hiệu trộn ớt tươi để tùy khách châm thêm cho hợp khẩu vị. Nước lẩu thấm củ cải, rau mồng tơi ngon ngọt đến lạ lùng. Thịt rắn hổ hành gỡ ra từng thớ chấm riêng với muối ớt càng làm cho ai khó tính ăn uống đến mấy cũng bị vị giác níu kéo.
Mùi thơm nhè nhẹ của lẩu rắn hổ hành vây quanh, vị cay của gia vị lẩu với chút “men cay” đã làm cho cuộc hội ngộ thêm vui vẻ. Ở bàn bên cạnh có năm chàng xứ thủ phủ miền Tây chính gốc cũng đang tề tựu bên nồi lẩu rắn hổ hành. Một người bưng ly sang cụng. Sau khi cạn chén, anh cao hứng đọc:
“Không cần cá lóc, cá trê/ Hổ hành ta nhậu vẫn mê hơn nhiều”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét