(LV) - Văn hóa ẩm thực của người Thái luôn có sự pha trộn và thống nhất giữa những nét truyền thống của dân tộc mình và tiếp thu về mặt nguyên liệu, kỹ thuật của các dân tộc khác. Chính vì vậy, người Thái có một nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là ẩm thực trong dịp tết Nguyên đán.
Món ăn chế biến từ lương thực
Món ăn không thể thiếu vào dịp tết chính là Khẩu cắm (cơm nhuộm màu). Trong các mâm cơm cúng tế tổ tiên của đồng bào Thái đều có các loại cơm màu xanh - đỏ - tím – vàng - trắng. Điều này thể hiện rằng mọi thứ của trời đất mà con người có được đều muốn dâng cúng tổ tiên- năm màu đó thể hiện cho tất cả các màu của các đồ vật trên thế gian mà con người muốn dâng tặng để cảm tạ tổ tiên thần thánh.
Việc duy trì và cúng tế cơm màu (khấu cắm) cho tổ tiên vào các dịp tết còn biểu hiện các giá trị đạo đức, giáo dục truyền thống cho con cháu sau này của người Thái phải luôn nhớ công ơn tổ tiên, nhớ ơn những người đi trước đã xây dựng cuộc sống.
Bánh chưng (khẩu tôm)
Người Thái đen ở Mường Lò có hai tết lớn nhất là tết nguyên đán là tết síp xí. ứng với mỗi tết sẽ có một loại bánh đặc trưng, một loại bánh biểu trưng cho chính tết ddos. Đến tết nguyên đấn, cũng như người Kinh, bánh chưng được tượng trưng cho tết này của người Thái Mường Lò.
Bánh chưng của người Thái ở đây có cách làm khác với người kinh và các dân tộc khác từ cách gói, hình thức và một số nguyên liệu. Trong một năm bánh chưng được gói duy nhất một lần vào dịp tết nguyên đán. Ngày nay tết Nguyên đán được rút ngắn làm ba ngày, do đó đồng bào chỉ tổ chức gói bánh ăn tết cúng tổ tiên làm hai đợt, gói bánh vào dịp tết nguyên đán và gói bánh cúng tổ tiên và ăn trong rằm tháng giêng.
Các món ăn lấy nguyên liệu từ thiên nhiên
Mok (xôi tổng hợp) là một món ăn quan trọng và đặc biệt trong tết nguyên đán.Là món ngon cầu kỳ thường làm vào dịp tết, bởi vậy gia đình nào cũng cố gắng làm một bữa Mok.
Tắt chay (rau xôi tổng hợp) Rau xôi tổng hợp, gồm rất nhiều loại rau khác nhau cũng được người Thái làm để cúng tổ tiên vào đêm 30 tết. Đối với những gia đình cúng chay cho tổ tiên thì không thể không làm món rau này và phải có đây đủ các loại rau theo truyền thống.
Các món ăn làm từ động vật
Lượt tả (tiết canh): Để cúng ma nhà trong tết nguyên đán, mỗi gia đình người Thái Đen không thể thiếu tiết canh.
Trước đây với nền kinh tế, tự cung tự cấp, các gia đình dù ít hay nhiều cũng mổ một con lợn ăn trong những ngày tết và lấy tiết làm món tiết canh cúng. Ngày nay, dù tập quán nuôi lợn tết không còn phổ biến nhưng đồng bào vẫn mua tiết lợn, thịt lợn về cúng ma nhà trong dịp tết Nguyên đán.
Nhứa pỉnh pặc pằm (thịt băm gói lá dong nướng)
Để làm món thịt nướng này cần các nguyên liệu như sau: thịt lợn băm nhỏ, hạt xẻn rang giã nhỏ, hành rửa sạch băn nhỏ và tất cả trộn đều cho muối vừa đủ. Dùng hai tầu lá dong lồng lên nhau, chia thịt băn đã trộn gia vị thành từng gói hình chữ nhật dài khoảng 15cm, rộng 7-8cm, mỗi gói khoảng 0,3kg. Sau khi gói xong dùng cặp tre tươi cặp từng gói nướng trên than hồng khoảng 30-45 phút, khi thấy phần lá dong bên ngoài cháy vàng gói thịt không còn chảy nước là món thịt băm gói lá dong nướng đã chín. Thịt băm gói lá dong nướng được bóc ra đặt lên đĩa sắp lên mâm cúng.
Sau khi cúng xong, thịt băm được bày cùng các món ăn khác trong mâm cơm. Khi bắt đầu vào ăn, chủ nhà sẽ dùng đũa bẻ từng miếng ra thành nhiều mảnh và chia đều cho những người ngồi trong mâm. Món thịt băm gói lá dong nướng được mọi người ăn trước như một sự ban phát lấy may trong bữa tiệc.
Pà (thịt tái)
Pà là một món ăn được chế biến gần giống nem, cùng nguyên liệu và cách thức, tuy nhiên món pà là món làm ăn “ sổi”( ăn ngay) không phải đợi lên men chua như nem xổm.
Đối với những người lần đầu tiên ăn món pà phải là những người mạnh bạo mới dám ăn, bởi được chế biến bằng thịt sống và được làm chín bằng thính. Tuy nhiên, món pà theo người dân cho biết khi ăn món này rất tốt cho đường tiêu hóa và có thể chữa tốt bệnh tiêu chay khi ăn món pà.
Nhứa giảng (thịt sấy)
Món thịt sấy có thể được làm nhiều dịp trong năm, nhưng được làm nhiều nhất vào dịp tết nguyên đán. Với nền kinh tế tự cung tự cấp như trước đây, ngày thường khi mổ một con lợn, hay trâu, bò một gia đình không thể ăn hết cùng một lúc hoặc họ muốn để dành ăn trong năm, thì người dân sẽ làm món thịt sấy khô để dành ăn dần.
Thịt sấy là bước sơ chế của một món thịt. để ăn được thịt sấy phải được chế biến lại một lần nữa. Tuy nhiên, với đặc tính được sấy khô trên gác bếp, do đó sau khi được chuyển biến lại lần hai, thịt sấy mang hương vị đặc trưng thơm ngon của thịt sấy khô lâu ngày cho dù thịt sấy nướng tro bếp hay thịt sấy xôi.
Thịt trâu sấy nướng vùi tro hồng là một đặc sản của người Thái ở Mường Lò từ xưa đến nay. Một thanh thịt trâu khô được vùi nướng trong tro hồng khoảng 15 phút cho ra loại bỏ tro bẩn, dập nát miếng thịt trâu xe nhỏ chấm nước chấm tỏi pha ớt và hạt xẻn.
Hắm pết (tết canh vịt)
Hắm pết( hay còn gọi là tiêt canh vịt) là một cách làm, cách chế biến món tiết canh khá độc đáo của người Thái Đen ở Mường lLò. Món tiết canh đã rất được người dân ưa thích rồi nhưng món hắm pết lại được người dân ưa chuộng hơn.
Với quan niệm ăn thịt vịt để xua đi những điều xui xẻo, những sự không may mắn. Bất kỳ nhà nào cũng mổ vịt ăn “phá xui” vào ngày 30 tết (chiều 30). Vịt mổ trong ngày 30 tết để ăn phá xui là vào ngày cuối cùng của một năm, người dân ăn thịt vịt lần cuối cùng trong năm để sang năm mới không còn gặp phải những xui xẻo, những điều không may mắn.
Một số thức uống
Vào các dịp lễ, tết, lẩu xá (rượu cần là thức uống không thể thiếu của đồng bào Thái đen. Đồng bào Thái có câu: “Pay kin pa má kin lẩu” (đi ăn cá về nhà uống rượu). nghĩa là rượu và cá là hai món không thể thiếu trong sinh hoạt ẩm thực cho dù là lễ tết hay sinh hoạt ngày thường. Rượu của người Thái có nhiều loại, rượu cần là một thức uống mang tính cộng đồng đại chúng, nó gắn với các sinh hoạt cộng đồng như vui múa xòe, mừng xuân, mọi người cùng uống rượu cần.
Như vậy, có thể thấy đời sống vật chất và tinh thần, triết lý nhân sinh một phần được biểu hiện thông qua phong vị ẩm thực của người Thái. Đó là ở các món ăn, cách thức tổ chức bữa ăn, quan hệ ứng xử giao tiếp của họ với nhau.
Gia Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét