Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều có phong tục chung là trong ngày Tết cổ truyền dán giấy đỏ lên bàn thờ và các vật dụng sinh hoạt, sản xuất.
Theo đó, trong ngày cuối năm cũ, sau khi dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, ruộng vườn, đồng bào Tày, Giáy, Mông, Dao, Nùng Dín, Cao Lan... đều trang trí nhà bằng giấy đỏ với ước nguyện năm mới gặp nhiều may mắn, an khang - thịnh vượng. Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của đồng bào Giáy ở Lào Cai.
Vào ngày này, người Giáy thức dậy rất sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành dán giấy đỏ trong nhà. Các vật dụng, vị trí trong nhà từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên đều được “niêm phong” giấy đỏ. Theo quan niệm của người Giáy, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang - thịnh vượng.
Theo quan niệm của người H’Mông, 3 ngày Tết là những ngày để gia chủ tri ân “người bạn” trong lao động sản xuất. Anh Ly Giờ Có ở Ý Tý, huyện Bát Xát cho biết: Trong dịp Tết cổ truyền, người H’Mông luôn thờ ma nhà và những dụng cụ lao động sản xuất vì những vật dụng đó giúp người H’Mông sinh sống, phát triển. Theo đó, những dụng cụ như cày, cuốc, xẻng… sẽ được rửa sạch sẽ, dán giấy đỏ dựng gần bàn thờ.
Người H’Mông quan niệm, con người được nghỉ ngơi vui chơi Tết, các dụng cụ cũng cần được nghỉ ngơi. Có như vậy, năm mới sẽ làm việc tốt hơn, mùa màng bội thu. Bà Nông Thị Mỳ, dân tộc Nùng (Nậm Chảy, huyện Mường Khương) cho biết: Trong thời khắc Giao thừa, người Nùng dán giấy đỏ vào các vật dụng từ cuốc, cày đến chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu…Việc dán giấy đỏ là để cảm ơn và mời các vật dụng ăn Tết cùng gia chủ.
Tục dán giấy đỏ của người Dao cầu kỳ hơn các dân tộc khác trên địa bàn. Sau khi dọn nhà xong, chủ nhà người Dao cắt giấy thành những nét hoa văn và có hình con chim đang bay lượn, hình con cá đang bơi...Hai bên bàn thờ thường dán hai câu đối bằng chữ Nôm Dao trên giấy đỏ. Công việc này thường là người chủ gia đình - ông nội hoặc bố làm. Theo người Dao, cá tượng trưng cho sức mạnh của biển, chim tượng trưng cho sức mạnh của rừng núi, sức mạnh của thiên nhiên sẽ giúp đỡ tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn trong năm tới.
Vào ngày Tết, những ngôi nhà ở vùng cao Lào Cai bừng sáng trong sắc đỏ, đó là sắc đào tươi thắm, những món ăn rực rỡ mang yếu tố ngũ hành như xôi ngũ sắc, những quả trứng, đôi đũa được nhuộm màu hồng, đỏ tươi tắn... Những món ăn đẹp mắt, có màu sắc rực rỡ chính là quà tặng cầu may, chúc phúc cho những vị khách quý của gia đình trong dịp năm mới.
Vào ngày này, người Giáy thức dậy rất sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành dán giấy đỏ trong nhà. Các vật dụng, vị trí trong nhà từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên đều được “niêm phong” giấy đỏ. Theo quan niệm của người Giáy, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang - thịnh vượng.
Theo quan niệm của người H’Mông, 3 ngày Tết là những ngày để gia chủ tri ân “người bạn” trong lao động sản xuất. Anh Ly Giờ Có ở Ý Tý, huyện Bát Xát cho biết: Trong dịp Tết cổ truyền, người H’Mông luôn thờ ma nhà và những dụng cụ lao động sản xuất vì những vật dụng đó giúp người H’Mông sinh sống, phát triển. Theo đó, những dụng cụ như cày, cuốc, xẻng… sẽ được rửa sạch sẽ, dán giấy đỏ dựng gần bàn thờ.
Người H’Mông quan niệm, con người được nghỉ ngơi vui chơi Tết, các dụng cụ cũng cần được nghỉ ngơi. Có như vậy, năm mới sẽ làm việc tốt hơn, mùa màng bội thu. Bà Nông Thị Mỳ, dân tộc Nùng (Nậm Chảy, huyện Mường Khương) cho biết: Trong thời khắc Giao thừa, người Nùng dán giấy đỏ vào các vật dụng từ cuốc, cày đến chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu…Việc dán giấy đỏ là để cảm ơn và mời các vật dụng ăn Tết cùng gia chủ.
Tục dán giấy đỏ của người Dao cầu kỳ hơn các dân tộc khác trên địa bàn. Sau khi dọn nhà xong, chủ nhà người Dao cắt giấy thành những nét hoa văn và có hình con chim đang bay lượn, hình con cá đang bơi...Hai bên bàn thờ thường dán hai câu đối bằng chữ Nôm Dao trên giấy đỏ. Công việc này thường là người chủ gia đình - ông nội hoặc bố làm. Theo người Dao, cá tượng trưng cho sức mạnh của biển, chim tượng trưng cho sức mạnh của rừng núi, sức mạnh của thiên nhiên sẽ giúp đỡ tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn trong năm tới.
Vào ngày Tết, những ngôi nhà ở vùng cao Lào Cai bừng sáng trong sắc đỏ, đó là sắc đào tươi thắm, những món ăn rực rỡ mang yếu tố ngũ hành như xôi ngũ sắc, những quả trứng, đôi đũa được nhuộm màu hồng, đỏ tươi tắn... Những món ăn đẹp mắt, có màu sắc rực rỡ chính là quà tặng cầu may, chúc phúc cho những vị khách quý của gia đình trong dịp năm mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét