Chân giò kho gừng, rượu từ lâu được biết đến là một trong các ẩm thực quen thuộc, gần gũi trong bữa cơm của người dân Bình Liêu. Vị thơm ngậy của chân giò lợn bản kết hợp với vị cay ấm, thanh thanh của gừng, rượu đã tạo nên một món ăn dân dã, ngon miệng. Chân giò kho gừng, rượu ăn cùng với cơm trắng, dưa chua muối thảm sẽ khiến bạn cảm thấy khó quên Bình Liêu.
Chân giò kho gừng, rượu - món ăn quen thuộc của đồng bào huyện Bình Liêu. |
Theo các cụ cao niên người Tày, để nấu được món chân giò kho gừng, rượu không quá khó, tuy nhiên cần phải có sự phối hợp hài hoà giữa các nguyên liệu với nhau. Nguyên liệu chính để nấu món này đơn giản như chính cái tên của món ăn vậy, bao gồm 1 cái chân giò, 2 đến 3 nhánh gừng (nhánh to), nửa lít rượu gạo. Sở dĩ có sự kết hợp của những nguyên liệu trên do gừng có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống ung thư, cải thiện tiêu hoá; rượu giúp khử mùi, tăng hương vị cho món ăn và giúp món ăn nhanh mềm.
Để nấu món chân giò kho gừng, rượu, trước hết cần chọn chân giò lợn bản vừa phải, không quá to cũng không quá béo, tốt nhất nên lựa lấy chân giò trước của lợn vì chân trước thường dày nạc, ít mỡ. Chân giò, sau khi mua về cạo sạch da, rửa sạch, đập bỏ phần móng, chặt miếng vừa ăn. Gừng rửa sạch đập dập (số lượng gừng tuỳ thuộc vào số lượng thịt chân giò). Sau đó, ướp chân giò với gừng, muối, mì chính (hoặc hạt nêm), hạt tiêu, mắm trong khoảng 20 đến 30 phút cho ngấm gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể cho thêm chanh muối vào để kho cùng.
Tiếp đến cho tất cả số nguyên liệu trên vào nồi, đổ rượu vào và cho thêm 1 bát nước trắng, đậy vung lại, đun sôi, vặn nhỏ lửa trong khoảng 40 đến 60 phút, tắt bếp. Đáng chú ý, thời gian kho tuỳ thuộc vào sở thích của từng người thích ăn dai, giòn hay mềm mà điều chỉnh thời gian. Chân giò kho gừng, rượu ngon nhất là ăn nóng với cơm trắng và ít dưa chua muối thảm rất “vào” cơm.
Theo bà Phan Thị Hoàng, thôn Nà Làng, xã Tình Húc: “Để miếng thịt chân giò săn chắc, trước khi kho nên cho lên bếp đảo qua 5 đến 10 phút, sau đó mới đổ hỗn hợp rượu và nước vào và đun sôi”. Bà Hoàng tiết lộ thêm, món chân giò kho gừng, rượu cũng là món ăn đặc biệt được người dân ở đây dùng cho phụ nữ sau sinh, trong suốt thời gian ở cữ. Tuy nhiên, chỉ lấy phần móng giò và kết hợp kho lẫn với thịt gà bản, các công đoạn chế biến tương tự nhưng bỏ qua giai đoạn tẩm ướp gia vị và có thể cho thêm nghệ đỏ hoặc nghệ vàng vào cùng, lượng nước và rượu nhiều hơn nấu thông thường.
Bà Hoàng chia sẻ: “Phụ nữ sau sinh thường mất sức và máu nhiều, cơ thể chưa phục hồi được ngay lại phải cho con bú nên ăn móng giò kho gừng, rượu sẽ phục hồi sức nhanh, lợi sữa, nhanh làm ấm cơ thể, giúp máu dễ lưu thông. Đặc biệt, khi ăn món này húp chút nước sẽ có tác dụng rất lớn”.
Với sự bay hơi của rượu hoà quyện cùng mùi gừng và thịt lợn bản, chỉ cần đứng từ xa, bạn có thể ngửi thấy mùi vị đặc trưng khó cưỡng lại của món ăn này. Và cảm nhận đầu tiên khi đưa món ăn lên miệng cái đói, cái mệt dường như được xua tan nhanh chóng. Trong những ngày mưa bão mùa này, còn gì thú vị hơn khi được thưởng thức món ăn dân dã với vị thơm của thịt lợn bản, vị hơi cay, thanh thanh của gừng, rượu cùng với tiếng tính tẩu, lời hát then trầm bổng của người Tày ở Bình Liêu?
Để nấu món chân giò kho gừng, rượu, trước hết cần chọn chân giò lợn bản vừa phải, không quá to cũng không quá béo, tốt nhất nên lựa lấy chân giò trước của lợn vì chân trước thường dày nạc, ít mỡ. Chân giò, sau khi mua về cạo sạch da, rửa sạch, đập bỏ phần móng, chặt miếng vừa ăn. Gừng rửa sạch đập dập (số lượng gừng tuỳ thuộc vào số lượng thịt chân giò). Sau đó, ướp chân giò với gừng, muối, mì chính (hoặc hạt nêm), hạt tiêu, mắm trong khoảng 20 đến 30 phút cho ngấm gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể cho thêm chanh muối vào để kho cùng.
Tiếp đến cho tất cả số nguyên liệu trên vào nồi, đổ rượu vào và cho thêm 1 bát nước trắng, đậy vung lại, đun sôi, vặn nhỏ lửa trong khoảng 40 đến 60 phút, tắt bếp. Đáng chú ý, thời gian kho tuỳ thuộc vào sở thích của từng người thích ăn dai, giòn hay mềm mà điều chỉnh thời gian. Chân giò kho gừng, rượu ngon nhất là ăn nóng với cơm trắng và ít dưa chua muối thảm rất “vào” cơm.
Theo bà Phan Thị Hoàng, thôn Nà Làng, xã Tình Húc: “Để miếng thịt chân giò săn chắc, trước khi kho nên cho lên bếp đảo qua 5 đến 10 phút, sau đó mới đổ hỗn hợp rượu và nước vào và đun sôi”. Bà Hoàng tiết lộ thêm, món chân giò kho gừng, rượu cũng là món ăn đặc biệt được người dân ở đây dùng cho phụ nữ sau sinh, trong suốt thời gian ở cữ. Tuy nhiên, chỉ lấy phần móng giò và kết hợp kho lẫn với thịt gà bản, các công đoạn chế biến tương tự nhưng bỏ qua giai đoạn tẩm ướp gia vị và có thể cho thêm nghệ đỏ hoặc nghệ vàng vào cùng, lượng nước và rượu nhiều hơn nấu thông thường.
Bà Hoàng chia sẻ: “Phụ nữ sau sinh thường mất sức và máu nhiều, cơ thể chưa phục hồi được ngay lại phải cho con bú nên ăn móng giò kho gừng, rượu sẽ phục hồi sức nhanh, lợi sữa, nhanh làm ấm cơ thể, giúp máu dễ lưu thông. Đặc biệt, khi ăn món này húp chút nước sẽ có tác dụng rất lớn”.
Với sự bay hơi của rượu hoà quyện cùng mùi gừng và thịt lợn bản, chỉ cần đứng từ xa, bạn có thể ngửi thấy mùi vị đặc trưng khó cưỡng lại của món ăn này. Và cảm nhận đầu tiên khi đưa món ăn lên miệng cái đói, cái mệt dường như được xua tan nhanh chóng. Trong những ngày mưa bão mùa này, còn gì thú vị hơn khi được thưởng thức món ăn dân dã với vị thơm của thịt lợn bản, vị hơi cay, thanh thanh của gừng, rượu cùng với tiếng tính tẩu, lời hát then trầm bổng của người Tày ở Bình Liêu?
La Lành (Trung tâm TT-VH huyện Bình Liêu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét