Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Ngôi làng dân tộc thơ mộng nhất Việt Nam

Thiên nhiên chan hòa, quang cảnh hoang sơ và thơ mộng, những đồi núi nhấp nhô, thung lũng quyến rũ cùng con suối róc rách khiến khung cảnh ở làng Cù Lần tựa chốn thần tiên.
Ảnh 1: Làng Cù Lần thơ mộng trong sắc thu. Ảnh: Phước Bình.
Làng Cù Lần nằm dưới chân núi Lang Biang, lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn thông xanh mát, thuộc thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Ảnh: Phước Bình.
Ảnh 2: Bức tranh sơn thủy hữu tình ở Cù Lần. Ảnh: Phước Bình.
Ngôi làng rộng khoảng 30 ha được bao quanh bởi những đồi rừng, rừng thông, thung lũng, con suối và là nơi sinh sống của người dân K’ho. Ảnh: Phước Bình.
Ảnh 3: Những lối đi tràn ngập hoa cỏ tươi tốt, khiến khung cảnh thơ mộng lại càng xinh tươi hơn. Ảnh: Phước Bình.
Từ xa nhìn lại, trong như một bức tranh sơn thủy hữu tình, được thêu dệt với những mảng màu xanh ngắt của những cánh rừng, hồ nước cùng với những sắc vàng, đỏ của hoa, những mái nhà dân tộc K’ho thấp thoáng, hòa trong tiếng reo hò vui vẻ, tiếng í ới gọi nhau của du khách. Những lối đi tràn ngập hoa cỏ tươi tốt, khiến khung cảnh thơ mộng lại càng xinh tươi hơn. Ảnh: Phước Bình.
Ảnh 4: Một trong những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trưng bày trong ngôi nhà truyền thống của Tây Nguyên. Ảnh: Phước Bình.
Khám phá làng Đuốc, ngôi nhà truyền thống kiểu Tây Nguyên, chèo bè buông câu ở lòng hồ xanh ngắt, đi dạo và ngâm chân dưới dòng nước mát lạnh ở suối Cạn, leo dốc Trời Ơi chinh phục đỉnh núi, chiêm ngưỡng những bức tranh vẽ trong phòng trưng bày của họa sĩ Lê Ngọc Linh để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây, kết thúc hành trình dừng chân bên chợ Chồm Hổm để chọn những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa là những trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi đến với làng Cù Lần. Ảnh: Phước Bình.
Để đến được làng, du khách phải vượt qua hàng trăm bậc thang đá phủ rêu phong và hai cây cầu treo.
Để đến được làng, du khách phải vượt qua hàng trăm bậc thang đá phủ rêu phong và hai cây cầu treo. Những bạn trẻ ưa mạo khám phá chọn cách trải nghiệm tản bộ, trekking 400 m và vượt qua hàng trăm bậc thang trơn trợt vì rêu phủ, những cây cầu treo lủng lẳng để đến với ngôi làng. Những người lớn tuổi ngại đi xa, có thể chọn dịch vụ xe jeep để tham quan làng. Loại hình này mang lại cho bạn những điều thú vị và bất ngờ như băng suối, vượt ghềnh thác, lên xuống những địa hình dốc, khúc khuỷu, chênh vênh dốc đá. 
Vẻ đẹp bình dị ở làng Cù Lần.
Đến với làng Cù Lần, du khách như tìm về lại với thiên nhiên hoang dã, đứng trên cầu treo, dang tay rộng và căng lồng ngực hít thở thật sâu, cảm nhận không khí mát rười rượi của cao nguyên, mùi hương của cỏ cây, rừng núi và hòa mình trong cảnh sắc tuyệt vời ở mảnh đất bình dị này. 
Xe jeep vượt địa hình đưa du khách tham quan vòng quanh làng.
Tiếng thông reo vi vu, gió rừng thổi xào xạc, con dê cất tiếng gọi mẹ “be be” hòa trong âm thanh rôn rả nói chuyện của du khách chèo thuyền dưới hồ, mùi hương thoang thoảng của cỏ dại, mùi ngai ngái, mùi thơm của rừng thông, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên hòa quyện. 
Làng Đuốc nằm thơ mộng bên bờ hồ.
Làng Đuốc nằm thơ mộng bên bờ hồ. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, thường tụ hội về đây để tổ chức các hoạt động picnic, hội nhóm, cắm và đốt lửa trại qua đêm giữa không gian mênh mông núi rừng. 
Dạo quanh suối Cạn, ngâm chân dưới dòng nước mát lạnh luôn là điều tuyệt nhất.
Dạo quanh suối Cạn, ngâm chân dưới dòng nước mát lạnh luôn là điều tuyệt nhất. 
Chợ Chồm Hổm, điểm đến không thể bỏ qua.
Chợ Chồm Hổm - điểm đến không thể bỏ qua. 
Những món quà lưu niệm đặc trưng dành cho du khách.
Những món quà lưu niệm đặc trưng dành cho du khách.
Nhữn ngôi nhà sàn dân tộc K’ho được đầu tư, mở rộng thêm để phục vụ khách tham quan.
Nhữn ngôi nhà sàn dân tộc K’ho được đầu tư, mở rộng thêm để phục vụ khách tham quan. Ban ngày, các nhóm du khách tổ chức sinh hoạt, trò chuyện và ca vang những bài như làng Cù Lần, Trái tim Cù Lần, Thằng Cù Lần,… thi thố nấu cơm lam, nướng khoai lang, thưởng rượu cần… 
Ngôi làng dân tộc thơ mộng nhất Việt Nam
Đêm về, những đốm lửa trại bập bùng, những tay đàn guitar bắt đầu khẩy, tiếng trống kèn âm vang, tay trong tay nắm nhau di chuyển vòng quanh trong những bộ trang phục truyền thống dân tộc K’ho, khiến khung cảnh nơi đây sống động và sáng hơn, huyền ảo hơn. 
Bạn có thể đi xe máy, ôtô đến làng đều được. Đường nhựa rộng và uốn lượn khá đẹp. Từ trung tâm thành phố, xuất phát theo hướng tỉnh lộ 722 Ankroet (nối hai tỉnh Lâm Đồng với Đak Lak) khoảng 11 km đến Thung Lũng Vàng, sau đó chạy tiếp 12 km nữa xuyên qua những cánh rừng thông vun vút, những mặt hồ thênh thang sẽ đến được làng Cù Lần.
Giá vé vào cổng: 30.000 đồng/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi 20.000 đồng.
Giá thuê xe jeep: 500.000 đồng, chở tối đa 4 người.
Dịch vụ đốt lửa trại: 60.000 đồng.
Dịch vụ chèo bè: 20.000 đồng/người.
Phòng nghỉ lại qua đêm: 1,5 triệu đồng, dịch vụ miễn phí phí chèo bè. 






Vui rần rần với làng Cù Lần

Quá quen thuộc với các địa danh như: Đồi Mộng Mơ, Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Tuyền Lâm…, đến Đà Lạt bạn có thể tìm điểm khác lạ để có được hơi thở mới, quên đi những ngày làm việc căng thẳng… Đó là làng Cù Lần.

Thế là cái tên ngộ nghĩnh, lạ lẫm làng Cù Lần đã thôi thúc chúng tôi ghé thăm nó cho bằng được.

Từ khu du lịch Thung Lũng Vàng đi thêm chừng 10 cây số nữa là chúng tôi gặp làng Cù Lần.

Tọa lạc trong một thung lũng của vùng đất cao nguyên Đà Lạt, làng Cù Lần nhìn trên cao như một thôn bản tuyệt đẹp giữa núi rừng.

Có 2 cách để trải nghiệm vẻ đẹp nơi đây, đó là đi theo tour dịch vụ xe Jeep hoặc tự lội bộ khám phá. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu cách đi bộ khám phá.

Men theo con đường mòn dốc là bạt ngàn sắc hoa vàng kim trâm, một loài hoa khá phổ biến xứ Đà Lạt, có thể ăn được và rất mát.

Xuống cuối dốc, cả người mát rượi khi phía trên đầu là những tán thông thẳng vút, dưới là bạt ngàn hoa và xa xa là làng Cù Lần ẩn hiện trong sương khói của thung lũng.
Bài và ảnh: Phước Bình
langCuLan1.jpg
Nhìn làng Cù Lần từ trên cao xuống
langCuLan2.jpg
Rừng hoa bên làng Cù Lần
choChomhom.jpg
Chợ Chồm Hổm
cheobe.jpg
Chèo bè ra giữa hồ
langCuLan3.jpg
Một góc làng Cù Lần
Bước xuống chân đồi là dòng suối ngoằn ngoèo, uốn lượn chừng 6km bao quanh chân đồi và những chiếc cầu treo bắc qua sườn đồi, con suối. Cảm giác vừa mới lạ, vừa gần gũi bên tiếng suối chảy, thông reo, ngập tràn hoa và những hàng cây Cù Lần lặng lẽ hai bên lối đi giữa không gian khoáng đạt, trong lành của thành phố “mộng mơ”…

Trên con đường bước xuống thôn bản, du khách sẽ bị cuốn hút hết cảnh này đến cảnh khác, mải mê ghi hình với những phong cảnh của bãi cỏ xanh ngát và thoáng mát, du khách có thể bay nhảy và hít không khí trong lành nơi đây.

Chưa hết, du khách sẽ được khám phá thêm một điều thú vị khác đó là có một ngôi nhà mang tên “chợ Chồm Hổm” theo phong cách của đồng bào dân tộc bản xứ Cờ Ho, trong đó có rất nhiều đồ lưu niệm của đồng bào, tranh ảnh, và đặc biệt được thấy thêm chú “Cù Lần” - một con vật có màu vàng, mắt to và hiền, rất đẹp.

Đêm đến, cả bản rộn lên ánh lửa bập bùng của những đêm hội giao lưu. Đồng bào dân tộc bản xứ và du khách cùng uống rượu cần, ăn thịt nướng và nhảy múa theo điệu cồng chiêng sôi động.

Nếu đi theo tour khám phá làng Cù Lần bằng xe Jeep, bạn có thể thăm thú được nhiều nơi hơn. Theo tour, bạn sẽ đi sâu vào làng dân tộc chừng 3km và có dịp ở Homestay (ở nhà dân) giữa rừng hoa sim, hoa mua, hoa kim trâm… Thậm chí, nếu thích trải nghiệm cảm giác mạo hiểm, bạn cũng có thể dựng trại ở ngay giữa rừng hoang bên bờ suối, sườn đồi, đêm đến đi săn bắt thú, gà và mở tiệc nướng để thưởng thức đêm hoang dã trọn vẹn nhất.
Làng Cù Lần có con... Cù Lần

Người dân ở đây cho biết, vào thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng bào dân tộc Cơ Ho nơi đây thường tìm chỗ có nước, rừng núi bao bọc để chăn nuôi và sinh sống. Họ đã chọn làng Cù Lần hiện tại làm nơi lý tưởng cho việc đó và thành lập ngôi làng có tên là Dankya.

Thung lũng này lúc đó mọc đầy cây “Cù Lần”, cây này còn có tên dân tộc là cây “zớn” thuộc họ dương xỉ có sức sống “bất tử”, bởi nó sống dưới tán rừng thông và mỗi khi bị cháy nó chuyển thân từ màu vàng da bò sang màu đen tro. Nhưng khi gặp mưa xuống chúng lại "vươn vai" và đẻ ra những nhánh cây khác cho tán rất đẹp. Đồng bào nơi đây họ đẽo cây thành con Cù Lần ngộ nghĩnh để mang ra chợ Đà Lạt bán.

Đồng thời, nơi đây cũng xuất hiện rất nhiều con thú hoang dã, được đồng bào nơi đây gọi là “Cù Lần”. Con "Cù Lần" hiền lành, đôi mắt to và đẹp, có đặc tính là thấy người là lấy 2 tay che mắt cuộn tròn lại để mọi người có thể xách mang về làm thú cưng…
Theo Bạch Đằng - Cẩm Nhi
iHay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét