(Dân trí) - Theo phong tục, trong lễ cưới của người Dao Tiền ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô dâu phải mặc ít nhất 10 bộ váy áo và khăn, đeo nhiều đồ trang sức.
Bộ mặc trong cùng là quà tặng của bố mẹ đẻ, các bộ bên ngoài do họ
hàng mang đến và được trả lại cho chủ sau khi cô dâu được rước về nhà
chồng. Các cô bác, các chị cùng phù dâu có nhiệm vụ mặc váy áo và đỡ cô
dâu ra cửa.
Các cô bác mặc váy áo cho cô dâu
Nhà trai cử 2 người lớn tuổi là họ hàng thân thích của chú rể đến đón
cô dâu. Một người đại diện cho mẹ chú rể có nhiệm vụ dẫn đường, một
người đại diện cho bố chú rể sẽ làm lễ “choàng xin” cho cô dâu để cầu an
trước khi lên đường. Lễ vật mang đến là thịt lợn, muối, 6 đồng bạc
trắng và 1 xâu tiền đồng cũ. Số lượng nhiều ít tùy thuộc vào sự thỏa
thuận của nhà gái hay điều kiện gia đình chú rể.
Mẹ dẫn đường và phù dâu rước cô dâu ra cửa
Khi gần đến nhà chồng, người nhà chú rể cũng sẽ mang váy áo nhà mình
đến mặc cho cô dâu và rước vào nhà. Cô dâu nào được khoác lên người
nhiều váy áo nghĩa là cô dâu đó nhận được nhiều tình yêu thương, sự bao
bọc của họ hàng, dân bản. Đây là nét văn hóa độc đáo riêng có của người
Dao Tiền.
Lễ “Choàng xin” cầu an cho cô dâu trước khi lên đường về nhà chồng
Muối và xâu tiền đồng là 2 trong 4 lễ vật chính nhà trai mang sang nhà gái
Cô dâu và chú rể hạnh phúc trong ngày cưới
Cô dâu xinh đẹp trong ngôi nhà mới
Các cô bác mặc váy áo cho cô dâu
Mẹ dẫn đường và phù dâu rước cô dâu ra cửa
Lễ “Choàng xin” cầu an cho cô dâu trước khi lên đường về nhà chồng
Muối và xâu tiền đồng là 2 trong 4 lễ vật chính nhà trai mang sang nhà gái
Cô dâu và chú rể hạnh phúc trong ngày cưới
Cô dâu xinh đẹp trong ngôi nhà mới
Tặng Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét