Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. Xuống chiếu cho viên ngoại lang là Phùng Chân và Lý Thạc đem một trăm con ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống.
Trong phần viết về ngoại giao với phương Bắc thời vua Lê Ngọa Triều thì chúng tôi có nói chuyện tặng quà nhà Tống để gửi thông điệp ngầm. Chẳng hạn tặng con tê ngưu là bằng chứng để cho nhà Tống thấy bờ cõi Đại Việt đã yên, dẹp được những vùng xa xôi nên mới có vật quý hiếm là tê giác để mang sang biếu. Hay xin kinh tạng là muốn cho nhà Tống thấy Đại Việt đã thanh bình dẹp xong binh đao và giờ ổn định đến mức có thể tập trung cho phát triển văn hóa.
Đến thời Lý Thái Tổ, ta lại tặng cho nhà Tống 100 con ngựa khiến vua tôi nhà Tống thất kinh. Thời điểm quyền lực nhà Tiền Lê được chuyển giao cho nhà Lý thì mọi việc diễn ra khá êm thấm chứ không nhọc lòng như Đinh Tiên Hoàng phải đánh bại 12 sứ quân hay Lê Hoàn phải dẹp quân Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Chỉ có điều, mỗi khi chính sự nước ta có gì không yên thì phương Bắc lại nhòm ngó.
Ban đầu Lý Thái Tổ cho sứ sang giao hảo với nhà Tống. Bọn triều thần nhà Tống có ý muốn từ chối, không nhận quan hệ với triều Lý, tức là có ý muốn kiếm chuyện với nước ta. Vua Tống tuy tiếp sứ ta nhưng vẫn dò xét.
Thực ra, nhà Tống lúc đó nhiều việc phải lo nên cũng không thể nào kiếm cớ gây hấn với nước ta. Đặc biệt, sau lần thua Lê Hoàn năm 981 (thời điểm Đại Việt đang rối ren vì thay đổi triều chính) thì nhà Tống không dám mang quân xuống giao chiến với nước ta. Thay vào đó, nhà Tống thi hành chính sách kiểu kích động nước khác đánh thử sức mạnh Đại Việt. Chỉ khi nước Việt tỏ ra yếu kém thì lúc đó, triều Tống sẵn sàng động binh.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. Xuống chiếu cho viên ngoại lang là Phùng Chân và Lý Thạc đem một trăm con ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống.
Đáng tiếc là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư không ghi rõ quân Man là người nước nào. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục lại ghi là quân Mán và kèm lời chua rằng sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng, chép Mán là chỉ người ở Hạc Thác. Cuốn lược sử ngoại giao các triều trước mô tả sự kiện này là "Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi đem 20 vạn quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang, Hữu giang, Quảng Tây), tiến sang đánh cướp vùng Cao Bằng". (Theo Minh sử, Nam Chiếu cũng có tên gọi nữa là Hạc Thác)
Dư địa chí Biên phòng sau này thì ghi "Năm Giáp Dần (1014), người châu Vị Long lại làm phản, dẫn đường cho tướng nước Nam Chiếu (nay thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân bày thế trận gọi là trại Ngũ Hoa". Nhưng thời điểm đó, nước Nam Chiếu đã bị thay thế bằng họ Đoàn và đổi tên nước là Đại Lý (ở Vân Nam, Trung Quốc hiện giờ).
Nhưng dù thế nào thì có thể tin rằng quân một nước chư hầu nhà Tống khi ấy đã phát động một cuộc chiến khá quy mô nhắm vào Đại Việt. Thường các chư hầu giáp Tống nếu không được nhà Tống bật đèn xanh thì khó có chuyện động binh đao lớn như vậy. Sau này, nhà Tống còn nhiều lần kích động khác gây khó khăn trên biên giới Đại Việt.
Chỉ có điều đám quân của Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi không gây khó khăn cho nhà Lý khi bị Dực Thánh vương (em trai Lý Thái Tổ) dẹp tan. Việc nhà Lý mang gửi biếu cho nhà Tống 100 con ngựa chính là gián tiếp thông báo cho nhà Tống biết cuộc xâm lấn vào Đại Việt đã bị dẹp tan, thu được nhiều chiến lợi phẩm. Đồng thời, đây là cách khoa trương sức mạnh quân sự của Đại Việt, răn đe ý định nhòm ngó phương Nam của nhà Tống. Sau khi biết chuyện, vua Tống thay đổi hẳn thái độ với Đại Việt.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua Tống xuống chiếu cho quan sở tại sai sứ thần đón tiếp, cùng đi đến cửa khuyết, mọi khoản cung đốn dọc đường đều được chu cấp đầy đủ". Rõ ràng, muốn được nhà Tống tôn trọng thì triều đình nước ta phải cho họ thấy sức mạnh và ý chí quật cường. Còn nếu tỏ ra yếu ớt thì chẳng những bị coi thường mà còn nằm trong danh sách những vùng đất mà phương Bắc muốn thôn tính đầu tiên.
Anh Tú
Đến thời Lý Thái Tổ, ta lại tặng cho nhà Tống 100 con ngựa khiến vua tôi nhà Tống thất kinh. Thời điểm quyền lực nhà Tiền Lê được chuyển giao cho nhà Lý thì mọi việc diễn ra khá êm thấm chứ không nhọc lòng như Đinh Tiên Hoàng phải đánh bại 12 sứ quân hay Lê Hoàn phải dẹp quân Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Chỉ có điều, mỗi khi chính sự nước ta có gì không yên thì phương Bắc lại nhòm ngó.
Ban đầu Lý Thái Tổ cho sứ sang giao hảo với nhà Tống. Bọn triều thần nhà Tống có ý muốn từ chối, không nhận quan hệ với triều Lý, tức là có ý muốn kiếm chuyện với nước ta. Vua Tống tuy tiếp sứ ta nhưng vẫn dò xét.
Thực ra, nhà Tống lúc đó nhiều việc phải lo nên cũng không thể nào kiếm cớ gây hấn với nước ta. Đặc biệt, sau lần thua Lê Hoàn năm 981 (thời điểm Đại Việt đang rối ren vì thay đổi triều chính) thì nhà Tống không dám mang quân xuống giao chiến với nước ta. Thay vào đó, nhà Tống thi hành chính sách kiểu kích động nước khác đánh thử sức mạnh Đại Việt. Chỉ khi nước Việt tỏ ra yếu kém thì lúc đó, triều Tống sẵn sàng động binh.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết. Xuống chiếu cho viên ngoại lang là Phùng Chân và Lý Thạc đem một trăm con ngựa bắt được của người Man sang biếu nhà Tống.
Đáng tiếc là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư không ghi rõ quân Man là người nước nào. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục lại ghi là quân Mán và kèm lời chua rằng sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng, chép Mán là chỉ người ở Hạc Thác. Cuốn lược sử ngoại giao các triều trước mô tả sự kiện này là "Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi đem 20 vạn quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang, Hữu giang, Quảng Tây), tiến sang đánh cướp vùng Cao Bằng". (Theo Minh sử, Nam Chiếu cũng có tên gọi nữa là Hạc Thác)
Dư địa chí Biên phòng sau này thì ghi "Năm Giáp Dần (1014), người châu Vị Long lại làm phản, dẫn đường cho tướng nước Nam Chiếu (nay thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân bày thế trận gọi là trại Ngũ Hoa". Nhưng thời điểm đó, nước Nam Chiếu đã bị thay thế bằng họ Đoàn và đổi tên nước là Đại Lý (ở Vân Nam, Trung Quốc hiện giờ).
Nhưng dù thế nào thì có thể tin rằng quân một nước chư hầu nhà Tống khi ấy đã phát động một cuộc chiến khá quy mô nhắm vào Đại Việt. Thường các chư hầu giáp Tống nếu không được nhà Tống bật đèn xanh thì khó có chuyện động binh đao lớn như vậy. Sau này, nhà Tống còn nhiều lần kích động khác gây khó khăn trên biên giới Đại Việt.
Chỉ có điều đám quân của Dương Trương Huệ và Đoàn Kính Chi không gây khó khăn cho nhà Lý khi bị Dực Thánh vương (em trai Lý Thái Tổ) dẹp tan. Việc nhà Lý mang gửi biếu cho nhà Tống 100 con ngựa chính là gián tiếp thông báo cho nhà Tống biết cuộc xâm lấn vào Đại Việt đã bị dẹp tan, thu được nhiều chiến lợi phẩm. Đồng thời, đây là cách khoa trương sức mạnh quân sự của Đại Việt, răn đe ý định nhòm ngó phương Nam của nhà Tống. Sau khi biết chuyện, vua Tống thay đổi hẳn thái độ với Đại Việt.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua Tống xuống chiếu cho quan sở tại sai sứ thần đón tiếp, cùng đi đến cửa khuyết, mọi khoản cung đốn dọc đường đều được chu cấp đầy đủ". Rõ ràng, muốn được nhà Tống tôn trọng thì triều đình nước ta phải cho họ thấy sức mạnh và ý chí quật cường. Còn nếu tỏ ra yếu ớt thì chẳng những bị coi thường mà còn nằm trong danh sách những vùng đất mà phương Bắc muốn thôn tính đầu tiên.
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét