S.T
Theo dã sử và thần tích thì do vua có mái tóc bạc bẩm sinh nên nhân dân thường gọi Ngài là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc).
Ông tên thật là Mai Kỳ Sơn, con thứ ba của Mai Hắc Đế, thân mẫu là Hoàng hậu Đinh Ngọc Tô, người đất Sa Nam, xứ Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An). Không rõ năm sinh của vua, lúc lên ngôi Ngài độ ngoài 20 tuổi.
Tháng 10 năm Quý Hợi (723), khi nghe tin căn cứ Hùng Sơn thất thủ (Hùng Sơn còn gọi là Núi Đụn nay thuộc Nam Đàn, Nghệ An), em trai là Mai Thiếu Đế tử trận nên Mai Kỳ Sơn được nhân dân tôn lên làm vua ở Điều Yêu (nay thuộc An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng) để tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Đường ở vùng duyên hải miền Đông Bắc.
Theo dã sử và thần tích thì do vua có mái tóc bạc bẩm sinh nên nhân dân thường gọi Ngài là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc). Về sau trong một trận đánh cuối năm Quý Hợi (723), Bạch Đầu Đế Mai Kỳ Sơn trúng tên độc mà mất, chị vua là Ngọc Chân công chúa Mai Thị Cầu cũng tuẫn tiết cùng em.
Ngày nay đền chính thờ vua và chị gái ở xã Quốc Tuấn, huyện An Hải (Hải Phòng), nơi đây còn có lăng mộ của Bạch Đầu Đế, hàng năm nhân dân vẫn tổ chức lễ giỗ Ngài vào ngày mùng 7 tháng 12 âm lịch.
Nguồn sưu tầm: Cuốn "Những chuyện lạ khó tin về các vị vua Việt Nam", trang 9-10, NXB Hồng Đức.
Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét