Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm

TTO - Không chỉ có những thiên đường mây bềnh bồng đầy cảm xúc, Tà Xùa mùa đông còn rực rỡ với những rặng trạng nguyên đỏ thắm.
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Trạng nguyên nơi đầu núi - Ảnh: Giang Nguyên
Những năm gần đây, ở miền núi phía bắc, thiên đường mây Y Tý đã phải nhường chỗ cho một địa danh mới nổi, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La).
1. Nằm cách Hà Nội khoảng trên dưới 200km, Tà Xùa là một điểm đến cuối tuần thú vị và hấp dẫn với cảnh sắc núi non hoang sơ và biển mây ảo mộng.
Thoạt đầu chỉ là một tên xã vùng cao của huyện Bắc Yên bình dị như Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, sự xuất hiện của dân “phượt” ở đây đã biến trung tâm xã trở thành một điểm “check-in” nóng bỏng.
Trở lại Tà Xùa sau 5 năm, tôi không khỏi kinh ngạc bởi một góc trung tâm xã im lìm cô độc thuở nào nay đã thay da đổi thịt đến chóng mặt.
Rất nhiều nhà nghỉ kiểu homestay mọc lên bám sát vào con đường liên xã, có hẳn một quán cà phê mang tên Gió được bài trí mộc mạc, những công trình xây dựng dang dở, nguyên vật liệu ngổn ngang và một vài “nỗi buồn” bộn bề không muốn nhắc tới.
Đoạn đường 15km từ trung tâm thị trấn Bắc Yên lên đến Tà Xùa đang trở nên hư hỏng và được tu sửa theo từng đoạn nên khá xóc và hơi bụi.
Nắng lạnh, trời mù, lưng núi khô cằn bởi không phải mùa gieo trồng. Chỉ có hoa trạng nguyện đỏ thắm cả một khoảng trời. Như những đốm lửa rực rỡ giữa trời xanh, cháy bùng lên sau mỗi khúc cua, đón chào người lãng khách.
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Đường đến Tà Xùa - Ảnh: Giang Nguyên
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Rực rỡ trạng nguyên - Ảnh: Giang Nguyên

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Rực rỡ trạng nguyên - Ảnh: Giang Nguyên
2. Biển tên đường Tà Xùa nằm nấp sau một rặng trạng nguyên khiến tôi thêm bồi hồi nhớ những kỷ niệm thời chinh phục cung đường Trạm Tấu - Bắc Yên giữa đêm đen.
Bạn bè ngày ấy giờ này đã xa mỗi người mỗi ngả, chỉ còn mình tôi hôm nay quay lại nơi đầu núi, tìm đám con trai chăn trâu, chặt củi và đám con gái ngồi thêu váy giữa mây trời.
Không còn ai đợi tôi trên mỏm đá, dưới tầng mây. Chỉ có trạng nguyên lặng lẽ đốt cháy mình trên bờ rào hay bên ngoài những căn nhà cửa đóng then cài im ỉm, đỏ rực lưng núi, hai bên con đường mòn uốn mình khuất sau khúc quanh.
Sắc màu năm mới ở đây xem ra còn sống động hơn những con phố chăng đèn kết hoa nơi phố thị. Lại còn không phải chen chúc, hít thở khói bụi hay tìm chỗ gửi xe.
Thật không gì thú vị bằng khi thấy mình trở nên bé nhỏ giữa núi rừng và đất trời, rất xa thành phố mà không khí Giáng sinh và năm mới dường như vẫn tràn ngập. Vốn dĩ, người ta rất hay chưng hoa trạng nguyên vào dịp này.
Mà không chỉ có trạng nguyên, đây đó còn những cành đào nở sớm báo hiệu xuân sắp về ở Tà Xùa. Những gốc đào lặng lẽ khoe sắc trong vườn nhà, bên bờ rào, vách núi. Đám trẻ nô đùa, người lớn tụ tập đôi khi chả để nói gì trong một khung cảnh thơ mộng và bình yên.
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Người Mông tụ tập dưới gốc cây đào nở sớm - Ảnh: Giang Nguyên

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Đường về nhà - Ảnh: Giang Nguyên
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Nhà hoa - Ảnh: Giang Nguyên

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Bờ rào hoa hoa trạng nguyên - Ảnh: Giang Nguyên
3. Có vẻ sự quá tải của du khách đã khiến trạm điện bị sập nguồn. Chúng tôi phải dùng đèn pin để nấu cơm, rửa rau, xào xáo vội vàng cho bữa tối. Anh chủ nhà vào bản mua giúp cho ba con gà Mông làm món nướng bên đống lửa trại.
Thỉnh thoảng lại thấy tiếng xe máy rộ lên ngoài lộ, nhìn qua cửa nhà là thấy một đoàn hai ba chiếc xe máy balô túi xách gánh gồng, áo phản quang - một hình ảnh điển hình của giới phượt trẻ - đang chầm chậm vừa chạy xe vừa quan sát, chắc để tìm nơi nghỉ đêm.
Tôi cuốn mình vào trong hai chiếc chăn, đêm Tà Xùa lạnh giá. Nhóm bạn đã rủ nhau mang máy ảnh đi phơi trăng từ bao giờ, quá nửa đêm vẫn chưa thấy về.
Gió thổi ù ù bên ngoài cánh cửa, cô bạn giường bên trở mình trằn trọc, phần vì hồi hộp lâu lâu mới được lên núi, phần vì lạnh, phần vì thanh âm của núi rừng cứ vang vọng gần xa.
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Ảo mộng

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Mùa trạng nguyên trên núi Tà Xùa - Ảnh: Giang Nguyên
4. Tính dậy sớm để đi săn bình minh với biển mây Tà Xùa kinh điển mà rồi lại ngủ thiếp đi trong tiếng ồn ào của xe cộ buổi sớm. Đến lúc chạy ngược xe về hướng Làng Chếu, Xím Vàng thì mặt trời đã lên cao hơn đỉnh núi, treo trên đỉnh đầu.
Ấy vậy mà sống núi lưng khủng long huyền thoại của Tà Xùa vẫn chìm ngập trong mây.
Bạn chọn một nơi khuất gió để dừng xe, cách biển báo đánh dấu địa phận xã Tà Xùa vài bước chân, một nơi cách xa trung tâm xã ồn ào ngày cuối tuần với xe máy, ô tô và lượng du khách đông hơn cả dân bản địa.
Tôi ngồi trên bờ vực một hẻm núi cao với góc nhìn lý tưởng xuống lòng thung lũng. Dưới kia, con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, những mái nhà ẩn hiện trong biển mây. Thoảng có lúc mây duềnh lên phủ kín lòng thung lũng, trùm cả lên đỉnh núi.
Ngẩn lòng tự hỏi, phải chăng mình đang ở thiên đường?
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Phải chăng mình đang ở thiên đường? - Ảnh: Giang Nguyên
Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm
Thiên đường mây Tà Xùa - Ảnh: Giang Nguyên
GIANG NGUYÊN


Đừng chỉ biết đến 'biển mây', Tà Xùa còn có một mùa nước đổ đẹp lung linh nữa đấy!

(Emdep.vn) - Xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) vốn chỉ nổi tiếng với những cái tên rất kêu như "thiên đường mây" hay "sống khủng long", nhưng Tà Xùa đâu chỉ có th
Tà Xùa (Bắc Yên - Sơn La) nằm ở độ trên 1.500m so với mực nước biển. Cũng như bao xã miền núi khác ở vùng Tây Bắc này, đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào người H'mông (người Mông, người Mèo). Đây là một trong những dân tộc có nhiều nét rất đặc biệt về tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng cũng như văn hóa.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Người H'mông sống quây quần thành từng bản nhỏ bên những sườn núi cao.
Người Mông có hai hình thức canh tác là làm nương rẫy và trồng lúa nước. Ở nhiều vùng, bà con phạt núi làm thành những bậc thang nhằm giữ nước bên trong để trồng lúa nước. Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước hay ruộng bậc thang thường là những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng đất này phải có độ dốc không cao lắm, đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối và mạch nước mang lại.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Việc khai khẩn ruộng bậc thang được tiến hành vào mùa xuân, thường thì vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 để đến tháng 4 – 5 là có thể kịp lấy nước phục vụ canh tác. Chính vì thế, tháng 5-6 là thời điểm đẹp nhất cho cánh săn ảnh để có thể chụp được những thửa ruộng trong "mùa nước đổ" ở Tà Xùa.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
 Để tạo ra được những thửa ruộng bậc thang đòi hỏi người làm phải có kỹ năng, kỹ thuật cao. Bởi mỗi thửa ruộng được làm ra phải đảm bảo hai yếu tố mặt bằng và nguồn nước. Thông thường, quá trình đào và san ruộng được làm bằng hai cách từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Sau khi mảnh đất được dọn sạch, người ta sẽ tìm mặt phẳng nhất làm chuẩn để tiến hành đào và san lấp thành mặt bằng. Việc đo độ phẳng của mặt đất được thực hiện hoàn toàn bằng mắt thường.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Chỉ với bàn tay thô ráp, dụng cụ thô sơ mà bao thế hệ người Mông đã làm ra những công trình ruộng bậc thang tuyệt vời đến thế. 
Cánh xê dịch đến Tà Xùa gần như bỏ quên những thửa ruộng bậc thang mềm mại ấy ở đây, họ mải mê với mây luồn, với sống khủng long... cho dù những nét vẽ đẹp như tranh ấy đang nằm ngay trước mắt. Trời phú cho Tà Xùa có địa hình, địa thế cũng như vị trí địa lý khiến xã vùng cao này được mô tả như một thiên đường chốn nhân gian, mây phủ quanh năm. Nhưng không chỉ thế, ông Tạo còn đưa người Mông về sống ở đây, để những "nghệ nhân" này tạc lên núi đồi Tà Xùa những đường nét có một không hai. 
Những cơn mưa mùa hè mang nước về cho ruộng, làm mềm đất, làm mềm cả những bước chân của lữ khách đường xa. Sau cơn mưa, chưa cần đợi nắng lên, hãy tìm ngay đến thửa ruộng gần nhất mà bạn biết. Hơi nước bốc lên mang theo những làn sương trắng muốt. Gió đưa sương men theo khắp các sườn đồi, len lỏi vào từng gốc cây hốc đá, rồi bất chợt ùa lên, trùm lên những thửa ruộng kia tựa như người ta phủ tấm chăn bông vậy.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Thoáng thêm một chút gió, những mảnh ruộng dần hiện ra rõ nét hơn. Nó giống như việc bạn đang lau một ô cửa kính bị hấp hơi nước vậy, ẩn sau lớp sương là những điều mới lạ và vô cùng thú vị. Chậm rãi nhưng biến đổi không ngừng. Nếu có thể, hãy pha cho mình một ly cà phê ngay lúc này, và chỉ quan sát thôi. Đôi mắt sẽ giúp bạn ghi lại tất cả những cảm xúc đang diễn ra trong lòng, chẳng có thứ máy móc nào làm được điều này.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Đừng vội nản chí, u sầu khi Tà Xùa đón bạn bằng những cơn mưa mù mà bỏ về sớm. Hãy kiên nhẫn, bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Khi ruộng bắt đầu được tích nước, chỉ cần một chút ánh nắng mặt trời rọi xuống, bạn sẽ thấy cả thửa ruộng lấp lánh như một tấm gương lớn phản chiếu lên bầu trời. Trông thật chẳng khác gì những nấc thang đưa ta đến thiên đường cả.
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Tà Xùa - Bắc Yên, những nấc thang lên thiên đường
Với cuộc sống hồn nhiên và bình dị, người Mông không bao giờ nghĩ mình lại chính là kỹ sư đồng ruộng độc đáo kiêm cả họa sĩ tạo hình cảnh quan. Đến Tà Xùa, hãy nhớ tới những thửa ruộng bậc thang đang ẩn mình đâu đó giữa bềnh bồng mây khói ấy, để một lần được tận mắt thấy những bức tranh khổng lồ, sống động và cũng vô cùng nên thơ này...
- Muốn săn được ảnh mùa nước đổ ở Tà Xùa đẹp hãy sắp xếp đến Bắc Yên từ chiều hôm trước, nghỉ qua đêm ở đây để sáng hôm sau đi xe máy lên Tà Xùa từ sớm.
Hành trình hợp lý nhất là:
Ngày 1: Hà Nội - Sơn Tây - Cầu Trung Hà - Ngã ba Thu Cúc - Phù Yên - Bắc Yên . Tối ngủ ở Bắc Yên.
Ngày 2: Bắc Yên - Tà Xùa - Bắc Yên - Hà Nội
- Mùa này mưa khá nhiều, do đó bạn nên chuẩn bị đầy đủ áo mưa, đồ bọc các thiết bị điện tử, máy ảnh.
 Thành Đại

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét