Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Ngôi đại đình và hội làng Đa Sĩ

Xuân Hồng | Thứ Tư, 09/10/2013 03:17 GMT +7
Đến nay, các di tích đình, miếu, chùa Đa Sĩ nằm trong một quần thể di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử. Chính vì những lí do trên, việc bảo tồn là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Ngôi đại đình và hội làng Đa Sĩ
Cổng đình làng Đa Sỹ
Theo tương truyền đại đình làng Đa Sĩ (phường Kiến Hưng, quận Hà Ðông- Hà Nội) xây dựng vào năm 1706 thuộc đời vua Vĩnh Thịnh. Đến năm 1810, năm Gia Long thứ 9 mới bắt đầu trùng tu lần thứ nhất lúc đó đình làng 104 tuổi. Đến đời vua Minh Mạng năm thứ 15 tức là năm 1834, đại đình trùng tu lần thứ 2. Đời vua Thành Thái, năm Quý Mão 1903 trùng tu lần thứ 3. Năm Nhâm Thìn 1952, trùng tu lần thứ 4. Lần này, các cụ trong làng đã đóng góp nhiều tiền của nên các dòng họ, các gia đình, cá nhân đều được ghi tên trên các rui, mè. Đến ngày 22/12/1972, trong chiến dịch “Điên Biên Phủ trên không”, pháo đài bay B52 của giặc Mỹ trút bom xuống xã Kiến Hưng, suốt từ cuối làng Mẫu Lương lên đến làng Đa Sĩ. 13 quả bom phá ném vào Đa Sĩ hủy diệt nặng nền khu vực đình và xóm Bắc, một phần xóm Nam. Năm 1973, Ban di tích và các cụ trong làng đứng ra phục hồi sửa chữa lại ngôi đình. Năm Canh Ngọ 1990 và năm Ất Dậu 2005, dân làng tiếp tục góp công góp của sửa chữa duy tu ngôi đình cổ kính này.
Đến nay, các di tích đình, miếu, chùa Đa Sĩ nằm trong một quần thể di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử. Chính vì những lí do trên, việc bảo tồn là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Kết quả hình ảnh cho Đình làng Đa Sỹ
Đình làng Đa Sỹ
Do đình quá xuống cấp, Ban quản lý di tích làng Đa Sĩ đã làm tờ trình, được phường nhất trí báo cáo với quận, được cấp trên phê duyệt. Đình làng đã chính thức được trùng tu khang trang trên khuôn viên của đại đình cũ. Việc trùng tu đã hoàn thành trong năm 2012.
Từ những năm 1706 tới nay, tòa đại đình vẫn uy nghi nằm ở đầu Bắc của làng, nơi có huyệt đất (có miếu, có chùa, có đình), có tầm nhìn mở rộng phóng khoáng.
Đình tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 2000m2. Lưng đình tựa hướng tây bắc, mặt nhìn hướng đông nam muôn đời bền vững. Nơi đây có thế đất “Tả thanh long” bên trái là đường liên huyện song song với con sông Nhuệ. “Hữu bạch hổ” bên phải là khu dân cư trong làng đông đúc, trù phú, sầm uất. Phía trước là ao đình. Phía sau là mả đậu. Đó là thế đất tuyệt đẹp, thế đất của đế vương nhiều làng, nhất là các làng quanh đây không có làng nào được thế đất của đình làng Đa Sĩ.
Đặc biệt ao đình hình chữ nhật theo thuyết phong thủy đó là cái gương bát quái vừa giúp cho tòa đại đình hấp thụ tốt nhất những tinh hoa của địa khí từ tản lĩnh kéo về tụ hội tại đây làm cho người dân sáng mắt sáng lòng. Đồng thời cũng là cái gương chiếu yêu quái, phản xạ tất cả những hung nghiệt tai ương cho dân làng.
Nhìn toàn cảnh, đại đình Đa Sĩ là một bức tranh tuyệt đẹp sống động.
Trước cửa đình là ao nước trong xanh, bốn góc có đa, si tỏa bóng mát. Giưa ao đình có một gò nổi hình vuông, cỏ xanh như tấm thảm, bốn góc trồng bốn cây cau. Dân làng gọi đó là bàn cờ. Cử đình có hai cột Bộc Mã cao, phần đỉnh đắp hai nghê chầu. Sân đình rất rộng rãi tả hữu có nhà dọc 5 gian. Đình được làm bằng khung gỗ lim với 16 cột to. Chân tảng cột bằng đá khối được đúc theo luật âm dương. Đình có nhiều câu đối và hoành phi được chạm khắc tin xảo. Hậu cung có hương án thờ thành hoàng làng.
Cùng với đình, miếu, chùa Đá Sĩ đã tạo nên một không gian tâm linh trang nghiêm cổ kính.
Miếu Đa Sĩ bên sông Nhuệ, ẩn sau những cổ thụ trăm năm với văn chỉ khắc tên và học vị những danh nhân làng Đa Sĩ, có bàn thớ chính thờ thành hoàng làng Hoàng Đôn Hòa với ngai và bài vị chạm khắc tinh xảo. Nơi đây, đặt tượng danh y Hoàng Đôn Hòa, một tác phẩm điêu khắc cổ đặc sắc. Miếu cùng còn lưu giữ bộ kiệu quý do Tổng trấn Ngọc Hầu Nguyễn Bá Xuyên vẽ theo mẫu kiệu của vua do nghệ nhân đóng kiệu Lê Công La thực hiện với kiệu ông 8 con rồng và kiệu bà 8 con phượng đều sơn son thếp vàng. Kiệu ông để rước thành hoàng Hoàng Đôn Hòa, kiệu bà dành rước phu nhân thành hoàng là Phương Dung công chúa. Miếu có tấm bia có niên hiệu Phúc Thái thứ 6 tức thời vua Lê Chân Tông (1648) với các mặt bia ghi “Đa sĩ xã bi” và “Thượng hạ đại tiêu đăng”.
Làng Đa Sĩ lấy ngày mất của thành hoàng Hoàng Đôn Hoàng làm ngày hội
làng, mở từ 12 đến 15 tháng giêng hàng năm với các hình thức tế lễ dâng hương rước kiệu, vui chơi rất sôi động. Từ xa xưa, hội làng Đa Sĩ đã lừng vang khắp vùng, thu hút du khách thập phương, độc đáo nhất vẫn là lễ rước kiệu ông kiệu bà từ miếu về đình ngày khai hội và từ đình về miếu ngày vãn hội.
Trong hội làng, sân đình là nơi trình diễn các tích chèo, tuồng, ca trù cũng như diễn ra các trò vui chơi giải trí. Đặc biệt, ca trù có mặt trong các cuộc tế lễ các vị tiên hiền, tạ trời đất, tế các vị tổ nghề. Đa Sĩ có đến hai vị tổ nghề, bên cạnh vị tổ nghề thuốc, danh ý Hoàng Đôn Hào được tôn là thành hoàng làng có có vị tổ nghề rèn, là nghề thủ công đặc sắc của Đa Sĩ vẫn phát triển hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét