TTO - * Tôi và các bạn trong nhóm muốn tổ chức một chuyến du ngoạn khám phá Pleiku trong tháng 11. Chưa biết nhiều về vùng đất này nên mong chuyên mục tư vấn, hướng dẫn thêm cách đi lại, ăn ở, các điểm đến...
Rất cảm ơn.
(trungnamsg@... ) và nhóm bạn tại TP.HCM
- Trả lời:
Nằm trên độ cao trung bình 300 - 500m, quanh năm sương mù bao phủ, Pleiku được nhiều người biết đến với tên gọi Phố Núi (phố núi cao, phố núi sương). Cảm giác khi được thưởng thức một tách cà phê hay một tô phở khô trong không khí se se lạnh luôn mang lại những điều thú vị đối với du khách khi lên Phố Núi.
Một góc phố núi, xa xa là núi Hàm Rồng - Ảnh: Băng Giang |
Khoảng cách
Pleiku cách TP.HCM khoảng 532km, mất khoảng 10-12 giờ nếu các bạn đi xe, còn đi máy bay mất khoảng một giờ bay.
Đi lại
Để đến với phố núi Pleiku, du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc đường hàng không:
- Đường bộ
Xe máy: di chuyển thẳng từ TP.HCM lên Pleiku bằng xe máy sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, tuy nhiên việc di chuyển 532km liên tục sẽ làm các bạn rmệt mỏi suốt chặng đường, ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ chuyến đi. Thông thường nếu chọn xe gắn máy làm phương tiện di chuyển du khách sẽ kết hợp tham quan Buôn Ma Thuột và Pleiku (lưu trú tại Buôn Ma Thuột trước, sau đó tiếp tục đi Pleiku).
Xe khách là phương tiện phổ biến nhất để lên Pleiku, hiện xe khách chạy tuyến TP.HCM - Pleiku và ngược lại tương đối phong phú về số lượng và chất lượng: xe ghế ngồi, xe ghế nằm, xe giường nằm. Tùy thuộc nhu cầu, kinh phí các bạn có thể chọn cho mình loại xe thích hợp.
- Đường hàng không
Vietnam Airlines và Air Mekong là hai hãng hàng không đang khai thác các chuyến bay đến và đi Pleiku. Vietnam Airlines có các chuyến bay đến và đi Pleiku từ Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM. Air Mekong khai thác các chặng bay đến và đi Pleiku từ Hà Nội và TP.HCM.
Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Từ đây các bạn có thể đón taxi để vào trung tâm thành phố.
Điểm tham quan
- Biển Hồ vốn là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm, nay là một hồ nước ngọt với diện tích 230ha. Phong cảnh xung quanh hồ với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng... luôn tạo cho du khách nhiều sự thích thú.
- Nhà tù Pleiku vốn là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước năm 1975).
- Chùa Minh Thành là ngôi chùa không cổ nhưng là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến Pleiku. Một quần thể kiến trúc hoài cổ mang tính tâm linh, không gian tĩnh lặng… như níu bước chân du khách khi đến đây. Nếu đã đến Pleiku các bạn không nên bỏ qua chùa Minh Thành.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Pleiku là nơi trưng bày các hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một số điển tham quan khác: thủy điện Yaly, làng Pleiphun (làng dân tộc của người Gia Rai), núi Hàm Rồng, khu du lịch Đồng Xanh, hệ thống các thác (thác Chín Tầng, thác Xung Khoeng… )…
Đi lại tại Pleiku
Phương tiện đi lại thuận tiện nhất để khám phá Pleiku là xe gắn máy. Các bạn có thể liên hệ thuê xe gắn máy tại khách sạn nơi mình lưu trú.
Ăn uống
Một số đặc sản của phố núi Pleiku có thể kể đến: phở khô, chân gà nướng, chim cút nướng, cà phê, rượu cần…
Lưu trú
Không quá khó khăn để tìm một nhà nghỉ, khách sạn tại Pleiku. Các nhà nghỉ, khách sạn tại đây có giá dao động 100.000 - 350.000 đồng/phòng/đêm (tùy tiêu chuẩn).
TÙNG LÂM
Pleiku: viên ngọc của Tây nguyên
Đón
xe giường nằm ở bến xe miền Đông lúc 19 giờ, khoảng 6 giờ sáng hôm sau
tôi đặt chân đến Gia Lai - cao nguyên nằm cách TP.HCM 500km.
Tỉnh miền núi này tuy chưa thật nổi bật trên bản đồ du lịch, nhưng với dân đi bụi là vùng đất có nhiều điều để khám phá.
Phố núi Pleiku (thủ phủ của Gia Lai) uốn lượn mơ màng trong làn sương sớm khi tôi đến. Ở Pleiku, một ngày bạn có thể thưởng thức cả bốn mùa: xuân mát mẻ buổi sớm, hè nắng rát buổi trưa, thu khô hanh buổi chiều và đông lạnh buốt khi đêm tối.
Phố núi Pleiku (thủ phủ của Gia Lai) uốn lượn mơ màng trong làn sương sớm khi tôi đến. Ở Pleiku, một ngày bạn có thể thưởng thức cả bốn mùa: xuân mát mẻ buổi sớm, hè nắng rát buổi trưa, thu khô hanh buổi chiều và đông lạnh buốt khi đêm tối.
Chủ quan nghĩ rằng cái lạnh nơi đây
không thể đạt đến độ thấu xương như mùa đông Hà Nội, tôi chỉ mang theo
một chiếc áo len mỏng, và tối hôm đó phải cuống cuồng mua một chiếc áo
khoác thật dày ở cửa hàng si (hay còn gọi là hàng “second-hand”) bên
đường với giá chỉ 50.000 đồng. Ấn tượng về một Pleiku “cái gì cũng rẻ”
bắt đầu có từ lúc đó.
Phở khô Gia Lai là thứ bạn buộc phải ăn khi đến đây, cũng giống như đến Hà Nội phải ăn bún chả hay tới Hội An phải ăn cao lầu.
Phở khô Gia Lai là thứ bạn buộc phải ăn khi đến đây, cũng giống như đến Hà Nội phải ăn bún chả hay tới Hội An phải ăn cao lầu.
Người dân nơi đây còn gọi phở khô bằng
một tên gọi khác: “phở hai tô”, bởi mỗi suất phở gồm một bát phở khô
trộn thịt băm với hành phi, tỏi và tóp mỡ, một bát nước dùng thả hành
trần xanh ngắt với vài lát thịt bò thơm mềm, kèm một đĩa giá trụng và
một chén tương đậu bùi bùi.
Gọi là phở nhưng sợi phở khô Gia Lai tròn, mảnh và hơi dai chứ không dẹt và mềm như phở Bắc. Thật thú vị khi nhận ra món phở khô phố núi này dường như là sự kết hợp giữa phở bò Hà Nội và hủ tiếu Nam Vang của Sài Gòn. Một suất phở khô ở cửa hàng đông khách và đắt đỏ nhất có giá không quá 25.000 đồng.
Gọi là phở nhưng sợi phở khô Gia Lai tròn, mảnh và hơi dai chứ không dẹt và mềm như phở Bắc. Thật thú vị khi nhận ra món phở khô phố núi này dường như là sự kết hợp giữa phở bò Hà Nội và hủ tiếu Nam Vang của Sài Gòn. Một suất phở khô ở cửa hàng đông khách và đắt đỏ nhất có giá không quá 25.000 đồng.
Cũng thật thất lễ nếu tới Pleiku mà
không ghé thăm “đôi mắt ngọc”, địa danh đã đi vào lời hát “đôi mắt
Pleiku biển Hồ đầy” của nhạc sĩ Nguyễn Cường.
Cách trung tâm Pleiku 6km về hướng bắc, biển Hồ T’nưng rộng hơn 250ha với độ sâu trung bình 18m là miệng của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Có nhiều truyền thuyết gắn với biển Hồ, nhưng tôi ấn tượng hơn cả về một “truyền thuyết có thật” nơi đây.
Đó là câu chuyện về cụ ông hơn 70 tuổi Quách Trọng Hoan, hay còn gọi là Ơi-Joanueng tức “ông già biển Hồ”, người làm công việc vớt xác và cứu người chết đuối ở biển Hồ. Suốt mấy chục năm qua, số người gọi ông là ân nhân nhiều đến nỗi người dân nơi đây đã lấy tên ông đặt cho ngọn núi Chư Hoan.
Cách trung tâm Pleiku 6km về hướng bắc, biển Hồ T’nưng rộng hơn 250ha với độ sâu trung bình 18m là miệng của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Có nhiều truyền thuyết gắn với biển Hồ, nhưng tôi ấn tượng hơn cả về một “truyền thuyết có thật” nơi đây.
Đó là câu chuyện về cụ ông hơn 70 tuổi Quách Trọng Hoan, hay còn gọi là Ơi-Joanueng tức “ông già biển Hồ”, người làm công việc vớt xác và cứu người chết đuối ở biển Hồ. Suốt mấy chục năm qua, số người gọi ông là ân nhân nhiều đến nỗi người dân nơi đây đã lấy tên ông đặt cho ngọn núi Chư Hoan.
Nếu lỡ đam mê hương vị cà phê và tò mò
về việc sản xuất cà phê ở xứ sở này, hãy ghé thăm các nông trại cà phê ở
Ia Sao và xin phép chủ vườn cho bạn được trải nghiệm việc thu hoạch
quả. Chắc chắn rất thú vị, dù đôi tay sau đó sẽ đau rát vì việc hái cà
phê chẳng hề nhẹ nhàng như những gì bạn thấy.
Còn rất nhiều điểm cần đến (thác Chín Tầng, thủy điện Ialy, đỉnh Hàm Rồng, vườn quốc gia Kon Ka Kinh...), còn nhiều món cần ăn (bún cua, bánh xèo, gỏi gan bò, cơm cháy phết mỡ hành...), nhưng dù đi đâu, làm gì, ăn gì, cũng đừng quên thưởng thức vẻ đẹp hoang dại của những vạt hoa dã quỳ trải vàng hai bên đường. Đó là một đặc sản của Pleiku, nơi trời thấp núi cao.
Còn rất nhiều điểm cần đến (thác Chín Tầng, thủy điện Ialy, đỉnh Hàm Rồng, vườn quốc gia Kon Ka Kinh...), còn nhiều món cần ăn (bún cua, bánh xèo, gỏi gan bò, cơm cháy phết mỡ hành...), nhưng dù đi đâu, làm gì, ăn gì, cũng đừng quên thưởng thức vẻ đẹp hoang dại của những vạt hoa dã quỳ trải vàng hai bên đường. Đó là một đặc sản của Pleiku, nơi trời thấp núi cao.
Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét