Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Nhà cổ ở Tiền Giang

Về Tiền Giang lần này, tôi đã có dịp tham quan những ngôi nhà cổ rất đẹp. Cùng với chợ nổi, nhà cổ là nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Nép mình bên sông, những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi giữa vườn cây trái sum suê hiện là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi về Cái Bè - Tiền Giang. Ngược dòng lịch sử, vùng đất Cái Bè ngày xưa có hai dòng họ rất lớn và danh tiếng thuộc hàng thượng lưu là họ Phan và họ Trần. Vì vậy, đa số các ngôi nhà lớn, cổ kính và kiên cố, được xây dựng từ trước 1945 còn lưu lại trên phần đất Cái Bè ngày nay đều thuộc hai dòng họ trên.

Tiền Giang có nhiều căn nhà cổ được bảo quản cẩn thận

Nhà cổ Ba Đức của dòng họ Phan được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp hài hòa Á-Âu

Nhà xây từ năm 1938 và hiện được tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ kinh phí để trùng tu

Khuôn viên nhà rộng trên 2 ha, phía trước là vườn cây cảnh

Bên hông và sau nhà trồng đủ loại cây ăn trái như bưởi, sa pô chê, xoài, cam, nhãn…

Con đường rợp bóng cây xanh phía trước nhà cổ Anh Kiệt

Ngôi nhà này cũng được tổ chức JICA tài trợ kinh phí trùng tu như nhà cổ Ba Đức

Nhà gồm 5 gian hình chữ Ðinh với hơn 100 cột gỗ quí, được xây dựng theo cấu trúc nhà truyền thống Nam Bộ
Mỹ Thuật

Đến Cái Bè thăm nhà cổ Út Kiệt

“Đại mỹ gia” là từ mà nhiều chuyên gia và du khách Nhật Bản gọi căn nhà cổ Út Kiệt tại Ðông Hòa Hiệp (H.Cái Bè, Tiền Giang), như một đánh giá về giá trị lịch sử và kiến trúc thẩm mỹ của nơi từng là không gian sinh hoạt của một gia đình giàu có tại miền Tây Nam bộ.
Nhà cổ Út KiệtCăn nhà xây dựng từ năm 1838 đã trở thành di tích cấp tỉnh của Tiền Giang
Từ chợ nổi Cái Bè, mất khoảng 25 phút đi ghe, chúng tôi đến nhà Út Kiệt, một ngôi nhà cổ độc đáo toàn bằng gỗ nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.
Từ bờ kênh nơi chiếc ghe chở khách chờ, du khách đi bộ một quãng đường đầy vườn nhãn, đặc sản của vùng ngày, khoảng 1 cây số trước khi đến được căn nhà tại số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà, xã Ðông Hòa Hiệp. Tọa lạc giữa vườn cây ăn trái 1,8ha, đây là căn nhà cổ của dòng họ Trần có tiếng sống tại Cái Bè.
Cổng cũ của ngôi nhà vẫn được duy trì
Căn nhà gồm 5 gian làm bằng gỗ quý như lim, bằng lăng, cẩm lai, dựng theo hình chữ Ðinh với khoảng 100 cột gỗ. Mái của căn nhà được lợp theo kiến trúc âm dương, một hàng úp, một hàng ngửa, không chỉ theo phong thủy mà còn tạo rãnh để thoát nước khi trời mưa.
Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất công phu, đặc trưng theo phong cách nhà xưa tại vùng đất Nam Bộ. Chủ nhân căn nhà vẫn còn lưu giữ nhiều đồ vật mang giá trị lịch sử cao, như bộ bao lam được chạm lộng Mai, Lan, Cúc, Trúc cách điệu hài hòa, các họa tiết mềm mại, được thếp vàng, thể hiện trình độ và tài nghệ thưởng thức nghệ thuật của người xưa.
Tường bao quanh mặt ngoài căn nhà được dựng theo kiến trúc thượng song hạ bản, gồm những thanh gỗ vuông dựng so le. Kiểu dựng này giúp lấy ánh sáng, gió từ ngoài vào và người trong nhà dễ quan sát người bên ngoài.
Vách được dựng theo kiến trúc thượng song hạ bản, giúp lấy ánh sáng, gió từ ngoài vào và người trong nhà dễ quan sát bên ngoài
Căn nhà đã được quỹ JICA Nhật Bản tài trợ trùng tu từ năm 1998, khi căn nhà xuống cấp vì chiến tranh tàn phá và phong hóa thời gian sau 150 năm xây dựng. Trong chương trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, do tổ chức JICA tài trợ cho dự án khảo sát và trùng tu một số ngôi nhà cổ dân gian Nam Bộ tại Việt Nam, có 355 ngôi nhà cổ ở Tiền Giang được khảo sát, nhưng cuối cùng căn nhà gỗ này đã được chọn. Kinh phí phục chế lên đến 1,5 tỉ đồng gồm toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên trong theo nguyên bản.
Hiện nay, khách dễ nhận biết những nơi trùng tu so với nguyên bản, đó là phần gỗ mới được lắp vá vào công trình.
Ngôi nhà đã trở thành di tích cấp tỉnh vào năm 2002. Tuy nhiên chủ nhân không hào hứng đón du khách trong nước. Lý do là phần lớn du khách trong nước thích đụng chạm đến các đồ vật và chủ yếu chụp hình, ít tìm hiểu những chi tiết độc đáo thú vị và giá trị của căn nhà.
Gian chính dành cho nghi thức cúng kiến và tiếp thượng khách
5
 Căn nhà gỗ gồm 5 gian, dựng theo hình chữ Ðinh
Bài, ảnhKim Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét