(Dân trí) - Ngõ Tạm Thương được coi là chốn đi về của giới văn nghệ sĩ, là nơi tìm đến của các mặc khách, tao nhân. Nếu những con phố của Hà Thành ồn ã trong cơ chế thị trường thì ở con ngõ nhỏ này, không gian lại tao nhã tĩnh mịch đến kì lạ.
Bây giờ, nhắc đến ngõ nhỏ Hà Thành không thể không nhắc đến Ngõ Tạm Thương. Ngõ Tạm Thương bắt đầu ở số 38 Hàng Bông, uốn cong chữ S, dài khoảng 800 mét, nối vào ngõ Yên Thái ở đoạn cuối rồi thông ra số 91 Hàng Điều phía đối diện chợ Hàng Da.
Nếu những con phố của Hà Thành ồn ã trong cơ chế thị trường thì ở con ngõ nhỏ này không gian lại tao nhã tĩnh mịch đến kì lạ.
Không biết tự bao giờ đã là chủ đề cho rất nhiều giới văn nghệ sĩ,
hoạ sĩ, kiến trúc sư... Nó hiện hữu trong những nốt nhạc, những bài thơ
khiến những người yêu Hà Nội phải bồi hồi xúc cảm.Không mê hoặc sao được khi mỗi buổi chiều về, con ngõ nhỏ thành nơi bán những món quà quê... xen lẫn tiếng đàn guitar, những bản nhạc mà chỉ đi qua thôi cũng để lại nhiều xúc cảm. Nhịp sống hối hả của người dân đất kinh kỳ hiện nay như chậm lại bởi những nét hoài cổ đầy ý nghĩa của con ngõ nhỏ Tạm Thương.
Du khách tìm đến đây không chỉ để thưởng thức rượu dân tộc hay món nem rán mang hương vị của mảnh đất kinh kỳ mà còn để ngẫm lại sự đời, tìm lại không gian của Hà Thành một thời xa vắng như trong một vài câu thơ của một nhà thi sĩ ngày trước.
Ngõ Tạm Thương vẫn giữ cho mình những nét hoài cổ ý nghĩa.
Cái ngõ “đại bình dân” này luôn là nơi hấp dẫn và nhiều bất ngờ. Mỗi
lần có dịp ở lại Hà Nội, ngõ Tạm Thương lổn ngổn mà cô đọng, đông đúc mà
thân mật, vừa náo nhiệt vừa lặng lẽ, có giàu sang nhưng cũng lắm đời
thường. Giàu nghèo ít ngăn cách.Tạm Thương xưa thuộc thôn Yên Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ. Theo Từ điển đường phố Hà Nội thì "Khoảng đầu đời nhà Nguyễn có tên là Trạm Thương, nơi này có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính, gọi là kho Tạm Thương nên sau đổi thành ngõ Tạm Thương”.
Nhịp sống trong con ngõ thì khác hẳn ngoài kia
Ngõ Tạm Thương vẫn giữ cho mình những nét hoài cổ ý nghĩa. Nhịp sống
trong con ngõ thì khác hẳn ngoài kia, vẫn là những lối đi sâu hun hút,
ngoằn ngoèo chỉ đủ cho hai người lách đi qua nhau.Ngày nay, ngõ Tạm Thương không chỉ là một con ngõ có nhiều vẻ xưa cũ, người ta tìm đến hưởng chút hoài cổ mà ở đây còn rất nổi tiếng với nhiều thứ quà vặt. Chính sự đan xen giữ cái cũ và cái mới ở ngõ phố nhỏ này đã tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt cho mọi người dân và nhiều du khách ưa đất nước, con người Việt Nam.
Có những con ngõ nhỏ mà ai đi xa Hà Nội đều bồi hồi nhung nhớ cái nét đẹp bình dị, thân thương của nó. Hàng trăm con ngõ nhỏ, phố nhỏ nhưng mỗi một con ngõ, một tên phố là một trang sử vàng lưu giữ tinh hoa của Người Hà Nội, khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người cho dù họ chưa từng đặt chân đến.
Hà Anh
(Ảnh st)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét