Bao năm qua, "hồ nước trời" búng Bình Thiên linh thiêng vẫn luôn chất chứa nhiều bí ẩn và bảo bọc những tập tục bất tử của cộng đồng người Chăm sống quanh hồ. Đàn ông mặc váy, đàn bà làm trụ cột gia đình, hay luật tục thuê chồng, ăn bốc, làm từ thiện… đã trở thành nét đẹp vĩnh cửu của người Chăm gắn đời mình bên "hồ nước trời".
Ăn bốc, bố thí đến chết
Làng Chăm có hơn 100 năm hình thành và gắn bó với vùng đất búng Bình Thiên huyền bí. Những cư dân người Chăm đầu tiên cho đến thế hệ sau có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me... vẫn luôn giữ gìn tập tục riêng của mình. Bởi theo quan niệm của người Chăm xứ búng Bình Thiên, những tục lệ như ăn bốc, bố thí, mặc váy, hành hương, thuê chồng phải được coi trọng và thực hiện trong suốt cuộc đời. Bất cứ dân tộc nào cũng có những quy định văn hóa riêng nhưng mang tính bắt buộc và khắt khe như ở xóm Chăm bên bờ "Hồ nước trời" thì rất hiếm hoi. Tuy nhiên, sự khắt khe xen lẫn khắc nghiệt của những điều luật ấy lại tạo cho họ lối sống lành mạnh, tương thân tương ái và thủy chung trong hôn nhân.
"Với đàn ông Chăm, đàn ông phải mặc váy mới nam tính, váy càng sặc sỡ, màu càng nổi bật, tươi sáng thì càng được ưa chuộng và mới bộc lộ được cá tính mạnh mẽ của đàn ông. Mặc dù, cách ăn mặc có hơi rườm rà nhưng đàn ông Chăm vẫn gánh vác được nhiều việc nặng nhọc, chạy xe máy, làm đồng... cũng bình thường", ông Mách Ly, phó bí thư Chi bộ ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội, huyện An Phú) giới thiệu vài nét về văn hóa ăn mặc của người Chăm ở búng.
Bên cạnh cách ăn mặc, người Chăm còn có nhiều nghi thức độc đáo khác, trong đó phải kể đến nghi thức ăn bốc đầu tiên. Người đời có quan niệm "có thực mới vực được đạo", người Chăm cũng nghĩ thức ăn vô cùng cao quý. Thánh Alla đã ban thức ăn để cho con người duy trì sự sống nên ăn bốc trở thành nghi lễ bắt buộc với người Chăm.
"Từ khi còn nhỏ, trẻ con Chăm đã được cha mẹ đút thức ăn bằng tay và dạy chúng lấy thức ăn bằng nghi thức truyền thống. Ăn bốc cũng phải học. Không phải bốc thế nào cũng được mà luôn tuân theo một cách thức nhất định đã được truyền dạy lâu đời. Khi ăn, bắt buộc phải bốc bằng tay phải, bởi tay trái có thể đã làm điều sai trái nên không được bốc thức ăn. Và, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa bốc thức ăn. Riêng đồ ăn nước như canh, lẩu... chúng tôi dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hoặc thìa", ông Mách Ly hướng dẫn nghi thức ăn bốc của người Chăm cho chúng tôi.
Ông Ly chia sẻ thêm: "Việc sử dụng chén, tô đựng thức ăn cũng có quy định tách biệt như cơm phải để vào tô, thức ăn phải chia ra chén phân cho từng người. Với chúng tôi, cách ăn như vậy rất thoải mái. Đặc biệt, vào tháng ăn chay, việc ăn uống của dân tộc Chăm càng khắt khe hơn, đơn cử việc nuốt hay nhổ nước bọt cũng phải cân nhắc đúng sai. Khi ăn chay, người Chăm không được nuốt nước bọt suốt cả ngày và lập lại trong suốt tháng ăn chay. Việc nuốt nước bọt vào trong thể hiện sự thèm thuồng, phàm tục, như vậy sẽ khiến thần linh nổi giận".
Bên cạnh nghi thức ăn bốc, người Chăm phải tuân thủ nghi thức bố thí và hành hương trong suốt cuộc đời. "Người nghèo sẽ được miễn thủ tục bố thí và hành hương, còn người giàu phải thường xuyên bố thí cho người nghèo. Tương tự, người giàu mới bị bắt buộc sang Sông Hằng hành hương. Người nào có điều kiện mà không bố thí, không hành hương sẽ bị người đời miệt thị và tất có quả báo. Người đi bố thí và hành hương phải giữ tâm trong sạch và vui vẻ, thực tâm san sẻ khó khăn với mọi người", ông Ly cho biết.
Thật thiếu sót, nếu chúng tôi không nhắc đến tập tục thuê chồng lạ lùng của người Chăm ở búng Bình Thiên. Ông Ly cho biết: "Dù cuộc sống hiện đại cho phép những cặp vợ chồng không hòa thuận có thể thoải mái ly hôn, nhưng với người Chăm ở "Hồ nước trời", ly hôn không hề dễ dàng. Bởi, ly hôn rất dễ nhưng để quay lại với nhau rất khó. Vì vậy, hôn nhân không hạnh phúc như mong muốn, họ vẫn cố gắng duy trì mối tình nghĩa ấy, để không phải hối tiếc và vấp phải những khó khăn của luật tục về sau".
Theo luật tục của người Chăm, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân và gánh vác những việc trọng đại trong gia đình. Vì vậy, việc chấm dứt cuộc sống vợ chồng cũng phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ và cảm xúc của người phụ nữ. Người phụ nữ có quyền thử thách người chồng của mình trước khi cưới hoặc đã ly hôn mà muốn nối lại quan hệ. Luật tục thuê chồng ra đời cũng nhằm nâng giá trị của người phụ nữ Chăm và "người đàn ông nào không đủ bản lĩnh sẽ không tài nào vượt qua được thử thách nghiệt ngã là cho vợ mình sống như vợ chồng với người đàn ông khác ba ngày ba đêm", ông Ly nhấn mạnh luật tục thuê chồng cho vợ của đàn ông Chăm.
Một đôi vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn yêu thương nhau và có ý muốn nối lại duyên cũ, nhất định phải thực hiện nghi thức thuê chồng. Chỉ có như thế, cộng đồng mới chấp nhận mối quan hệ vợ chồng của họ. Để thực hiện nghi thức này, người chồng cũ phải lặn lội tìm kiếm, nhờ cậy một người đàn ông khác mà họ tin tưởng sẽ không cướp mất vợ mình vào vai chồng mới của vợ cũ. Chồng cũ đưa lễ vật cho chồng mới có thể bao gồm tiền vàng hoặc các vật có giá trị, tùy vào thương lượng giữa đôi bên. Người được thuê không nhất thiết phải độc thân, thậm chí đã có vợ con càng tốt nhưng buộc phải đủ tuổi dựng vợ gả chồng.
Chồng cũ phải ngậm ngùi, gạt bỏ những ích kỷ của đàn ông để chờ đợi vợ cũ trở về sau ba ngày ba đêm liên tục sống với người mới. Trong khoảng thời gian này, vợ cũ và người được thuê phải ăn chung mâm, ngồi chung chiếu, ngủ chung giường và sinh hoạt vợ chồng đúng nghĩa theo tập tục dưới sự giám sát của người già có uy tín trong vùng. Sau 3 ngày, người vợ sẽ được chồng cũ rước về nếu còn yêu thương và quyến luyến. Ngược lại, người vợ có quyền sống tiếp tục với người chồng mới đến trọn đời. "Nhiều trường hợp người vợ phát sinh tình cảm với chồng mới hoặc có con với người đó thì chồng cũ đành ngậm ngùi mất trắng tiền, tình. Người chồng mới cũng đối mặt với nguy cơ tan vỡ gia đình nếu người này đã có vợ con", ông Ly băn khoăn về luật tục thuê chồng của dân tộc mình.
"Những sự việc đau lòng xảy ra khi thực hiện luật tục thuê chồng của người Chăm đều có thực. Nhiều gia đình ly tán, bạn bè hiểu lầm nhau dù trước khi thực hiện luật tục họ đã rất thân thiết, yêu quý nhau. Các cặp vợ chồng lỡ ly hôn muốn hàn gắn đã phải bỏ xứ đến vùng đất khác để không mắc phải luật tục thuê chồng khắc nghiệt. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những cán bộ văn hóa như chúng tôi, luật tục thuê chồng rất cần thiết để đề cao nữ quyền và tránh khỏi những cuộc ly hôn với lý do không chính đáng, nhỏ nhặt", chị Đoàn Thị Anh Thư, cán bộ Văn hóa - Du lịch huyện An Phú cho biết.
Sau khi tìm hiểu các luật tục có một không hai ở miền đất sông nước, ông Ly lại đưa chúng tôi dạo một vòng xóm Chăm nghèo nằm san sát bên búng Bình Thiên. Người Chăm ăn cơm rất đúng giờ, cứ đúng 11h họ lại ngồi vào bàn khấn vái rồi dùng tay ăn cơm. Những người sống dưới ghe tàu cũng vẫn tuân thủ đúng theo luật định mặc cho sự chồng chềnh trên mặt hồ. Người Chăm nơi đây rất gần gũi và hiếu khách. Khi chúng tôi lia ống kính máy ảnh tìm những hình ảnh đẹp thì bắt gặp vài cô gái Chăm nhoẻn miệng cười bẽn lẽn, ngượng ngùng gật đầu chào. Nụ cười nồng hậu khiến lòng khách xa nhẹ nhõm.
Ngọc Lài - Hà Nguyễn
Làng Chăm có hơn 100 năm hình thành và gắn bó với vùng đất búng Bình Thiên huyền bí. Những cư dân người Chăm đầu tiên cho đến thế hệ sau có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me... vẫn luôn giữ gìn tập tục riêng của mình. Bởi theo quan niệm của người Chăm xứ búng Bình Thiên, những tục lệ như ăn bốc, bố thí, mặc váy, hành hương, thuê chồng phải được coi trọng và thực hiện trong suốt cuộc đời. Bất cứ dân tộc nào cũng có những quy định văn hóa riêng nhưng mang tính bắt buộc và khắt khe như ở xóm Chăm bên bờ "Hồ nước trời" thì rất hiếm hoi. Tuy nhiên, sự khắt khe xen lẫn khắc nghiệt của những điều luật ấy lại tạo cho họ lối sống lành mạnh, tương thân tương ái và thủy chung trong hôn nhân.
Đàn ông Chăm mặc váy để thể hiện nam tính. Ảnh: Hà Nguyễn.
Đi bộ dọc con đường nhựa bao quanh búng, chúng tôi ngây ngất trước vẻ
đẹp của con gái Chăm dịu dàng, mềm mại trong trang phục váy áo cách điệu
với màu sắc sặc sỡ. Những chiếc khăn trùm quanh đầu phủ kín bờ vai thon
thả, óng ánh hoa văn cầu kỳ. Tóc mây lơ thơ cuốn hồn khách phương xa
dạo bước chầm chậm. Cánh mày râu người Chăm cũng không thua kém trong
cách ăn vận sao cho bắt mắt.
"Với đàn ông Chăm, đàn ông phải mặc váy mới nam tính, váy càng sặc sỡ, màu càng nổi bật, tươi sáng thì càng được ưa chuộng và mới bộc lộ được cá tính mạnh mẽ của đàn ông. Mặc dù, cách ăn mặc có hơi rườm rà nhưng đàn ông Chăm vẫn gánh vác được nhiều việc nặng nhọc, chạy xe máy, làm đồng... cũng bình thường", ông Mách Ly, phó bí thư Chi bộ ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội, huyện An Phú) giới thiệu vài nét về văn hóa ăn mặc của người Chăm ở búng.
Bên cạnh cách ăn mặc, người Chăm còn có nhiều nghi thức độc đáo khác, trong đó phải kể đến nghi thức ăn bốc đầu tiên. Người đời có quan niệm "có thực mới vực được đạo", người Chăm cũng nghĩ thức ăn vô cùng cao quý. Thánh Alla đã ban thức ăn để cho con người duy trì sự sống nên ăn bốc trở thành nghi lễ bắt buộc với người Chăm.
"Từ khi còn nhỏ, trẻ con Chăm đã được cha mẹ đút thức ăn bằng tay và dạy chúng lấy thức ăn bằng nghi thức truyền thống. Ăn bốc cũng phải học. Không phải bốc thế nào cũng được mà luôn tuân theo một cách thức nhất định đã được truyền dạy lâu đời. Khi ăn, bắt buộc phải bốc bằng tay phải, bởi tay trái có thể đã làm điều sai trái nên không được bốc thức ăn. Và, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa bốc thức ăn. Riêng đồ ăn nước như canh, lẩu... chúng tôi dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hoặc thìa", ông Mách Ly hướng dẫn nghi thức ăn bốc của người Chăm cho chúng tôi.
Ông Ly chia sẻ thêm: "Việc sử dụng chén, tô đựng thức ăn cũng có quy định tách biệt như cơm phải để vào tô, thức ăn phải chia ra chén phân cho từng người. Với chúng tôi, cách ăn như vậy rất thoải mái. Đặc biệt, vào tháng ăn chay, việc ăn uống của dân tộc Chăm càng khắt khe hơn, đơn cử việc nuốt hay nhổ nước bọt cũng phải cân nhắc đúng sai. Khi ăn chay, người Chăm không được nuốt nước bọt suốt cả ngày và lập lại trong suốt tháng ăn chay. Việc nuốt nước bọt vào trong thể hiện sự thèm thuồng, phàm tục, như vậy sẽ khiến thần linh nổi giận".
Bên cạnh nghi thức ăn bốc, người Chăm phải tuân thủ nghi thức bố thí và hành hương trong suốt cuộc đời. "Người nghèo sẽ được miễn thủ tục bố thí và hành hương, còn người giàu phải thường xuyên bố thí cho người nghèo. Tương tự, người giàu mới bị bắt buộc sang Sông Hằng hành hương. Người nào có điều kiện mà không bố thí, không hành hương sẽ bị người đời miệt thị và tất có quả báo. Người đi bố thí và hành hương phải giữ tâm trong sạch và vui vẻ, thực tâm san sẻ khó khăn với mọi người", ông Ly cho biết.
Ông Mách Ly trao đổi với PV. Ảnh: Hà Nguyễn.
Tập tục thuê chồng có một không hai
Thật thiếu sót, nếu chúng tôi không nhắc đến tập tục thuê chồng lạ lùng của người Chăm ở búng Bình Thiên. Ông Ly cho biết: "Dù cuộc sống hiện đại cho phép những cặp vợ chồng không hòa thuận có thể thoải mái ly hôn, nhưng với người Chăm ở "Hồ nước trời", ly hôn không hề dễ dàng. Bởi, ly hôn rất dễ nhưng để quay lại với nhau rất khó. Vì vậy, hôn nhân không hạnh phúc như mong muốn, họ vẫn cố gắng duy trì mối tình nghĩa ấy, để không phải hối tiếc và vấp phải những khó khăn của luật tục về sau".
Theo luật tục của người Chăm, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân và gánh vác những việc trọng đại trong gia đình. Vì vậy, việc chấm dứt cuộc sống vợ chồng cũng phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ và cảm xúc của người phụ nữ. Người phụ nữ có quyền thử thách người chồng của mình trước khi cưới hoặc đã ly hôn mà muốn nối lại quan hệ. Luật tục thuê chồng ra đời cũng nhằm nâng giá trị của người phụ nữ Chăm và "người đàn ông nào không đủ bản lĩnh sẽ không tài nào vượt qua được thử thách nghiệt ngã là cho vợ mình sống như vợ chồng với người đàn ông khác ba ngày ba đêm", ông Ly nhấn mạnh luật tục thuê chồng cho vợ của đàn ông Chăm.
Một đôi vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn yêu thương nhau và có ý muốn nối lại duyên cũ, nhất định phải thực hiện nghi thức thuê chồng. Chỉ có như thế, cộng đồng mới chấp nhận mối quan hệ vợ chồng của họ. Để thực hiện nghi thức này, người chồng cũ phải lặn lội tìm kiếm, nhờ cậy một người đàn ông khác mà họ tin tưởng sẽ không cướp mất vợ mình vào vai chồng mới của vợ cũ. Chồng cũ đưa lễ vật cho chồng mới có thể bao gồm tiền vàng hoặc các vật có giá trị, tùy vào thương lượng giữa đôi bên. Người được thuê không nhất thiết phải độc thân, thậm chí đã có vợ con càng tốt nhưng buộc phải đủ tuổi dựng vợ gả chồng.
Chồng cũ phải ngậm ngùi, gạt bỏ những ích kỷ của đàn ông để chờ đợi vợ cũ trở về sau ba ngày ba đêm liên tục sống với người mới. Trong khoảng thời gian này, vợ cũ và người được thuê phải ăn chung mâm, ngồi chung chiếu, ngủ chung giường và sinh hoạt vợ chồng đúng nghĩa theo tập tục dưới sự giám sát của người già có uy tín trong vùng. Sau 3 ngày, người vợ sẽ được chồng cũ rước về nếu còn yêu thương và quyến luyến. Ngược lại, người vợ có quyền sống tiếp tục với người chồng mới đến trọn đời. "Nhiều trường hợp người vợ phát sinh tình cảm với chồng mới hoặc có con với người đó thì chồng cũ đành ngậm ngùi mất trắng tiền, tình. Người chồng mới cũng đối mặt với nguy cơ tan vỡ gia đình nếu người này đã có vợ con", ông Ly băn khoăn về luật tục thuê chồng của dân tộc mình.
"Những sự việc đau lòng xảy ra khi thực hiện luật tục thuê chồng của người Chăm đều có thực. Nhiều gia đình ly tán, bạn bè hiểu lầm nhau dù trước khi thực hiện luật tục họ đã rất thân thiết, yêu quý nhau. Các cặp vợ chồng lỡ ly hôn muốn hàn gắn đã phải bỏ xứ đến vùng đất khác để không mắc phải luật tục thuê chồng khắc nghiệt. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những cán bộ văn hóa như chúng tôi, luật tục thuê chồng rất cần thiết để đề cao nữ quyền và tránh khỏi những cuộc ly hôn với lý do không chính đáng, nhỏ nhặt", chị Đoàn Thị Anh Thư, cán bộ Văn hóa - Du lịch huyện An Phú cho biết.
Sau khi tìm hiểu các luật tục có một không hai ở miền đất sông nước, ông Ly lại đưa chúng tôi dạo một vòng xóm Chăm nghèo nằm san sát bên búng Bình Thiên. Người Chăm ăn cơm rất đúng giờ, cứ đúng 11h họ lại ngồi vào bàn khấn vái rồi dùng tay ăn cơm. Những người sống dưới ghe tàu cũng vẫn tuân thủ đúng theo luật định mặc cho sự chồng chềnh trên mặt hồ. Người Chăm nơi đây rất gần gũi và hiếu khách. Khi chúng tôi lia ống kính máy ảnh tìm những hình ảnh đẹp thì bắt gặp vài cô gái Chăm nhoẻn miệng cười bẽn lẽn, ngượng ngùng gật đầu chào. Nụ cười nồng hậu khiến lòng khách xa nhẹ nhõm.
Tự hào khi thể hiện và giữ gìn trọn vẹn văn hóa dân tộc Người Chăm vùng biên giới Việt Nam-Campuchia sống rất hòa thuận với cộng đồng dân tộc Kinh trong vùng. Họ thân thiện, cởi mở và hiếu khách. Họ ít khi vướng vào các tệ nạn xã hội hay tham gia vận chuyển hàng hóa lậu mặc dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Những thanh niên có làn da đen rắn chắc trong váy áo sặc sỡ lại vui vẻ bồng bế con trẻ thay vợ. Họ rất tự hào khi thể hiện và giữ gìn trọn vẹn văn hóa dân tộc, không chút ngần ngại trước ánh mắt tò mò, ngạc nhiên của khách tham quan. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét