Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Đến Huế đạp xe lên đồi Vọng Cảnh

(iHay) Chiều lang thang ở khu vực Đàn Nam Giao (TP.Huế), chúng tôi gặp một nhóm khách nước ngoài đạp xe về phía tây. Đoán chắc họ sẽ lên đồi Vọng Cảnh, một điểm thưởng ngoạn dòng Hương và thành Huế vô cùng thú vị.


Nằm cách trung tâm thành Huế khoảng 7km, đồi Vọng Cảnh là địa danh xuất hiện trên các tạp chí viết về du lịch từ thời Pháp thuộc. Theo những người am hiểu văn hóa đất cố đô thì từ năm 1935, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế cũng đã đưa địa danh này vào danh sách các điểm tham quan tại Huế.

Và 15 năm trước, đồi Vọng Cảnh vẫn còn là một điểm đến hoang sơ, mọc đầy cỏ tranh. Đến đây vào ngày nắng sẽ có thể ngắm dòng Hương từ trên cao, định vị được lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, bao quát toàn cảnh núi non ôm lấy kinh thành Huế.

Chỉ có vậy thôi, nhưng trong nhiều thập niên, đồi Vọng Cảnh được biết bao thế hệ thanh niên sinh sống và học tập ở Huế tìm đến thưởng ngoạn. Vẻ hữu tình của chốn sơn kỳ thủy tú này trở thành lựa chọn của hàng vạn đôi lứa yêu nhau khi hò hẹn.
 
Vọng Cảnh ngày trở lại đã là một đồi thông xanh mướt, thơ mộng
Đường lên đồi uốn lượn với hai bên là thảm hoa vàng trên cỏ xanh đẹp mơ màng
Ụ “lô cốt” trơ trọi, cô đơn trên đỉnh đồi ngày nào giờ đã được hoa cỏ phủ một màu xanh mướt
Những cây thông mọc tràn ra sát miệng vực nhưng không hề làm cản trở tầm mắt. Trái lại, hàng thông vút cao như bờ dậu vững chắc khiến du khách yên tâm hơn khi thưởng ngoạn ở đỉnh dốc bên vực gần 50m
Vọng cảnh trên đồiTừ đồi Vọng Cảnh nhìn về phía sông Hương thì dòng sông không khác gì một dải lụa mềm đổi sắc theo màu con nước và uốn quanh dưới chân đồi... Đi về phía cuối dòng Hương là một vùng cố đô trầm lặng đang lẩn khuất miên man sau màn sương xa tắp dưới kia…
Vọng cảnh trên đồiPhong cảnh ngoạn mục ở đây thu hút du khách khắp nơi đến thưởng lãm và ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời, nơi sông núi xích lại gần nhau nhất
Không thể phủ nhận sự có mặt của những hàng thông xanh, được người dân địa phương chăm sóc kỹ lưỡng đã góp phần khiến đồi Vọng Cảnh nên thơ hơn, trở thành điểm đến hấp dẫn hơn
Từ một ngọn đồi trơ trọi cỏ tranh, nay đồi Vọng Cảnh trở thành điểm lý tưởng để những bạn trẻ đến tạo dáng chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp

Đồi Vọng Cảnh xưa nay vẫn tồn tại trong tâm thức người Huế nói riêng, người Việt nói chung như một vùng núi non của huyền thoại, của ký ức. Nếu có cơ hội, hãy đến Vọng Cảnh vào lúc bình minh sương tan nắng hửng, hay hoàng hôn ráng đỏ ngợp trời sẽ thấm thía vẻ đẹp nên thơ của một vùng đất xứ thần kinh.

Phượt ký của An Dy

Ăn vặt kiểu buffet dưới 100k khiến teen thích mê

Bánh tráng trộn, cơm cháy mỡ hành, bánh khọt… thơm nức mũi đang chờ đón bụng đói của teen ghé qua 'buffet ăn vặt' sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng.
Cụm từ “buffet ăn vặt” đang dần trở nên quen thuộc tại Sài Gòn, đặc biệt đối với teen. Tập trung hàng loạt món ăn vặt đình đám của teen vào một menu quả không phải dễ, bởi mỗi món là một vị, mỗi thứ là một hương, trông thì đơn giản nhưng đòi hỏi tốn nhiều thời gian chuẩn bị.
Không gian bài trí với những chi tiết thôn quê của Thị Buffet (Q.Phú Nhuận) khiến khách hàng không khỏi trố mắt ngạc nhiên.
Không gian bài trí ở những bữa tiệc buffet sẽ khiến teen thích thú.
Nếu không quá gấp gáp về thời gian, teen nên săn những voucher giảm giá trên các trang điện tử, giá từ 55k mà thôi. Hoặc đến trực tiếp quán, bạn chỉ cần “móc hầu bao” dưới 100k là đã có thể thoả thích xơi với 25 - 30 món ăn vặt khắp 3 miền rồi. Thông thường, những quán này sẽ có vài món ăn no như: bún riêu, bún bò, cơm chiên dương châu…
Cùng một địa điểm, buffet ăn vặt cho phép teen thoả thích đãi bụng với 25  30 món ăn khắp 3 miền đất nước.
Cùng một địa điểm, “buffet ăn vặt” cho phép teen thoả thích  với 25 - 30 món ăn khắp đất nước.
Bún đậu mắm tôm.
Bún đậu mắm tôm.
 Loại hình ăn vặt theo kiểu buffet được nhiều bạn trẻ đánh giá cao về phong cách độc đáo, món ăn đa dạng, giá thành phải chăng… Thế nhưng, điểm trừ to tướng nằm ở chỗ hương vị. Do cùng một lúc phục vụ hàng chục món ăn vặt, thế nên sẽ có món ngon hoặc món chưa được ngon.

Đôi khi, nước mắm pha hơi lạt hoặc chè quá ngọt, thỉnh thoảng bánh hơi nhiều bột hay bún riêu chỉ còn loe hoe huyết với cà chua… Nếu châm chước bỏ qua thì “buffet ăn vặt” xứng đáng trở thành xu hướng mới cần phải khám phá của teen Sài thành.
Những món chè tráng miệng.
Những món chè tráng miệng.
Một số cửa hàng “buffet ăn vặt” đang thịnh hiện nay có thể kể đến như: Thị Buffet (Q.Phú Nhuận), Furin (Q.1), Rainbow (Q.5)… Lưu ý, giờ cao điểm tại các quán thường vào lúc: 12h trưa - 2h trưa và 5h30 chiều - 8h tối teen nhé.
Gà Con
 

Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất

Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm, làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị.

Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh.
 
Theo thần phả làng này, chùa thờ Phật, đền thờ bốn vị Thánh tổ có công khai phá và dựng lên làng Cổ Chất hơn bốn thế kỷ qua.
 
Nơi đây có đền Vạn Cổ Hương và chùa Phổ Quang tự. Đền chùa này đã hợp thành một quần thể kiến trúc của làng Cổ Chất được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa đền chùa Cổ Chất.
 
Hằng năm vào ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch, làng Cổ Chất mở hội đón dân làng và khách thập phương tới dâng hương các vị thành hoàng, tỏ lòng tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dầy công xây dựng làng quê cho con cháu hôm nay.
 
Trong lễ hội dân làng nô nức rước kiệu, thi bơi chải và các trò chơi dân gian chọi gà, đánh đu, mở đầu cho một mùa tơ vàng, mùa lúa bội thu và cầu may cho nhà nhà an khang làm ăn thịnh vượng.
 
Nơi đây còn là cái nôi của nghề truyền thống ươm tơ dệt lụa, sản sinh ra loại vải tơ tằm đẹp nổi tiếng của đất thành Nam. Ngày nay, làng tơ Cổ Chất vẫn đang được các nghệ nhân lưu giữ những giá trị cổ về lịch sử, văn hóa và làng nghề truyền thống.
 
Khắp mọi nơi trong làng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ miệt mài luộc kén, kéo tơ trong các xưởng tại gia, những bó tơ vàng óng nằm phơi mình dưới nắng...
 
Những người nông dân Cổ Chất rất hiền lành, chịu khó gắn bó với nghề ươm tơ, dệt lụa, trồng lúa, chăn tằm... gợi nhớ hình ảnh của bất kỳ làng quê Việt nào.
 
Dạo một vòng quanh làng, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình nhẹ bẫng bởi khung cảnh thanh bình của sông nước, chùa chiền, những ngôi nhà rêu phong cổ kính và cả những nét cười đậm đà tình nghĩa quê hương.
 
Lê Thương
Ảnh: Nguyễn Quốc Sơn

Công trình thủy điện - 'Đặc sản' du lịch của Hòa Bình

Ngoài việc tham quan nhà máy, du khách còn có thể ngồi thuyền lướt trên mặt hồ rộng lớn, ghé thăm động thác Bờ, đền thờ Long Vương, đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay các bản làng dân tộc gần đó.

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 6 chừng 70 km, bạn sẽ đặt chân đến thành phố Hòa Bình. Nhà máy thủy điện cách thành phố chừng 3km.
 
Tổ hợp công trình ngầm này được xây dựng trong lòng núi và tọa lạc tại hồ Hòa Bình, nằm trên dòng sông Đà nổi tiếng.
 
Đây là công trình công nghiệp khổng lồ của ngành điện lực Việt Nam, bao gồm nhiệm vụ: chống lũ, phát điện, tưới tiêu, giao thông thủy.
 
Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành, Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, cung cấp một phần ba sản lượng cho cả nước. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành, công trình đánh dấu tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
 
Đi qua đường hầm dẫn đến các tổ máy phát điện nằm sâu dưới lòng đất, du khách sẽ được nghe giới thiệu về quá trình vận hành các tổ máy để làm ra điện năng và cách thức đưa điện hòa vào lưới điện quốc gia.
 
"Niềm tự hào của điện lực Việt Nam" được xây dựng từ năm 1979 đến tháng 4 năm 1994, với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW. Ngoài ra, nơi đây còn là điểm tham quan hấp dẫn bởi sở hữu một quần thể kiến trúc hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
 
Một trong những điểm dừng chân khác khi đến nơi đây là tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Tượng, nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hi sinh trên công trình Thuỷ Điện…
 
Kết thúc chuyến tham quan, bạn nên ngồi thuyền lướt trên mặt hồ rộng lớn để thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ ảo, mênh mang của núi đồi, ghé thăm động thác Bờ, đền thờ Long Vương, đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay các bản làng dân tộc gần đó.
 
Nguyễn Minh Sơn

Kinh nghiệm chinh phục cực Tây A Pa Chải

Nằm cách Điện Biên Phủ 250 km, thời điểm tuyệt nhất để chinh phục cực Tây A Pa Chải bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau.

A Pa Chải nằm tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, là nơi đặt cột mốc đánh dấu lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Đường đi ở đây đầy khó khăn và thử thách nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều người. Với sự chuẩn bị kỹ càng cùng những gợi ý tham khảo dưới đây, bạn vẫn có thể chinh phục cột mốc này.
579862-492880224055779-966634691-n-1-2.j
Niềm vui của các phượt thủ ở nơi "gà gáy ba nước cùng nghe".
Thời gian
Thời điểm tốt nhất để đi A Pa Chải là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 Dương lịch. Vào lúc này, đường sá không bị sạt lở hay trơn trượt, thuận lợi cho việc di chuyển. Trong đó, khoảng thời gian này còn có tháng 2 Âm lịch với lễ hội Cúng bản đầy hấp dẫn của người Hà Nhì.
Di chuyển
Phương tiện tốt nhất để khám phá A Pa Chải là xe máy. Tùy điều kiện thể chất và thời gian, bạn có thể đi thẳng từ Hà Nội hoặc gửi xe theo ô tô.
Ô tô: Từ Hà Nội, du khách bắt xe giường nằm tại hai bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát, chuyến tới Điện Biên. Thời gian di chuyển khoảng 14h. Giá một vé ít nhất 350.000 đồng một người.
Máy bay: Bạn có thể đáp chuyến bay thẳng từ Hà Nội. Đi theo cách này, thời gian rút ngắn xuống còn 1h.
Xe máy: Từ Hà Nội, bạn đi theo quốc lộ 6, qua thị xã Hòa Bình, Cao Phong, thị trấn Mộc Châu, Yên Châu, Lai Châu, Thuận Châu, Tuần Giáo, quốc lộ 279 đến Điện Biên Phủ. Từ đây, tiếp tục di chuyển lên Mường Chà, Mường Nhé là đến A Pa Chải.
Tại Lào Cai, du khách có thể chọn xe máy đến Sa Pa, qua đèo Ô Quy Hồ, Tam Đường, Phong Thổ. Tiếp tục theo đường 12 tới Sìn Hồ, Mường Lay, Mường Chà, Mường Nhé, A Pa Chải.
393452-493026650707803-1127033-8920-7105
Hiện nay, việc di chuyển từ Điện Biên đến A Pa Chải đã dễ dàng hơn. Đường rộng và thoải mái, các đoạn offroad, sạt lở vẫn còn nhưng không nhiều. Bạn có thể đi xe máy tới thẳng chân núi để bắt đầu hành trình chinh phục. Ảnh: Diệu Huyền.
Thủ tục
Trước đây, lên A Pa Chải cần có giấy xin phép của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên. Hiện nay, bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bằng lái xe... Nếu đi theo đoàn đông, bạn nên cẩn thận xin giấy giới thiệu từ công ty.
Nghỉ đêm
Tùy vào lịch trình, bạn có thể nghỉ đêm tại các khách sạn ở Điện Biên, Mường Nhé, bản Sín Thấu hoặc đồn biên phòng 317.
Ở bản Sín Thầu, trước khi xin nghỉ, bạn nên gặp trưởng bản để trình bày và đăng ký tạm trú.
Tại đồn biên phòng 317, hãy lưu ý thời gian để tiện cho việc đón tiếp và bố trí chỗ ăn nghỉ.
Giá nhà nghỉ, khách sạn dao động 250.000 - 500.000 đồng một phòng, tùy chất lượng.
Vật dụng chuẩn bị khi lên cột mốc
Ngoài thuốc men, áo mưa, thiết bị điện tử..., bạn nên chuẩn bị thêm các vật dụng sau đây:
Bọc khớp mắt cá (bọc gót) và đầu gối. Vật dụng này giúp bạn tránh được chấn thương khi va chạm và giữ khớp xoay đúng vị trí khi xuống núi.
Nước muối nhạt sẽ giúp không bị mất nước. Chỉ nên uống mỗi lần một ngụm nhỏ và ngậm ở cổ họng trước khi nuốt. Không nên uống liên tục.
Găng tay gai bảo vệ để không bị gai hay cỏ tranh cào.
Đồ ngọt sẽ duy trì sức khỏe cho bạn trong suốt hành trình.
551681-492864950723973-1731624-8244-2035
Bạn nên chọn loại giầy đế kếp có khả năng bám đường cao. Ảnh: Diệu Huyền.
Lưu ý:
Nên chuẩn bị cơm trưa nếu bạn không đăng ký tại đồn biên phòng.
Giữ vệ sinh chung tại những nơi bạn lưu trú, đặc biệt là đồn biên phòng hay bản Sín Thầu.
Không vứt rác, chai lọ dọc đường đi.
Thời gian lên cột mốc mất khoảng 4h và xuống là 3h. Do vậy, bạn nên bắt đầu hành trình vào buổi sáng để thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi.
Diệu Huyền

Cẩm nang du lịch đất mũi Cà Mau

Đến Cà Mau du khách được đắm mình trong màu xanh của biển khơi và những rừng tràm nơi địa đầu Tổ quốc,

Cà Mau là điểm đến thích hợp để trốn cái lạnh co ro của miền Bắc và cái nắng nóng của miền Trung.
Thời điểm du lịch
Cà Mau có khí hậu mát mẻ quanh năm tuy nhiên bạn nên tới đây vào mùa khô, từ tháng 12 - 4 năm sau.
Phương tiện di chuyển
Máy bay: Từ sân bay Cần Thơ du khách di chuyển tới Cà Mau bằng xe giường nằm. Giá một vé từ 125.000 đến 150.000 đồng.
Ô tô: Từ Sài Gòn, du khách mua vé tại bến xe miền Tây để về Cà Mau. Giá một vé dao động từ 150.000 đến 200.000 đồng.
Nghỉ ngơi
Giá phòng nghỉ ở Cà Mau dao động từ 200.000 đến 600.000 đồng tùy chất lượng.
Nếu đi du lịch bụi, bạn cũng có thể xin nghỉ lại nhà dân.
Điểm tham quan
Mũi Cà Mau là nơi đặt cột mốc tọa độ GPS 0001 (cây số 0). Cột mốc này mang hình một con tàu no gió, vươn mình ra biển. Đây là nơi duy nhất bạn có thể quan sát cả mặt trời mọc và lặn.
CM-8618-1418889745.jpg
Mũi Cà Mau, điểm đến yêu thích của nhiều phượt thủ. Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn.
Rừng U Minh nằm tiếp giáp với vịnh Thái Lan, được xếp vào quần thể rừng quý hiếm và phong phú, với hơn 250 loài thực vật và nhiều loại chim quý. Đây cũng là nơi những mẩu chuyện về bác Ba Phi ra đời.
Sân chim Ngọc Hiển có diện tích 130 ha. Đây là nơi tập trung các loài chim quý hiếm và mảng thực vật phong phú. Xen kẽ màu xanh bạt ngàn của rừng đước, tràm là những nhánh sông đỏ nặng phù sa. Điều này sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thanh bình, yên ắng.
Đảo Hòn Khoai nằm ở huyện Ngọc Hiển, cách đất liền 14,6 km. Hòn đảo này ấn tượng bởi những dãy đá rộng lớn, những mảng đồi nhấp nhô và rừng xanh bao phủ.
Đá Bạc là hòn đảo đẹp nổi danh và thuần nét nguyên sơ với những tảng đá đủ sắc màu, ước tính hình thành cách đây 180 triệu năm. Địa danh này nằm tại xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.
Bãi biển Khai Long có bãi cát uốn lượn như những con rồng dọc bờ biển ở ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng, biển ở đây có vẻ đẹp hoang sơ.
Vườn dâu Cái Tàu nằm ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Đây là xứ sở của hàng ngàn cây dâu. Du khách nên đi trên những chiếc xuồng ba lá, luồn lách qua những con rạch nhỏ để thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên và thưởng thức trái dâu thơm ngọt trong tầm tay với.
Du ngoạn sông Trẹm: Với chiều dài 42 km, xuất phát từ Kiên Giang đến ngã ba Cái Tàu, Cà Mau. Sông Trẹm đẹp lạ bởi dòng nước thay đổi theo mùa, thời gian. Mùa mưa nước sông màu đỏ, điểm xuyến là những nhánh bông lục bình xanh biếc trôi theo dòng. Mùa khô nước sông màu trắng đục, hai bên là những hàng dừa nước xanh biếc.
3-1.jpg
Sông nước Cà Mau luôn là điểm đến thích thú của nhiều du khách. Ảnh:Oceanlinktravel.
Đình Tân Hưng là di tích lịch sử được xây dựng từ năm 1907. Đây là nơi các chiến sĩ cộng hòa vệ binh ở lại xây công sự, đào chiến lũy chiến bị chiến đấu lâu dài với thực dân Pháp.
Ăn uống
Lẩu cá lăng nấu chua có phần nước đậm đà, vị chua, ngọt, cay đặc trưng. Món này được ăn kèm bông so đũa, bắp chuối miệt vườn.
Món ngon từ ba khía được xem là đặc trưng và nổi tiếng nhất miền đất này. Ba khía làm gỏi ăn với cơm nếp, luộc hay rang me chấm với muối tiêu chanh. Món này có vị thịt thơm đặc trưng, khó cưỡng.
Cá lóc nướng trui là món ăn có vị ngọt thanh tao, thơm của nước phù sa và vị mặn của biển quê hương.
Cháo cá kèo là món ăn bình dân của người Cà Mau. Món này có nhiều chất dinh dưỡng, thơm thịt và đậm đà.
Đuông chà là chiên bột, tẩm nước mắm hay đuông “lội sông” luôn là lựa chọn của nhiều thực khách.
DCL.jpg
Đuông chà là là món ăn dinh dưỡng nhưng đầy thử thách. Ảnh: Nghệ Nguyễn.
Quà mua về
Du khách có thể mua các loại hải sản tươi ngon, giá rẻ trong ngày hay các loại khô nổi tiếng như: khô cá lóc đồng, khô cá lù đù, khô cá sặc bổi, khô cá thòi lòi và đặc biệt là mật ong nguyên chất từ rừng U Minh.
Lưu ý:
Mang áo phao khi đi thuyền trên sông nước.
Chuẩn bị thêm các loại thuốc chống muỗi và ngứa nếu bạn bị dị ứng.
Văn Trãi

Những địa điểm nên đến tại Cà Mau


Cà Mau cực nam của Tổ Quốc luôn là điểm đến ước ao của biết bao người con Việt Nam. Dưới đây là tổng hợp những địa điểm nên đến tại Cà Mau cho bạn tham khảo.


1. Vườn chim Cà Mau
Các loài chim ở đây thường làm tổ trên các cây cao và dành cả buổi sáng để đi kiếm thức ăn. Đây chính là cơ hội rất tốt để khách du lịch có thể quay phim, chụp ảnh.
2. Rừng U Minh
Rừng U Minh gồm phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát… Sinh cảnh của rừng U Minh còn là hiện trường và hệ quả của tiến trình diễn biến động thái của những hoạt động kiến tạo địa chất.
3. Hòn Đá Bạc
Trên đảo có nhiều cảnh đẹp như sân Tiên, giếng Tiên, bàn chân Tiên, bàn tay Tiên, chùa Cá Ong trong một hệ sinh thái thực vật phong phú. Đảo Đá Bạc là một trong những điểm du lịch đẹp của Cà Mau.
4. Mũi Cà Mau
Đất mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước là vùng đất được khai phá vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 gắn liền với cuộc sống quần tụ của ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Do vậy mà có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hoá đa sắc tộc thể hiện qua nhiều phong tục, tập quán phong phú và đặc sắc.
Với một vùng đất phù sa màu mỡ có những khu rừng ngập nước quanh năm; dưới tán rừng có nhiều loài chim, thú, thủy sản sinh sống đã tạo cho Cà Mau một cảnh quan đặc sắc mang nét riêng của vùng đất trẻ đầy hoang sơ, mới lạ.
Trước hết phải nói tới rừng ngập mặn với hệ động thực vật vô cùng phong phú. Đặc biệt bãi bồi đất mũi là vùng giao lưu của triều biển Đông và biển Tây, như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng diện tích ra biển tới vài trăm hecta.
Cây mắm, cây bần, cây đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Nằm sâu trên đất liền là các loại rừng ngập nước với rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa.
Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm, ...
Từ Mũi Cà Mau có thể nhìn thấy cụm đảo Hòn Khoai trên biển, cách đất liền chừng 20km. Đây là cụm đảo đẹp gồm các Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Khô, Hòn Lớn, Hòn Đồi Mồi. Lớn nhất và cao nhất là Hòn Khoai, rộng khoảng 4km², đỉnh cao 318m, có ngọn hải đăng quan trọng của khu vực biển Đông, vịnh Thái Lan.
5. Chùa Quan Âm
Chùa do Hoà thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lúc bấy giờ chỉ là một am nhỏ để ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau ngài về tu ở chùa Kim Chương (Gia Định) lấy pháp hiệu là Trí Tâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong Hoà thượng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm.
6. Sân chim Ngọc Hiển
Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha. Là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước.
Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người huỷ hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay đến hàng năm.
7. Đảo Hòn Khoai
Nếu đi tàu 90CV từ Rạch Gốc (cửa ngõ của huyện Ngọc Hiển ra biển Đông), thì chỉ sau 3 giờ vượt biển, khách du lịch đã có thể chiêm ngưỡng được Hòn Khoai – một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc.
Thật ra địa danh Hòn Khoai không chỉ có một đảo; trái lại, ngoài hòn Khoai là đảo lớn nhất, còn có thêm 5 hòn đảo xinh xắn khác vây xung quanh.
Phương Thảo (tổng hợp)


Du lịch vùng cực Nam của Tổ quốc có những gì?

Mũi đất Cà Mau luôn là điểm đến của những người yêu thích du lịch, khám phá. Nơi đây chỉ có rừng cây, biển xanh và những con người bản địa hiền lành, chịu thương chịu khó.
Tàu cao tốc từ TP. Cà Mau đi Đất Mũi mất 3 tiếng đồng hồ.
Đến Cà Mau, du khách có thể chọn các hình thức giao thông khác nhau để tới được đất Mũi nhưng đi bằng cách nào du khách vẫn phải sử dụng đường thủy vì cho đến thời điểm này chưa có đường bộ ra tận Đất Mũi.
Ở thành phố Cà Mau nếu bạn muốn đi ra Đất Mũi bạn có thể ra bến tàu cao tốc tại phường 8, TP.Cà Mau mua vé tàu cao tốc. Giá vé hiện nay là 125 nghìn đồng/lượt đi với đoạn đường thủy khoảng 110km.
Cách đi thứ 2, các bạn có thể đi xe đò, taxi xuống thị trấn Năm Căn rồi tiếp tục đi tàu cao tốc về xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đoạn đường thủy từ Cà Mau hay Nam Căn ra Đất Mũi tàu thường xuyên ghé vào bờ đón trả khách. Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên việc đi lại hầu hết bằng phương tiện này.
Ngoài ra, nếu bạn thích cảm giác mạo hiểm, ưa lướt sóng thích ngồi hít không khí của dòng sông Năm Căn rộng thênh thang và thích cảm giác sờ vào từng cây đước, từng vuông thủy sản thì các bạn có thể thuê xuồng cao tốc hoặc thuyền bao.Xuồng cao tốc từ Năm Căn ra Đất Mũi khoảng 1,7 đến 2 triệu đồng còn thuê thuyền bao khoảng 1 triệu đồng.

Khi đến bến tàu chợ Đất Mũi, sẽ có một nhóm xe ôm do hợp tác xã thành lập nên, những người xe ôm này sẽ chở bạn tới thăm quan các điểm du lịch trên xã Đất Mũi. Đầu tiên, bạn sẽ được đưa đến cột mốc Quốc gia GPS 0001, cách bến tàu khoảng 5 km. Những người xe ôm sẽ vừa lái xe vừa làm hướng dẫn cho du khách.
Vé mỗi người vào khu du lịch Đất Mũi là 10 nghìn đồng. du khách sẽ được chụp ảnh kỷ niệm tại cột mốc Quốc gia. Sau đó ghé thêm vào sâu bên trong khoảng 100 mét nữa là hình ảnh con tàu no gió biểu tượng của Đất Mũi Cà Mau. Tiếp sau đó là du khách sẽ ra thăm quan bãi biển Khai Long. Bãi biển chủ yếu là bãi bồi nhưng Khai Long nổi bật với bãi cát mịn ngả vàng, từ lâu được xem là một “hiện tượng” độc đáo của thiên nhiên. “Tiếng lành đồn xa”, du khách khi về vùng đất Cà Mau đương nhiên háo hức ra Đất Mũi và cũng không quên ghé thăm bãi biển Khai Long.
Sau khi thăm quan tại quần thể khu Đất Mũi, du khách có thể du lịch sinh thái khám phá ngay tại xã Đất Mũi. Ở đây, một số hộ gia đình đã xây dựng mô hình du lịch sinh thái, phục vụ ăn uống cho du khách. Những món ngon các bạn không nên bỏ qua khi ghé Đất Mũi Cà Mau đó là cua biển, cá thòi lòi, cá mao ếch và rau choại. Những đặc sản vùng Cực nam của Tổ quốc chắc chắn khiến du khách hài lòng, nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
Bến Năm Căn cứ 30 phút có một chuyến tàu cao tốc về Đất Mũi.
Đi trên tàu cao tốc đến Đất Mũi, thi thoảng bạn sẽ bắt gặp chuyến đò ngang qua sông của người dân nơi đây.
Sông Năm Căn mệnh mông.
Cập bến Đất Mũi hình ảnh đầu tiên ở xã cuối cùng của tổ quốc là chợ Đất Mũi. Chợ dân sinh có đầy đủ các mặt hàng.
Thăm quan và chụp ảnh tại Cột mốc Quốc gia.
Sau đó du khách sẽ đi sâu vào khoảng 100 mét là biểu tượng con tàu no gió của Đất Mũi Cà Mau.

Bãi bồi Khai Long.
Sau khi thăm thú khu vực Đất Mũi, xe ôm sẽ đưa du khách vào các khu du lịch sinh thái trong xã.
Đặc sản cua Cà Mau.
Nhóm phóng viên