Vị vua Bà được đề cập đó chính là nữ tướng Triệu Thị Trinh. Sách sử thường gọi là Bà Triệu hay Triệu Trinh Nương.
Theo dã sử, bà Triệu sinh ngày 2 tháng
10 năm Bính Ngọ (226) tại vùng núi Quan Yên (núi Nưa), thuộc huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hóa nay. Dân gian còn kể lại rằng, từ nhỏ cô gái họ
Triệu đã tỏ ra là người quyết đoán, chính trực, luôn thể hiện sự căm
phẫn trước những cảnh đàn áp, bóc lột dã man của bọn thống trị phương
Bắc đối với dân ta. Đó cũng là lý do vì sao bà nuôi chí lớn.
Tranh vẽ Bà Triệu Thị Trinh (Nguồn Internet)
Bà không bó mình nơi khuê phòng như những nhi nữ thường tình mà siêng năng luyện tập võ nghệ và bắn cung, cưỡi ngựa giỏi không kém bất cứ trang nam nhi tuấn kiệt nào. Khi có người đề cập đến chuyện chồng con, cô gái trẻ Triệu Thị Trinh đã khảng khái bày tỏ nguyện vọng của mình: “Tôi
chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển
Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ. Há lại
khom lưng chịu làm tì thiếp cho người ta”.
Năm Mậu Thìn (248), bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa từ vùng núi Nưa lan rộng ra khắp quận Cửu Chân rồi quận Giao
Chỉ. Đánh đến đâu nghĩa quân thắng như chẻ tre đến đó. Nhà Ngô lo sợ
phải điều 8.000 quân do An Nam hiệu uý, Thứ sử Giao Châu Lục Dận (cháu
danh tướng Lục Tốn của nhà Đông Ngô) chỉ huy sang đàn áp cuộc khởi
nghĩa. Đối mặt với khí thế ngút trời của nghĩa quân cùng bà tướng trẻ
“mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu”
(theo Giao Chỉ chí) uy nghi lẫm liệt, quân Ngô trở nên khiếp sợ, bạc nhược. Chúng phải công nhận một sự thật rằng:
"Hoành qua đương hổ dị/ Đối diện bà Vương nan"
(Múa giáo chống hổ dễ/ Đối mặt vua Bà khó.)
Giặc Ngô khâm phục bà Triệu và gọi bà là Nhuỵ kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều), rồi Lệ hải Bà Vương (vua bà vùng biển mỹ lệ).
Theo dân gian kể lại, không có
cách nào dập tắt được cuộc khởi nghĩa bà Triệu, Lục Dận bày ra kế sách
thâm độc, bằng nhiều thủ đoạn hắn mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân làm cho
lực lượng khởi nghĩa bị phân tán, khối đại đoàn kết bị suy giảm. Đồng
thời Lục Dận hèn mạt khi trong một lần giáp trận, hắn cho quân Ngô mình trần như nhộng bao vây quân bà Triệu. Vị tướng nữ nhi vốn yêu
sự trong sạch ghét cái dơ bẩn, bà không chịu được chuyện này đã quay
đầu lui, rút lên núi Tùng thuộc huyện Hậu Lộc rồi quyên sinh, đó là ngày
21 tháng 2 (âm lịch) năm Mậu Thìn (248).
Việc lớn không thành như nguyện ước
“cưỡi cơn gió mạnh” đánh đuổi quân Ngô “giành lại giang sơn, cởi ách nô
lệ”, nhưng gương liệt nữ của bà Triệu vương vọng mãi ngàn năm, tiêu biểu
cho truyền thống bất khuất, kiên trinh của phụ nữ
Việt trong nghìn năm Bắc thuộc, được sử gia đời sau ngợi ca: “Triệu Ẩu
là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp,
các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới”. (Theo Việt giám thông khảo tổng luận).
"Tùng Sơn gió quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu ngời ngời oai linh" - (Ca dao).
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, trong diễn ca Lịch sử nước ta đã dành cho bà Triệu những dòng thơ ngợi ca trân trọng:
Tài năng dũng cảm hơn người,
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.
Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời.
Đền thờ Bà Triệu ở núi Tùng (Nguồn Internet)\
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét