TTCT - Ghe thuyền ngược xuôi trên dòng sông Vàm Cỏ Tây có dịp qua xóm nhỏ Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, Long An) thường nghe văng vẳng âm sắc trầm bổng vọng ra từ tiếng trống nhạc, trống chùa, trống lân…
|
Ông Năm Nhỏ dùng bàn chân chài căng mặt da trống |
Tiếng trống khoan thai, êm ả như chính tên gọi Bình An ấy đã gắn với vùng đất, tạo nên một làng nghề truyền thống gần hai trăm năm qua.
Quanh năm suốt tháng, nhà nhà, người người miệt mài với những công đoạn làm ra những chiếc trống đủ kích cỡ, duy trì được hoạt động mua bán nội địa và cả xuất khẩu.
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Lương, dân trong ấp gọi là Út Lương, có tới sáu người theo nghiệp làm trống. Bản thân ông là nghệ nhân làm trống đời thứ tư của dòng họ Nguyễn ở Bình An.
Bốn mươi năm qua, ông vẫn cần mẫn giữ gìn nghề ông cha để lại. Hiện cả xóm có khoảng 20 cơ sở làm trống.
“Là nghệ nhân, điều sung sướng nhất với tôi là con cháu vẫn đam mê nối nghiệp. Nghề trống Bình An nổi đình đám may ra còn trụ được với thời gian” - ông Lương chia sẻ.
|
Ông Năm Nhỏ dùng máy bào sạt miệng trống chầu |
|
Chị Hai Thâu dùng búa dăm xung quanh để da mặt trống được căng |
|
Căng mặt trống làm bằng da trâu |
|
Ông Út Lương có 40 năm theo nghề cha truyền con nối kiểm tra lại những chiếc trống |
|
Nghệ nhân Út Lương làm trống sấm, còn gọi là trống bát nhã (cao 1,7m, rộng 0,8m) |
|
Vợ chồng ông Năm Nhỏ đang bịt mặt trống chầu |
|
Sau khi chụp ảnh trống, người mua mở điện thoại cho người ở nhà nghe tiếng trống đánh thử để tham khảo ý kiến trước khi mua |
|
Phơi da trâu tại cơ sở làm trống Ba Khía, ấp Bình An |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét