TTCT - “Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương.
|
Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc lu được chở về bán tại các tỉnh miền Tây |
Nó khởi nguồn từ những người đi tìm vùng đất mới để khai khẩn, lập nên các xóm làng.
Hiện ở Bình Dương, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách sản xuất thủ công truyền thống với sản phẩm nghề đặc trưng. Lò nằm ở khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Không ai nhớ rõ thời gian hình thành lò gốm này, các cụ cao niên trong làng cho rằng nó đã có trên 150 năm.
Nơi đây chuyên sản xuất các sản phẩm gốm gia dụng như lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống.
Ông Bùi Văn Giang (thường gọi Tám Giang) - chủ lò lu Đại Hưng - cho biết trong khi nhiều lò gốm khác sản xuất nhiều mặt hàng, lò lu Đại Hưng chỉ tập trung lu, khạp, hũ... với nhiều kích cỡ. Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại.
Thương lái từ nhiều tỉnh ĐBSCL thường ngược sông Sài Gòn lên đây để lấy hàng chở về tiêu thụ ở các tỉnh miền Tây và sang cả Campuchia, Thái Lan.
|
Những tấm đất sét được cắt bằng bàn tay điêu luyện của thợ gốm |
|
Lu được đưa vào lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C |
|
Đất sét để làm lu được lấy từ huyện Tân Uyên, TP Thủ Dầu Một |
|
Những đường vuốt mướt điệu nghệ của người lắp ghép thành lu |
|
Công đoạn làm nhuyễn đất sét để tạo khối |
|
Ngọn lửa đều đều từ rơm, củi sẽ tạo độ cứng cho lu |
|
Bữa cơm của một gia đình thương lái ở Long An - Ảnh: Hoàng Văn Hào |
|
Trên những chuyến đò, theo những dòng kênh, những chiếc lu đến với người dân - Ảnh: H.T.V. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét