Chaki Nguyễn
Nam giới chỉ cần nhón gót chân trong khi đi tiểu, động tác đơn giản của cổ nhân được chuyên gia Đông y khuyên bạn thực hiện để khỏi cần uống thuốc bổ thận tráng dương.
Nam giới làm 1 động tác trong khi đi tiểu, bổ thận tráng dương, tốt cho tuyến tiền liệt
Theo ghi chép trong sử sách, từ thời cổ đại đã xuất hiện một động tác dưỡng sinh giúp bổ thận tráng dương rất được nam giới hoan nghênh và tập theo.
Các chuyên gia Đông y cho biết, động tác nhón gót chân trong khi đi tiểu xuất hiện từ thời nhà Tống, phát triển rộng rãi vào thời nhà Minh và đặc biệt phổ biến ở thời nhà Thanh (Trung Quốc).
Cho đến nay, động tác này vẫn còn tồn tại ở một số người có thói quen thích dưỡng sinh bằng phương pháp cổ truyền.
Tuy nhiên tầng lớp nam giới trẻ tuổi không nhiều người biết đến tác dụng tốt của động tác này nữa.
Cách thực hiện
Cách nhón chân trong khi đi tiểu thực tế khá đơn giản. Trong quá trình tiểu tiện, hai chân đứng song song nhau, dùng lực mạnh nhón chân lên cao hết cỡ, sau đó thả lỏng cơ và hạ chân xuống.
Làm như vậy khoảng 20-30 lần kể cả khi bạn đã tiểu tiện xong. Lặp lại động tác và duy trì mỗi ngày khoảng 5-6 lần, thực hiện đều đặng khoảng 1 tháng sẽ thấy kết quả.
Thực hiện nửa năm sẽ cảm nhận được tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt, tác dụng bổ thận tráng dương sẽ phát huy hiệu quả kể từ thời điểm này.
Hiệu quả mà động tác mang lại
Điều đặc biệt của động tác này là khi gót chân được nhón lên, các cơ chân ở phía sau căng lên, thúc đẩy tuần hoàn máu mạnh mẽ ở phần chi dưới.
Đồng thời cung cấp lượng máu lên toàn thân một cách linh hoạt, làm tăng sức khỏe của tim mạch, huyết áp.
Ngoài ra, nam giới đi tiểu kiễng chân, ngay lập tức sẽ giúp bổ thận tạm thời, mang lại tác dụng bổ tinh đáng kể.
Kể cả phụ nữ khi đi tiểu, nếu kiễng chân sẽ giúp cho việc tiểu tiện dễ dàng, tiểu hết, tránh được bệnh tiểu lắt nhắt.
Khi nhón gót chân lên, cơ bắp phía sau sẽ tạo ra một lực đẩy lên vùng chậu, thúc đẩy khí huyết vùng chậu lưu thông, có những tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về thận và phụ khoa.
Khi nhón chân đều đặn như vậy, cũng có tác dụng làm kéo dài thời gian cương cứng dương vật, bảo vệ tốt tuyến tiền liệt, giúp bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt mãn tính tăng khả năng lưu thông máu.
Chuyên gia Đông y cũng lưu ý thêm rằng, tất cả những động tác hay bài tập chỉ có kết quả khi bạn tập đúng cách và duy trì thường xuyên.
Đây không phải là thuốc nên không thể nhìn thấy tác dụng nhất thời, tập quá ít hoặc sai cách thì không mang lại tác dụng.
*Theo Health/SN
Tư thế nằm "kỳ diệu" giúp bổ thận tráng dương, chữa mất ngủ
Vân Hồng
Một cách đơn giản vừa có thể nằm nghỉ ngơi thư giãn, vừa có tác dụng kỳ diệu trong điều trị bệnh mất ngủ, giúp bổ thận tráng dương. Bạn nên thử để nhận ngay kết quả tuyệt vời.
Có nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả được các chuyên gia Đông y coi là "bảo bối bí truyền".
Ngủ là điều chúng ta vẫn làm hàng ngày và chiếm khoảng 1/3 thời gian sống của mỗi người, nếu biết tận dụng giấc ngủ để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh thì đúng là "một công đôi việc".
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đông y, tư thế ngủ có thể hỗ trợ chữa bệnh rất tốt, chỉ cần bạn kiên trì.
2 tư thế nằm ngủ sau đây có tác dụng bổ thận tráng dương kỳ diệu mà không tốn chi phí, không mất nhiều thời gian, mỗi cá nhân đều có thể tập luyện dễ dàng hàng ngày.
Hãy dành mỗi ngày 30 phút kiên trì tập luyện và thực hành thử, hiệu quả sẽ khiến bạn rất bất ngờ.
1. Tư thế Hoàn dương ngọa
Chuyên gia Đông y nói rằng, nếu bạn thường xuyên cảm thấy bàn tay bàn chân bị lạnh, cơ thể ớn lạnh đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận yếu.
Suy thận có rất nhiều triệu chứng và gây hại rất lớn cho sức khỏe, thậm chí nam giới nếu bị thận yếu có thể là nguyên nhân khiến đời sống của bạn bị đảo lộn.
Cách luyện tập (tư thế nằm như hình):
Nằm ngửa, tư thế thả lỏng, các khớp xương thả lỏng hoàn toàn, chụm 2 gan bàn chân vào nhau, co chân lại sao cho 2 gót chân chạm nhau, gót nằm trên đường thẳng với vùng tâm xương chậu.
Hai tay để lên vùng bụng, nơi tiếp giáp với đường rãnh vùng bụng, hai đầu các ngón tay chạm vào nhau, để nhẹ nhàng dưới vùng rốn.
Cơ thể thư giãn tối đa, hít thở sâu, nín thở nhẹ, thở ra hết hơi trong lồng ngực. Khi thở ra có thể thở bằng miệng để bụng hóp càng sát xuống phía lưng càng tốt.
Cách làm này nhanh chóng đẩy dương khí lên cao, bổ sung nhiều ô xy, làm cho thận ở trong trạng thái sung mãn nhất, cơ thể thư giãn tối đa.
2. Tư thế Hỗn nguyên ngọa
Tư thế này sẽ nâng cao lên một bậc nữa so với tư thế Hoàn dương ngọa để có tác dụng cao hơn mấy phần.
Cách luyện tập (xem hình minh họa)
Tư thế nằm đa phần giống với Hoàn dương ngọa, chỉ khác là đổi vị trí cho tay.
Hai tay đan các ngón vào nhau hoặc đặt nhẹ lên nhau, đưa lên trên đỉnh đầu, áp sát bàn tay vào đỉnh đầu.
Cách hít thở giống như tư thế Hoàn dương ngọa. Vị trí này có tác dụng trị liệu không chỉ đối với việc dưỡng khí mà còn bổ thận, giúp thư giãn đầu óc, giảm chứng mất ngủ, chứng suy nhược thần kinh.
Chuyên gia Đông y cho rằng, khi hai tay đan chéo 10 ngón vào nhau để trên đỉnh đầu, 2 lòng bàn chân đối diện và áp sát nhau tạo thành một vòng cung hoàn toàn kín.
Vòng tròn này sẽ giúp cho khí huyết lưu thông từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể mà không bị đứt đoạn, giúp cho thận thư giãn một cách tối đa.
Cả hai tư thế nằm trên đây sẽ là sợi dây kết nối mật thiết giữa gan và thận, giúp cho gan và thận liên tục được rèn luyện rồi lại thả lỏng nhẹ nhàng theo từng nhịp thở.
Những người mới tập thường sẽ không nằm yên ở tư thế này được lâu, bạn có thể để 2 tay lên đầu gối, vỗ vỗ nhẹ vào đùi để giảm căng mỏi cơ.
Khi luyện tập lâu hơn, cơ thể sẽ quen dần với tư thế nằm này, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Khi đã làm quen các tư thế này, bạn nên tập để hạ đầu gối sát xuống giường, giúp vùng chậu được mở rộng tối đa, tạo điều kiện tốt cho các cơ quan bên trong hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn có thể thường xuyên luyện tập 2 tư thế nằm này, vào buổi tối hoặc lúc nghỉ trưa. Thời gian luyện tập có thể tùy cơ ứng biến từ 10-30 phút.
Chuyên gia Đông y khuyên rằng, nếu tập được khoảng 30 phút trước khi ngủ thì hiệu quả sẽ rất tuyệt vời. Nếu không, bạn có thể tập 1 lần vào buổi trưa và tập thêm 1 lần nữa vào buổi tối với thời gian ngắn hơn.
Khung giờ tập tốt nhất vào buổi trưa là từ 11h-13h. Buổi tối là thời điểm trước ngay khi ngủ, hoặc muộn nhất là trước 11 giờ đêm.
*Theo Health/IF
Muốn bổ thận tráng dương, chỉ cần ấn vào 2 chỗ này là đủ
Vân Hồng
Theo kinh nghiệm bổ thận tráng dương của người xưa, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, việc bấm huyệt là "bí quyết" vừa đơn giản, hiệu quả và không tốn kém.
Theo ghi chép kinh nghiệm trong đông y, huyệt Yêu nhãn và huyệt Quan nguyên được xem là 2 vị trí trọng yếu nhất giúp nam giới cải thiện sinh lực, mang lại tác dụng ổn định lâu dài và tuyệt đối an toàn cho thận.
Làm thế nào để thực hiện việc bấm huyệt này một cách dễ dàng? Vì sao bấm 2 huyệt này lại có thể bổ thận, tráng dương?
Có rất nhiều người bị yếu thận và các bệnh nam khoa hiện vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cách làm hữu hiệu này mà thường xuyên nghĩ ngay đến việc mua thuốc hoặc thực phẩm chức năng để uống.
Huyệt Yêu nhãn
Theo lý luận y học Trung Hoa, dùng mu bàn tay hoặc 2 ngón tay chụm lại, ấn day vào huyệt Yêu nhãn (mắt lưng) có tác dụng làm lưu thông các tĩnh mạch và tăng cường sức khỏe cho khu vực thắt lưng.
Không chỉ vậy, cách bấm huyệt này còn làm cho thông nhĩ thính tai, sáng mắt, củng cố tinh dịch, bổ thận và kéo dài tuổi thọ.
Đàn ông sau tuổi 30 bắt đầu có sự "xuống cấp" dần về sức khỏe, không còn có khả năng duy trì phong độ đỉnh cao như khi đôi mươi, nên thời điểm này rất cần đến các biện phápbổ thận tráng dương phù hợp.
Nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe bắt đầu từ giai đoạn này sẽ rất dễ làm cho thể trạng đi xuống, cách bấm huyệt này nếu duy trì thường xuyên và đều đặn sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Nam giới thường xuyên bấm huyệt yêu nhãn, có thể giúp cho sống lưng thẳng lâu hơn, khi về già ít bị bệnh còng lưng. Ngoài ra còn có thể phòng tránh và giảm nhẹ các bệnh đau lưng do gió lạnh (phong hàn).
Không những thế, mát xa thường xuyên vùng eo cũng có thể làm cho vùng da lưng thông suốt, mạng lưới mao mạch hoạt động nhịp nhàng, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ trao đổi chất.
Đồng thời kích thích các dây thần kinh, kích thích nhẹ lên hệ thần kinh, giúp sửa chữa các tổn thương mô và cải thiện độ bền cơ bắp vòng eo.
Ngoài ra, mát xa vùng eo cơ thắt lưng có thể phòng chống căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứngđau thắt lưng.
Huyệt Quan nguyên
Vị trí của huyệt Quan nguyên nằm ở bụng dưới cách vùng dưới rốn khoảng 7- 8cm. Còn được gọi là vùng hạ đan điền.
Khi mát xa ở vùng này mang lại tác dụng vô cùng lớn trong việc bồi bổ nguyên khí, bổ thận tráng dương, ôn thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, chữa trị phần đau yếu, có lợi cho những vùng bị tổn thương,
Để điều trị các rối loạn sức sống nguyên khí như đột quỵ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lạnh và những bệnh nam giới liên quan đến thận.
Bên cạnh đó, thường xuyên mát xa vùng hạ đan điền, giúp chữa các bệnh nam khoa như rối loạn mộng tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, rối loạn chức năng tình dục...
Thêm vào đó, thường xuyên xoa bóp huyệt đan nguyên cũng có thể điều chỉnh các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, sa trực tràng, thoát vị, có máu trong phân, táo bón, đi tiểu không hết, tiểu lắt nhắt, mót tiểu cấp bách, khó tiểu...
Khi bạn tự xoa bóp, nên để tay trên vị trí chính xác của huyệt, xoa dần xuôi chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại, xoa đều như vậy trong khoảng 3-5 phút/lần mát xa.
Mặt khác, xoa huyệt quan nguyên còn có tác dụng điều trị đau chân, thấp khớp, đau khớp...
Liên tục xoa bóp huyệt này thường xuyên giúp có tác dụng làm tăng lực chi dưới, làm khỏe các cơ xương, giảm tắc nghẽn của các huyết mạch, thiếu máu, không đau đau chân và đau khớp, có tác dụng làm ấm áp các chi dưới, tăng khả năng chống đỡ và chịu lạnh cho chân.
*Theo Ifeng
theo Trí Thức Trẻ
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét