Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết

Mùa này không chỉ tất bật đối với người nông dân, mà thương lái cũng sẵn sàng cho những thương vụ mới, tiêu thụ hàng trăm tấn cá đi khắp vùng miền. Riêng phần cá bổi (cá sặc rằn), người dân không xuất đi mà giữ lại, làm khô chuẩn bị cho mùa tết.

Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết - ảnh 1
Những ngày gần tết “vương quốc” cá bổi ở Cà Mau vào vụ thu hoạch
Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết - ảnh 2
Cá bổi xứ U Minh hạ.
Cá khô bổi Cà Mau vào mùa tết - ảnh 3
Khô cá bổi Cà Mau nổi tiếng thơm ngon
Làm khô bổi phục vụ tết trở thành nghề truyền thống của người dân U Minh hạ. Gia đình ông Lê Minh Đức, một người nuôi và làm khô cá bổi nổi tiếng ở H. Trần Văn Thời cho biết: “Do nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết khá lớn nên gia đình ông năm nào cũng chuẩn bị trên 20 tấn cá tươi đề làm khô cung cấp cho các chợ đầu mối”.
Theo đánh giá của nhiều người, khô bổi xứ U Minh hạ được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng và các tiểu thương ở những chợ đầu mối lớn đặt mua. Do vùng này khiến cá chậm lớn, yếu tố khiến cá có điểm đặc trưng là dai, thịt ngọt, ngon hơn các vùng khác.
Hiện vùng nuôi cá bổi của tỉnh Cà Mau tập trung chủ yếu ở vùng ngọt hóa thuộc các H. Trần Văn Thời, U Minh và TP. Cà Mau. Số liệu thống kê của Chi cục nuôi trồng Thủy sản Cà Mau trong năm 2016 có gần 300 ha nuôi cá bổi. Huyện Trần Văn Thời là địa phương có diện tích nuôi lớn nhất tỉnh với khoảng gần 200 ha thả nuôi. Hai xã Trần Hợi, Khánh Hưng của H. Trần Văn Thời là “vương quốc” cá bổi của vùng U Minh hạ.
Đây cũng là thời điểm vào vụ làm khô của của “vương quốc”. Để cung ứng cho thị trường tết, người dân phải quần quật ngày đêm. Khuya, cánh đàn ông xuống lưới (còn gọi là chụp đìa), đến khi lên lưới thì cánh đàn bà con gái thì lo phần đánh vảy, muối cá.
Bí quyết làm khô ngon là muối 2 đêm thật mặn, sau đó rửa thật sạch, nếu rửa không sạch, muối nổi trắng trên con khô, khách hàng chê, nếu lượng muối không đủ, cá sẽ không ngon, thịt bở. Để có một kg cá khô cần 2,2 – 2,5 kg cá tươi. Cá nguyên liệu phải chọn lựa kỹ, muối để muối cá phải được mua muối từ làng muối Lưu Hoa Thanh (Tân Thuận, Đầm Dơi).
Cá được người dân thu hoạch vào mùa khô. Khi cá tập trung về đìa, người dân dùng lưới chụp hoặc tát để bắt. Cá lớn và tươi được đem về cạo vảy thật sạch, bỏ ruột rồi ngâm với muối trong khoảng thời gian thích hợp. Tiếp theo ngâm cá trong nước lạnh trước khi phơi. Cá phơi khoảng 3 nắng thì thành phẩm. Phơi ít nắng, thịt cá bổi sẽ bủn, không đạt yêu cầu thương phẩm.
Ở vùng U Minh hạ hiện nay, chỉ còn Nông trường Khánh Hà và Nông trường 402 (2 nông trường của quân đội) còn khô “bổi phệt” (loại cực lớn, từ 5 – 6 con/kg) có giá 450 ngàn đồng/kg. Và trung bình hằng năm cung cấp cho thì trường tết hàng chục tấn cá bổi.
Giá cá khô bổi hiện tùy theo loại lớn nhỏ có giá từ 150 ngàn đến 300 ngàn đồng/kg.
Gia Bách,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét