Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Lễ “Tù cải” của người Dao

“Tù cải” là lễ cấp sắc hay lễ thành đinh - lễ trong chu kỳ đời người dành cho nam giới của người Dao Đầu Bằng (plấy bên muồn) từ 9 - 17 tuổi (theo năm âm là 10 - 18 tuổi). Người Dao Đầu Bằng tin rằng, chỉ những nam giới nào đã trải qua lễ “Tù cải” thì khi chết, linh hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên ở chốn Dương châu Đại điện, nếu không thì phải về nơi Đào hoa động để bà mụ cai quản. Theo tập tục, nam giới chưa trải qua lễ này sẽ bị cả cộng đồng coi thường, trong sinh hoạt cộng đồng (cưới xin, ma chay, các lễ hội…) chỉ là người phục vụ, không được tham gia với tư cách là một thành viên.

Bước vào ngày lễ, các gia đình có trẻ thụ lễ phải treo tranh các vị thần trong nhà đàn “Tù cải”, chuẩn bị lễ vật cho thầy cúng hành lễ.

Mỗi đài rơi dành cho một người thụ lễ Tam Nguyên; người thụ lễ ngồi quay lưng lại mặt trước đài (phía đông mặt trời mọc – hướng minh đạo) theo kiểu bó gối và lùi dần để rơi tự do khỏi đài.

Thời gian tiến hành làm lễ “Tù cải” thường là mùa đông (ghiềng rì) hoặc mùa xuân (gằn rì). Tiêu chí để chọn ngày dựa theo Can - Chi, thuyết Âm dương, thuyết Ngũ hành, kết hợp với giờ - tháng - năm sinh của người thụ lễ. Lập một đàn lễ “Tù cải” thường có 4 - 10 gia đình (mỗi hộ 1 người) đóng góp để tổ chức, nhà đàn là ở một trong những gia đình tham gia. Để tiến hành lễ “Tù cải”, các gia đình phải chuẩn bị mọi thứ từ lễ vật (lợn, gà, rượu, thịt…), may quần áo mới cho trẻ, đồ cúng (vàng mã, hương, giấy bản, bút lông, mực tàu…) và mời thầy cúng. Lễ vật nhiều hay ít, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện của các gia đình tham gia.

Trong các bài cúng, các thầy cúng diễn xướng các lời răn dạy làm người, là bài học đạo đức theo lớp trẻ suốt đời, khuyên răn họ sống nhân cách, vì cộng đồng.

Sau khi làm các lễ cúng, thầy cúng đeo mặt nạ dẫn đầu đoàn người đi quanh bồ đài ngược hướng kim đồng hồ, người thụ lễ đi sau thầy cúng, tiếp theo là đoàn người biểu trưng cho quan binh.


Chọn được thầy cúng, ngày tốt, gia đình mang con đến hỏi xem đứa trẻ có đủ điều kiện để tổ chức “Tù cải” không. Thầy cúng bảo được, gia đình về mổ gà làm lễ cúng tổ tiên, sau đó lấy chân gà nhúng nước sôi và bói. Nếu chân gà đẹp (4 ngón chụm, ngón giữa chum lên các ngón bên, ngón út chỉ vào khe giáp út) là tổ tiên đồng ý, gia chủ mang con đến nhà giao cho thầy cúng.

Thầy cúng hướng dẫn đứa trẻ những phương thức “rửa mình” như ăn chay (ngày ăn 2 bữa, mỗi bữa một bát cơm trắng, không ăn thức ăn và không uống nước); ở kín (nằm trong phòng kín, nếu ra ngoài thì phải lấy nón đội hoặc dùng ô che kín đầu, mặt cúi xuống đất). Những đứa trẻ thụ lễ còn phải học các bài múa lễ, cách chơi nhạc, cách sử dụng đạo cụ… Tại gia đình tổ chức lễ, người ta phải chuẩn bị đủ mọi thứ cần thiết cho buổi lễ, mượn thêm anh em trong bản về viết sớ, cắt giấy bản và soạn tranh thờ.

Người rơi xuống phải nằm im, khi thầy cúng đến vỗ dậy mới được ra khỏi võng, nếu không sẽ là đứa trẻ xấu.

Sau phần rơi đài, thầy cúng làm lễ bắc cầu (thành tẳng) để đón những điều may mắn cho người thụ lễ.


Thần điện trong nhà đàn “Tù cải” là thần điện Đạo giáo. Hệ thống tranh thờ để hành lễ là 36 thần, 72 tướng quen thuộc của Đạo giáo nguyên thủy được người Dao Đầu Bằng tôn thờ như những vị thần tối cao bảo vệ họ trong cuộc sống. Lễ “Tù cải” diễn ra trong 2 ngày, 1 đêm. Bước vào lễ, trải qua nhiều nghi lễ nhỏ gồm 2 phần: nghi lễ mở màn (lễ báo thành hoàng và thổ địa, cúng báo gia tiên, lễ đón thầy, lễ cúng hồn thầy cúng, lễ đặt tên âm), nghi lễ chính thức (lễ thỉnh thần linh, lễ tẩy uế, lễ Tam Thanh thụ giới, lễ đơm hoa, lễ bắc cầu). Nếu người cha đã thụ lễ Tam Thanh thì người con trai cả sẽ thụ lễ Tam Nguyên, con trai thứ sẽ thụ lễ Tam Thanh. Người nào thụ lễ Tam Nguyên thì sẽ phải rơi đài (ngồi trên đài cao để rơi tự do), phía dưới có người dùng võng đỡ. Võng đỡ (mảng) được làm từ dây leo rừng mềm dẻo, có hương thơm, mọi người lấy chăn hoặc vải màu trải trên võng đỡ để đón người thụ lễ rơi xuống.

Người thụ lễ sau khi rơi đài rất vui vẻ vì đã chính thức là người trưởng thành.

Lễ “Tù cải” của người Dao Đầu Bằng là một nghi thức tàn dư của lễ thành đinh nguyên thủy và được giữ cho đến ngày nay. Các yếu tố trong lễ thành đinh được thể hiện là sự thử thách về thể xác và tinh thần, làm cho chàng trai có sức chịu đựng, sự cứng rắn và kỷ luật cộng đồng… Đây là nghi lễ mang ý nghĩa lịch sử, giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật và giá trị văn học.


Việt Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét