Tục xăm cằm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mảng. Hình xăm trên cằm mỗi người không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người đó, mà còn thể hiện quan niệm tâm linh của dân tộc Mảng.
Vì vậy, ngày xưa khi nam, nữ người Mảng đến tuổi 12 đều thực hiện nghi thức xăm cằm. Ngày được chọn để tổ chức lễ xăm cằm phải là ngày đẹp trong tháng 10 âm lịch hàng năm.
Trong quan niệm của người Mảng, xăm cằm không chỉ nhắc nhở đến bổn phận của người vợ, người chồng mà còn thể hiện sự tôn kính đối với bề trên, tổ tiên. Hình xăm là biểu tượng sức mạnh của đấng tối cao, là sự chở che, giúp đỡ con người chống lại những rủi ro, tai kiếp của thiên nhiên và nhắc nhở mỗi người phải có một đức tính tốt đẹp, ví dụ phụ nữ phải hiền dịu, đảm đang. Trình tự xăm: xăm hai cột kéo từ hai bên mũi xuống cằm thể hiện sinh quan vũ trụ trời và đất, cầu nối giữa cõi trần và cõi âm để sau khi chết có thể đi qua cầu này để vào mảnh đất của tổ tiên mình; sau đó xăm quanh miệng với ý nghĩa làm người phải biết điều hay lẽ phải, kính trên nhường dưới, ăn nói lễ phép và không được điêu ngoa, bịa đặt.
Lên nhà, đại diện gia đình rót nước, rượu trình bày lý do đến nhà thầy cúng, người xăm cằm cúi lạy thầy cúng ba lạy, nhờ thầy đứng ra làm lễ giúp.
Người Mảng cho rằng, nếu ai không xăm cằm thì chưa phải là người trưởng thành, khi chết hồn sẽ không được nhập cùng dòng họ mà phải đi lang thang. Người không có hình xăm, nếu muốn vào cổng trời sẽ phải chịu hình phạt, phải đeo một cái cối giã gạo to và phải đi qua cây cầu nhỏ làm bằng một cây gỗ bắc qua một khe sâu không có tay vịn… Bởi vậy, thanh niên Mảng khi đến tuổi trưởng thành đều được người già hay bố mẹ nhắc nhở và tổ chức xăm cằm. Ngày xưa, tục xăm cằm là nghi thức không thể thiếu trong đời sống của người Mảng, tuy nhiên do quá trình lao động sản xuất, đời sống khó khăn và sự mai một theo thời gian nên tục xăm cằm của dân tộc này đã dần mai một.
Bài và ảnh: Việt Hoàng
Chọn được ngày tốt, người xăm cằm và gia đình mang lễ vật đến nhà thầy cúng nhờ làm lễ, khi mọi người đến nhà thì thầy cúng xuống tận đầu cầu thang đón tiếp niềm nở.
|
Lên nhà, đại diện gia đình rót nước, rượu trình bày lý do đến nhà thầy cúng, người xăm cằm cúi lạy thầy cúng ba lạy, nhờ thầy đứng ra làm lễ giúp.
|
Thầy cúng đỏ đèn, thắp hương làm lễ cúng thần linh, tổ tiên người xăm cằm chứng nhận người A đã trưởng thành và làm lễ xăm cằm, là con cháu của dòng họ nhà mình.
|
Lễ cúng gồm một con gà luộc chín, hai con sóc sấy khô, hai quả trứng và hai bát gạo, rượu, nước lã.
|
Trong quan niệm của người Mảng, xăm cằm không chỉ nhắc nhở đến bổn phận của người vợ, người chồng mà còn thể hiện sự tôn kính đối với bề trên, tổ tiên. Hình xăm là biểu tượng sức mạnh của đấng tối cao, là sự chở che, giúp đỡ con người chống lại những rủi ro, tai kiếp của thiên nhiên và nhắc nhở mỗi người phải có một đức tính tốt đẹp, ví dụ phụ nữ phải hiền dịu, đảm đang. Trình tự xăm: xăm hai cột kéo từ hai bên mũi xuống cằm thể hiện sinh quan vũ trụ trời và đất, cầu nối giữa cõi trần và cõi âm để sau khi chết có thể đi qua cầu này để vào mảnh đất của tổ tiên mình; sau đó xăm quanh miệng với ý nghĩa làm người phải biết điều hay lẽ phải, kính trên nhường dưới, ăn nói lễ phép và không được điêu ngoa, bịa đặt.
Hình xăm thể hiện thế giới tương sinh quan trời và đất, người sống ở trần gian hiền lành, ngoan ngoãn và lễ phép thì khi chết sẽ được siêu thoát về với tổ tiên.
|
Lên nhà, đại diện gia đình rót nước, rượu trình bày lý do đến nhà thầy cúng, người xăm cằm cúi lạy thầy cúng ba lạy, nhờ thầy đứng ra làm lễ giúp.
Thầy cúng hành lễ xong thì tiến hành xăm cằm cho người trưởng thành.
|
Người Mảng cho rằng, nếu ai không xăm cằm thì chưa phải là người trưởng thành, khi chết hồn sẽ không được nhập cùng dòng họ mà phải đi lang thang. Người không có hình xăm, nếu muốn vào cổng trời sẽ phải chịu hình phạt, phải đeo một cái cối giã gạo to và phải đi qua cây cầu nhỏ làm bằng một cây gỗ bắc qua một khe sâu không có tay vịn… Bởi vậy, thanh niên Mảng khi đến tuổi trưởng thành đều được người già hay bố mẹ nhắc nhở và tổ chức xăm cằm. Ngày xưa, tục xăm cằm là nghi thức không thể thiếu trong đời sống của người Mảng, tuy nhiên do quá trình lao động sản xuất, đời sống khó khăn và sự mai một theo thời gian nên tục xăm cằm của dân tộc này đã dần mai một.
Bài và ảnh: Việt Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét