Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Nghi lễ tiễn hồn trong tang lễ của người Thái

(LV) – Hành trình đưa tiễn linh hồn về thế giới bên kia của người Thái đen chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo cần giải mã. Khám phá những nét độc đáo ấy là dịp để hiểu thêm nữa về cách tư duy, tình cảm, cảm xúc và nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người này.

Chuẩn bị mâm lễ để tiễn đưa hồn
Vị trí làm lễ tiễn đưa hồn: Nếu người chết là ông chủ nhà thì đặt mâm lễ cạnh quan tài phía hóng, nếu người chết là bà chủ nhà hoặc con cái. ... thì đặt mâm lễ cạnh quan tài phía hẩư.
Vị trí mâm mo “pán cái” vào xướng phụ thuộc vào ông chủ hay bà chủ để đặt quan tài bên quản hay bên chán (phía hẩư hay phía hóng).
Lễ vật: Mâm cúng của mo (pán cái) gồm một cái mâm được lót bằng một sải vải trắng, một đĩa trầu cau, hai chén rượu cho vào đĩa nhỏ đặt trên pán cái. một bát gạo có cắm ba nén hương đã thắp, một con dao đặt trước mặt ông mo (khi bắt đầu vào làm lễ, ông mo lấy hai chân dẫm lên con dao đó cho đến khi xong lễ mới thôi). Một bung thóc nhỏ đặt cạnh pán cái, bốn sải vải trắng đặt trên bung thóc, một cái quạt để mo phe phẩy.
Mâm lễ tiễn đưa hồn gồm: một con lợn nhỏ luộc đặt, hai bát cơm đặt hai bên con lợn, bốn đôi đũa đặt bốn góc, bốn chén rượu đặt bốn góc, một gióng mía, hai quả chuối, hai chiếc bánh chưng.
Mâm cúng trong lễ tiễn hồn của người Thái
Mâm cúng trong lễ tiễn hồn của người Thái.
Trang phục của ông mo: Áo trắng mặc trong, áo đen mặc phủ ngoài (xửa đăm ăm xửa đón). Quần hoặc thẫm màu, đầu quấn khăn tang trắng.
Văn khóc điếu tiễn đưa hồn: Chia làm hai chương chính: hảy xán và hảy xúng khuân. Văn khóc điếu tiễn đưa hồn kể qua tiểu sử người quá cố từ khi người mẹ mang nặng đẻ đau, lớn lên lấy vợ, lấy chồng. Quá trình đau ốm, đi tìm thầy thuốc bốn phương cứu chữa.
Thầy mo mang lễ vật đi xem các đẳm để biết số mệnh người đó còn được sống hay đã đến ngày tận số. Mo đến hỏi các đẳm nhưng các đẳm không còn cách nào cứu được nữa, người đó đã đến ngày tận số, không thể cưỡng lại ý trời phải “tắt chẩư”.
Bắt đầu vào khóc “xán” thầy mo phải thực hiện 4 bước:
Uống hai chén rượu ở pán cái
Nói câu niệm chú gạt bỏ những việc xấu:
Điều bẩn thỉu hôi tanh gạt bỏ
Mùi hôi thối ma chết gạt bỏ
Đồ ăn thừa nhà đám gạt bỏ
Điều không lành gạt bỏ
Vía bà chửa đến gần gạt bỏ
Đừng vướng bằng mảnh trấu
Đừng mắc bằng sợi tơ con nhện
                                                                        (Khấn hết mấy câu trên lại uống hai chén rượu).
Đọc “Quám măn ta xóng” (bùa sáng mắt)
Gốc sung đen
Đoạn cây sung rỗng ruột
Cây sung thắng xạ ngạ
Xạ ngạ thắng đuôi én
Ta vén lời đồng tâm ý hợp xuống dưới
Lời sáng mắt lên trên.
(Khấn xong uống hai chén rượu và tay nhúng vào rượu xoa mắt, xoa mặt).
Cầm lá trầu rồi đọc câu bùa chú:
Trên đầu ta có rết xanh to đến gác
Bả vai ta có rết xanh lớn đến ngăn
Giữa lưng ta có rồng thiêng che chở
                                                                             (Ý chỉ con rồng thêu trên thắt lưng Mo)
Phía dưới lót đá tảng
Phía trên che tấm đồng
Hai bên cạnh núi đá che kín.
                                                        (Nhai lá trầu với vôi nuốt rồi uống tiếp hai chén rượu).
Quám cáo xống cốn tai táy đón (khóc điếu tiễn đưa hồn)
Bài mo “hảy xán” (khóc điếu) và bài mo “hảy xúng khuân” (tiễn đưa hồn) kể về tiểu sử người chết từ lúc trong bụng mẹ đến lúc sơ sinh, quỏ trỡnh lớn lờn sinh sống làm ăn, quỏ trỡnh ốm và mời thầy thuốc về để cúng, chữa bệnh nhưng không khỏi và chết đi nên phải mời thầy cúng về để đưa người chết lên trời (năm khoan khoang), gọi hồn vớa con cháu họ hàng và mời về nhà để làm ruộng nuôi con cháu, cũn thầy mo và người chết cùng nhau lên trời để cùng đến chỗ ông bà tổ tiên ở (đao vi) để ông bà, tổ tiên dặn dũ sau đó quay về.
Lễ bók ngái luông - khai khin (Lễ tiễn hồn)
Tục mổ trâu để tiến hành làm lễ bók ngái luông - khai khin: Chập tối hôm trước, khi sắp làm lễ “hảy xúng khuân” (khóc tiễn hồn), con cháu đem con trâu định mổ cho người quá cố đến buộc phía đầu nhà, gần sáng hôm sau cũng là lúc làm xong thủ tục “tiễn hồn”.
Trưởng họ và con trai cả cầm một bó đuốc, một nắp bem (hòm đựng quần áo đan bằng len hoặc mây, khi có người chết họ thường lấy một cái bem đặt dưới chân quan tài để người quá cố đựng tất cả những gì gọi là của quý), con trai trong nhà mỗi người cầm một thanh gươm đi đến chỗ con trâu định mổ. Con dâu cả lấy một cuộn tơ tằm đến chỗ con trâu và buộc một sợi tơ vào sừng trâu, cứ thế thả sợi tơ kéo về đến nhà rồi đặt cuộn tơ ấy xuống bàn thờ người quá cố, các con cháu ai cũng cầm vào sợi dây ấy một tý, con dâu cả lại cuộn sợi tơ về hết rồi đặt trên bàn thờ người quá cố.
Việc làm này có ý nghĩa: Buộc dây vào sừng trâu là báo cho người quá cố biết con cháu đã nhất trí chia con trâu này cho người quá cố; Cuộn lấy sợi tơ về là gom hồn các con cháu về, không để ma xấu làm hại.
Lễ tiễn hồn của người Thái Đen
Lễ tiễn hồn của người Thái Đen.
Xong thủ tục trên mới được chém cổ trâu. Chém trâu xong tất cả các gươm (gươm nào cũng phải dính tiết trâu) và nắp bem được mang về để dưới bàn cúng của người quá cố. Con trai lấy thịt trâu đến chỗ bàn thờ phía chân người quá cố để làm mâm lễ “bók ngái luông”.
Cách làm như sau: đặt mâm lễ phía chân người quá cố, khi ông mo khấn lễ, con trai cả ngồi lặp lại từng câu của ông mo. Các con trai, cháu trai trong nhà cầm mỗi người một thanh gươm hoặc dao quỳ xuống vây quanh mâm lễ và tỳ thành kiếm xuống sàn nhà, quay lưỡi vào mâm lễ, có ý gác mâm lễ không cho ma xấu làm hại, không cho hồn người xấu vào ăn. Các con dâu, cháu dâu đứng xếp hàng chống gậy trông chõ xôi cho đến khi xôi chín. Con dâu cả lấy một nắm xôi to, nóng bốc khói đến đặt vào mâm lễ (chấu hay khẩu).
Trước khi vào khấn lễ “bók ngái luông” con cháu và tất cả những người đến dự đám tang cầm mỗi người một miếng xôi, một miếng thịt trong tay có ý không cho hồn mình đi ăn cùng mâm người quá cố và cứ thế cho đến khi xong lễ mới bỏ.

Phương Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét