Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Món ngon từ trái quách

(LV) - Dù là món ăn dân dã nhưng với người Trà Vinh trái quách đã trở thành một đặc sản không thể bỏ qua. Những ai đã một lần thưởng thức những món ăn làm từ trái quách hẳn không thể nào quên cái dư vị tuyệt vời đó.

Trái quách – đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh
Trái quách còn có khác là cây Gáo, trái quách có vẻ ngoài giống trái cám, da nhám có màu xám trắng. Người Khmer ở huyện Cầu Kè thích trồng cây này dọc con đê, quanh nhà hay xem cùng các cây ăn trái.
Cây cao khoảng 7- 8 mét, lá nhỏ, nhánh có gai giống như cây cần thăng. Cây trồng khoảng 7 năm thì cho trái, cây càng lâu năm trái càng nhiều. Tháng chạp, tháng giêng âm lịch là mùa quách chín.
Giống như trái sầu riêng, quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không giập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn cứng.
Quách ghém cùng mắm
Mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng... kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm.
Vị nồng của mắm hòa cùng vị chua ngọt của từng miếng cơm quách đặc sệt. Cái giòn giòn của lát khế chua, mùi thơm của những cọng rau tươi thấm dần qua đầu lưỡi. Trái quách khi ăn không làm thực khách ngán vì không béo, lại có vị chua thanh, rất thích hợp để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày.
Quách dầm đá
Khi trái quách khi chín, trái tỏa mùi hương thơm ngát rất đặc trưng. Dù không giống mùi thơm trái thị nhưng nó cũng quyến rũ khứu giác nhiều người. Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục, vỏ trái có màu bạc trắng, mềm, chỉ cần cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti như hạt lưu sậm một màu tím, hạt ăn giòn.
Đối với phụ nữ thì món quách trộn cùng mắm hay dầm đá đường là món ăn giải nhiệt số một được mọi người yêu thích, còn đối với cánh mày râu quách ngâm rượu thì đã trở thành đặc sản.
Để dầm nước đá đường, chỉ cần nạo ruột trái cho vào ly đánh nhừ. Cho đường cát và nước đá bào vào, ta sẽ được một món giải nhiệt ngày hè tuyệt hảo và đáng nhớ.
Vị chua chua, ngọt ngọt của trái quách sẽ đánh bay cái oi bức của mùa hèVị chua chua, ngọt ngọt của trái quách sẽ đánh bay cái oi bức của mùa hè
Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm của quách phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê. Vị ngọt của đường, vị béo của sữa lan thấm khắp vòm họng, thật là dễ chịu. Nhưng sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Vị chua của quách khiến cái nóng của mặt trời nhanh chóng biến đi.
Rượu quách
Ở Cầu Kè, người ta còn chế biến quách thành một loại rượu được coi là đặc sản. Vì, uống rượu này sẽ thưởng thức hương vị thơm đặc trưng của quách mà còn có lợi cho những người bị cao huyết áp, đau nhức, bổ thận… Muốn có rượu thuốc này, người ta dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo nguyên chất.
Để có rượu ngon hơn, người ta bổ trái quách thành vài ba mảnh, ngâm rượu. Nhưng, theo nhiều người sành rượu thì đục vài ba lỗ trên vỏ trái quách rồi thả vào hũ rượu. Theo họ, ngâm như vậy sẽ có nước rượu trong, không đục như hai cách trên.
Băng Tâm


Trái quách Trà Vinh: Càng ăn càng thích


Trái quách Trà Vinh: Càng ăn càng thích - ảnh 1 Trái quách Trà Vinh
Nghe âm thanh bài viết tại đây:

  00:00              00:00         
Quách là loài cây kén đất. Đi khắp từ Bắc tới Nam, cũng chỉ thấy trái quách xuất hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cũng rất ít nơi trồng được loại cây đặc biệt này. Cây quách được trồng nhiều ở Cầu Kè (Trà Vinh), đứng xen cùng các loại cây ăn trái. Người Khmer thích trồng cây quách quanh nhà để lấy bóng mát và trái thơm.
Bề ngoài trái quách (còn gọi là gáo) không bóng bẩy, hấp dẫn ánh nhìn của người khác ngay từ đầu, nhưng bù lại có hương vị đặc trưng nên khiến ta càng ăn càng nghiện. Về điểm này, trái quách khá giống sầu riêng. Nếu chịu được mùi của trái quách, bạn lại thấy thơm ngon hấp dẫn. Còn không, bạn sẽ “sợ” quách như người ta “sợ” mùi sầu riêng, rau diếp cá và tìm cách tránh thật xa.
Cây quách thuộc họ cần thăng, dễ trồng trên vùng không ngập nước. Cây cao khoảng 7- 10m, trồng khoảng 4 năm thì kết trái, càng lâu năm trái càng nhiều. Quả quách hình tròn, to cỡ quả bóng đá nhựa loại nhỏ, da nhám, màu xám trắng. Mùa quách chín thường rơi vào tháng chạp, tháng giêng. Khi chín ruột quả màu đen, có nhiều hột nhỏ bằng đầu đũa ăn và cũng tự rụng vào ban đêm như trái sầu riêng. Tuy rơi từ cao xuống nhưng không sợ dập vỡ vì trái vừa chớm chín, vỏ còn rắn. Bởi thế, thu hoạch trái quách không vất vả khi phải canh đúng thời điểm và treo lên cây hái xuống như các loại quả khác.
Người dân Trà Vinh cũng thường đợi quách rụng chín mới nhặt đem bán bởi nếu cố hái sớm, giấm ép cho chín, quả cũng không thơm ngon như chín cây. Trái quách chín tỏa hương thơm nồng quyến rũ dễ khơi dậy sự thèm thuồng, đặc biệt với những ai chịu được mùi đặc trưng của nó.
Quách vừa chín, người ta sẽ không ăn ngay mà để dành vài ba hôm sau cho trái chín thật kỹ đến độ phần vỏ ngoài mốc trắng, mềm ra thì mới ăn. Ăn ngay cũng được nhưng vị quả lúc này không phải ngon nhất. Quách non có vị chua, chát như ổi thường chấm ăn cùng muối ớt. Người ta để quách chín càng lâu thì ruột càng sậm màu, tỏa mùi càng thơm.
Trái quách Trà Vinh: Càng ăn càng thích - ảnh 2
Người ta có thể dùng dao xẻ đôi trái quách hoặc đập vỡ, tách bỏ phần vỏ quả, lấy muỗng múc ruột quả màu nâu như màu me chín ra và chế biến thành nhiều món khác lạ, thơm ngon. Lẫn trong ruột quả là nhiều hạt nhỏ li ti, ăn giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt. Chỉ một muỗng quách nhỏ cũng đủ đánh thức mọi giác quan trong bạn.
Trong dân gian, trái quách có nhiều công dụng như: giải nhiệt, chữa táo bón, tiêu chảy, viêm phế quản, tăng cường gân cốt, bổ thận... Vì thế, những món ngon từ quách – thứ quả bình dị rất được chào đón, ưa chuộng trong đời sống của người dân miệt vườn. Thông thường có 3 cách chế biến trái quách là ăn ghém cùng mắm, dầm sinh tố, ngâm rượu.
Khi cuốn các loại rau sống (xà lách, cải thảo, bông súng) cùng lát khế chua hay chuối chát vào mắm cá sặc, cá chốt, cá chẽn pha cay, ngọt, người Trà Vinh thường cuốn chung với ruột quách làm nhân. Cách thưởng thức dân dã, đậm chất Nam Bộ cực kỳ hấp dẫn vì mang đến cho thực khách những trải nghiệm vị giác tuyệt vời. Từng miếng cơm quách chua thanh đặc sệt hòa quyện với mắm chấm đượm đà, lát khế chua, rau sống mát giòn, thơm thoảng cứ thấm dần vào khoang miệng. Bữa ăn vì thế mà thanh nhẹ, bớt phần ngán ngấy.
Trái quách Trà Vinh: Càng ăn càng thích - ảnh 3 Món quách dầm sinh tố vào mùa hè
Một món đặc biệt được yêu thích trong mùa hè là quách dầm sinh tố. Ruột quách được dầm với nước, đá bào, đường, sữa cho ra ly sinh tố giải khát được nhiều người ưa chuộng. Múc một miếng quách đưa vào miệng, thực khách hãy từ tốn nhai để cảm nhận độ giòn giòn, beo béo, chua chua, ngọt ngọt của hạt quách và thấy mùi thơm đặc trưng vấn vít quanh mũi. Tất cả hòa cùng vị ngọt ngậy của đường, sữa, đá bào mát lạnh dần lan tỏa trong miệng đánh thức vị giác và mang lại cảm giác sảng khoái, thích thú cho bạn. Với một ly sinh tố quách dầm, những trưa hè oi bức dường như được xua tan.
Rượu quách cũng là một trong những món đặc sản đáng tự hào của người dân Trà Vinh. Những dịp đón khách quý, gia chủ thường mang rượu quách ra thiết đãi như một cách thể hiện sự hiếu khách, tấm thịnh tình của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét