Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Độc đáo đám cưới của đồng bào Cao Lan

(LV) - Đám cưới của người Cao Lan cũng như các dân tộc khác thường rất phức tạp và phải trải qua nhiều bước: dạm hỏi (đánh tiếng), ăn hỏi, giá bạc, cưới.

Với người Cao Lan xưa kia, hôn nhân nói chung đều do cha mẹ định đoạt, trai gái có thể tìm hiểu nhau qua các đám hát ví, hát đối (sình ca) nhưng đến khi đi đến quyết định hôn nhân thì phải thông qua bố mẹ và thực hiện qua nhiều nghi lễ bắt buộc.
Khi gia đình đã ưng thuận cho cô gái về làm dâu thì bố mẹ của chàng trai mượn người đi đánh tiếng. Đối với người Cao Lan, ông mối sẽ gắn bó với đôi vợ chồng đó suốt đời, nên là phải chọn rất cẩn thận, thường là phải chon người tốt, phúc hậu, song toàn, khác họ.
Lễ dạm hỏi sang nhà gái gồm có ông mối, một người đi gánh lễ gồm 1 đôi gà thiến, 12 chiếc bánh dày cùng với rượu, riêng bánh dày. Theo tục lệ Cao Lan, sau này thông gia hoặc ông mối (ông tháu) chết, nhà gái phải đưa lễ bánh dày, mỗi người chết phải đưa lễ 6 cái, nếu là ông bà thông gia chết thì phải đưa lễ 12 cái, số lượng bánh dày tương đương với lễ hôm hỏi giá bạc.
Chuẩn bị lễ vật đám hỏi
Chuẩn bị lễ vật đám hỏi.
Chọn ngày cưới cũng phải xem tuổi người con gái lợi vào những tháng nào, theo người Cao Lan các cặp tháng đi đôi với nhau để tổ chức cưới thường là tháng 2 và tháng 8; tháng 3 và tháng 9; tháng 4 và tháng 10; tháng 5 và tháng 11; tháng 6 và tháng 12.
Ông trưởng họ nhà gái thường là người đại diện cho nhà gái đưa ra yêu càu của nhà gái về đồ sính lễ thạch cưới, thường là: 5,2 nén bạc trắng, thịt lợn 120kg, rượu 12o nậm, 2 vòng tay bạc, một đôi khuyên bạc hoặc vàng, một đôi thăt lưng màu, 120 quả cau và 120 lá trầu…
Đi đón dâu phải có 2 cô gái tân, biết hát, có 1 người thạo ăn nói, một người biết tiếp trầu, một phù rể gánh 1 đôi dậu trong đựng 24 chiếc bánh dày, một tấm vải, 2 con gà trống. Hôm đón dâu còn đem theo 1 con lợn, mặc dù hôm trước đã gánh đủ lễ sang nhà gái. Lúc dâu ra cửa có ông san sui khấn thiên cẩu ( chó trời), để nó không theo đến nhf chồng làm hại cô dâu, sau đó vứt 2 chiếc bánh dày nhỏ di với ý nghĩa là để thiên cẩu ăn, nhà gái cử 2 cô gái thuộc loại gái tân, sạch sẽ, ăn mặc đẹp đi dưa dâu.
Nhà trai phải làm lễ đặt trầu vào đầu tháng, thường là vào mùng 1 vì người con gái đó còn trinh trắng, nếu đưa lễ vào ngày rằm thì người con gái đó đã có 1 đời chồng.
Lễ đón dâu của người Cao Lan
Lễ đón dâu của người Cao Lan.
Lễ cưới, gần hết thơi gian ăn giá bạc, nhà trai cũng đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ cưới, lúc này ông mối đại diện cho nhà trai tới gia đình nhà gái bàn bạc và định ngày cưới. Trước hôn lễ 1 hôm nhà trai phải mang đầy đủ các lễ vật đã thoả thuận sang nhà gái để chuẩn bị cho hôm đón dâu. Đến ngày đón dâu, trước khi sang nhà gái những lễ vật và trang phục của những người đi đón dâu dều được tâp trung lại chính giữa để ông quan lang là phép.
Đoàn đi đón dâu gồm có 6 người, đi đầu là ông quan lang, chú rể, cô đón dâu, người gánh và ông mối đi sau cùng.
Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát.
Tục chăng dây chặn đường của người Cao Lan
Tục chăng dây chặn đường của người Cao Lan.
Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.
Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao Lan.
Tuệ Bình (Ảnh; internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét