Mới đây, công ty TNHH Tơ lụa Nhã Nam đã tổ chức buổi trình diễn mang tên "Chuyện kể xứ tằm tang" giúp người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách quốc tế hiểu thêm về làng nghề lụa nổi tiếng Mã Châu có lịch sử hơn 600 năm ở tỉnh Quảng Nam. Sự kiện này là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề lụa Mã Châu vang danh một thời ở xứ Quảng.
"Chuyện kể xứ tằm tang" lấy cảm hứng từ câu chuyện kể về mối tình đẹp đẽ nên thơ lưu truyền trong sử sách xưa. Đó là mối tình cô gái hái dâu nuôi tằm và chàng Thế tử Nguyễn Phúc Lan - những người góp công sức lớn trong việc khuyến khích nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa của xứ Quảng phát triển cực thịnh và góp phần đem những sản phẩm tơ lụa Việt Nam vượt Biển Đông ra với thị trường thế giới.
"Chuyện kể xứ tằm tang" tái hiện khung cảnh làng nghề lụa thủ công truyền thống Mã Châu đã có hơn 600 tuổi, với “nong tằm, cây dâu, khung cửi” cùng sự góp mặt của các nghệ nhân hàng chục năm trong nghề của làng lụa Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Cây dâu làm nguyên liệu thức ăn cho tằm. Những con tằm được mang từ Quảng Nam vào mục đích phục dựng lại quy trình làm ra một tấm lụa Mã Châu hoàn mỹ. Những kén tốt sẽ cho chất lượng tơ rất cao. Quy trình luộc kén. Luộc kén để kén nhả tơ. Quy trình để cho ra một tấm lụa hoàn mỹ theo phương pháp thủ công truyền thống do các nghệ nhân thực hiện. Người dân Tp hào hứng khi lần đầu tiên được nhìn thấy đầy đủ một quy trình khép kín để làm ra một tấm lụa thượng phẩm. Nghệ nhân Trần Hữu Phương tái hiện lại công đoạn dệt lụa. Yêu cầu sự tỉ mỉ và những đôi bản tay khéo léo từ các nghệ nhân. Quy trình làm ra một tấm lụa đều được những nghệ nhân từ Quảng Nam thực hiện. Du khách trực tiếp trải nghiệm công đoạn quay tơ... ...và du khách có thể chọn mua cho mình những tấm lụa thượng phẩm ưng ý. |
Bên cạnh việc phô diễn quy trình để cho ra một tấm lụa hoàn mỹ theo phương pháp thủ công truyền thống do các nghệ nhân thực hiện, "Chuyện kể xứ tằm tang" còn giới thiệu đến du khách hình ảnh về phong cảnh, văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam xuyên suốt 4000 năm văn hiến được trang trí trên những chiếc khăn choàng lụa thướt tha qua 7 khu vực trung bày: "Hùng ca sử Việt", "Văn hoá truyền thống", "Danh lam thắng cảnh", "Di tích lịch sử", "Việt Nam trong kỷ nguyên mới", "Di sản văn hoá thế giới", "Bộ sưu tập Quý Phi".
Ông Trần Hữu Phương - nghệ nhân của làng lụa Mã Châu cho biết, làng nghề lụa Mã Châu bắt đầu có từ thế kỷ XV. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XX khi mà công nghệ dệt vải của Châu Âu bắt đầu du nhập vào Việt Nam thì làng nghề dệt lụa truyền thống theo phương pháp thủ công có xu thế chậm chân và dần mai một. Cho đến sau năm 2010, Công ty lụa Mã Châu bắt đầu xây dựng chiến lược phục hồi sản phẩm làng nghề, tập trung khôi phục các sản phẩm đã có thời nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới. Đến nay sản phẩm lụa Mã Châu đã đi vào tâm điểm chú ý của người tiêu dùng và được đánh giá cao.
Một số loại lụa Mã Châu thương phẩm được giới thiệu tới du khách: |
Bà Lê Thị Xuân, du khách Đà Nẵng, chia sẻ: "Đến xem chương trình tôi cảm thấy rất mừng vì nghề dệt lụa truyền thống được bảo tồn và phát triển hơn. Sản phẩm lụa tiến bộ rất nhiều, không thô sơ như xưa. Màu sắc được nhuộm và hoạ tiết hợp với thời đại, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài"./.
Thực hiện: Thông Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét