Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.
Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 - 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu... Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh - “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định).
Từ Tp.HCM, chúng tôi đi về phía Nam theo quốc lộ 50 khoảng 25km, qua huyện Bình Chánh là đến địa phận huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngay cửa ngõ của huyện, tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình hiện ra trong tư thế hiên ngang như minh chứng cho truyền thống đấu tranh bất khuất, xuyên suốt nhiều thời đại của nhân dân Cần Giuộc. Tượng đài được đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là quê hương và cũng là địa điểm tưởng nhớ Nguyễn Thái Bình, một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ, biểu tượng về lòng yêu nước của sinh viên Việt Nam trong mắt người yêu chuộng hòa bình những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Cách tượng đài Nguyễn Thái Bình không xa là Đình Chánh Tân Kim, di tích lịch sử đã được hình thành gần 200 năm, gắn liền với việc đi khai hoang, mở đất, lập làng của ông Tiền hiền họ Mai từ miền Trung vào vùng đất này. Công lao to lớn ấy được dân làng ghi nhớ và theo truyền thống, ông được thờ trong Chánh Điện của đình với bài vị “Tiền hiền khai khẩn”, hàng năm được dân làng tổ chức cúng vào dịp lễ Kỳ Yên.
Chúng tôi có mặt tại chợ Cần Giuộc thuộc thị trấn Cần Giuộc, khung cảnh yên bình với cảnh mua bán tấp nập khiến không ai nghĩ tại nơi đây khi xưa là chợ Trường Bình, đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của nông dân Cần Giuộc dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu vào những năm 1859 - 1860. Biết tin Phó Đô đốc Bornard (vừa thay Đô đốc Charner) ra lệnh cho rút bớt quân lính ở các đồn để tập trung lực lượng đánh chiếm Biên Hòa, hòng chặn đường liên lạc giữa triều đình với nghĩa quân miền Tây Nam Bộ, nghĩa quân Cần Giuộc từ ba điểm phục kích, trong đó có một điểm ở chùa Tôn Thạnh, đã kéo đến vây đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng lòng yêu nước và ý chí chống giặc của nhân dân Cần Giuộc càng được khẳng định. Từ đây, cảm hứng bất tận của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã được thể hiện qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đầy bi tráng.
Về ý nghĩa cái tên Cần Giuộc nghe khá “lạ tai” với nhiều người thì trong tư liệu Le Cisbassac (Miệt Tiền Giang) là di cảo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có giải thích rằng, Cần Giuộc theo ngôn ngữ Môn-Khmer gọi là Srôk Kantuôt, mà Srôk Kantuôt dịch sang tiếng Việt là “Xứ cây chùm ruột”, bởi theo người dân Cần Giuộc thì trước kia nơi đây trồng rất nhiều cây chùm ruột. Hiện tại, tuy cây chùm ruột không còn nhiều ở Cần Giuộc nữa nhưng dường như nó đã được thay thế bởi những cánh đồng lúa óng ả, trải rộng ra hai bên đường. Thực tế, Cần Giuộc chính là một trong những huyện sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh Long An với địa hình bằng phẳng, đặc biệt là các kênh rạch từ con sông Cần Giuộc, đưa dòng phù sa về tưới tắm ruộng đồng. Ngoài ra, Cần Giuộc cũng có nhiều dự án công nghiệp, tái định cư, trong đó, có 5 Khu công nghiệp nằm trong danh mục Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ. Đình Chánh Tân Kim ở ấp Tân Xuân, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, là một di tích lịch sử gắn liền với việc đi khai hoang mở đất lập làng của ông Tiền hiền họ Mai (Mai Văn Giã) từ miền Trung vào đồng bằng sông Cửu Long. Đình Chánh Tân Kim được ghi nhận là một trong những thành tố của thiết chế văn hóa làng xã truyền thống. Chùa Tôn Thạnh, nơi cụ Đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp. Di tích lịch sử Tổ Đình Linh Sơn là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng ở Cần Giuộc. Một công trình có kiến trúc cổ từ thời thuộc Pháp ở huyện Cần Giuộc. |
«... Cần Giuộc nằm phía Đông tỉnh Long An, diện tích tự nhiên 210.1980 km vuông, dân số trung bình 169.020 người; phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp; phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước. |
Cách tượng đài Nguyễn Thái Bình không xa là Đình Chánh Tân Kim, di tích lịch sử đã được hình thành gần 200 năm, gắn liền với việc đi khai hoang, mở đất, lập làng của ông Tiền hiền họ Mai từ miền Trung vào vùng đất này. Công lao to lớn ấy được dân làng ghi nhớ và theo truyền thống, ông được thờ trong Chánh Điện của đình với bài vị “Tiền hiền khai khẩn”, hàng năm được dân làng tổ chức cúng vào dịp lễ Kỳ Yên.
Chúng tôi có mặt tại chợ Cần Giuộc thuộc thị trấn Cần Giuộc, khung cảnh yên bình với cảnh mua bán tấp nập khiến không ai nghĩ tại nơi đây khi xưa là chợ Trường Bình, đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của nông dân Cần Giuộc dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu vào những năm 1859 - 1860. Biết tin Phó Đô đốc Bornard (vừa thay Đô đốc Charner) ra lệnh cho rút bớt quân lính ở các đồn để tập trung lực lượng đánh chiếm Biên Hòa, hòng chặn đường liên lạc giữa triều đình với nghĩa quân miền Tây Nam Bộ, nghĩa quân Cần Giuộc từ ba điểm phục kích, trong đó có một điểm ở chùa Tôn Thạnh, đã kéo đến vây đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng lòng yêu nước và ý chí chống giặc của nhân dân Cần Giuộc càng được khẳng định. Từ đây, cảm hứng bất tận của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã được thể hiện qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đầy bi tráng.
Sông Cần Giuộc luôn tấp nập thuyền ghe qua lại, là nơi cung cấp nước cho những ruộng lúa ở Cần Giuộc. Mùa lúa chín ở Cần Giuộc. Một góc chợ Cần Giuộc hôm nay, chợ Trường Bình trước đây. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của huyện Cần Giuộc. Bảo tàng Long An, nơi lưu trữ nhiều tư liệu và hiện vật thể hiện sống động Cần Giuộc qua các thời kỳ lịch sử. |
Về ý nghĩa cái tên Cần Giuộc nghe khá “lạ tai” với nhiều người thì trong tư liệu Le Cisbassac (Miệt Tiền Giang) là di cảo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có giải thích rằng, Cần Giuộc theo ngôn ngữ Môn-Khmer gọi là Srôk Kantuôt, mà Srôk Kantuôt dịch sang tiếng Việt là “Xứ cây chùm ruột”, bởi theo người dân Cần Giuộc thì trước kia nơi đây trồng rất nhiều cây chùm ruột. Hiện tại, tuy cây chùm ruột không còn nhiều ở Cần Giuộc nữa nhưng dường như nó đã được thay thế bởi những cánh đồng lúa óng ả, trải rộng ra hai bên đường. Thực tế, Cần Giuộc chính là một trong những huyện sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh Long An với địa hình bằng phẳng, đặc biệt là các kênh rạch từ con sông Cần Giuộc, đưa dòng phù sa về tưới tắm ruộng đồng. Ngoài ra, Cần Giuộc cũng có nhiều dự án công nghiệp, tái định cư, trong đó, có 5 Khu công nghiệp nằm trong danh mục Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét