Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Cố Viên Lầu: Làng quê Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư

(Dân trí) - Nằm ẩn mình bên dòng sông Ngô Đồng, làng Việt cổ Cố Viên Lầu đang lưu giữ nhiều nếp nhà xưa mang đậm nét văn hóa độc đáo và đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cố Viên Lầu được ví như một làng quê đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ ở cố đô Hoa Lư.

Làng Việt cổ Cố Viên Lầu được phục dựng từ năm 1990, tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), nằm trong vùng đệm của Quần thể danh thắng Tràng An. Khu đất xây làng xưa kia là ngôi làng cổ Vụng Chùa cách đây hơn 1.000 năm thời Đinh - Lê, do chiến tranh bị mai một.
Làng Việt cổ Cố Viên Lầu được phục dựng từ năm 1990, tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), nằm trong vùng đệm của Quần thể danh thắng Tràng An. Khu đất xây làng xưa kia là ngôi làng cổ Vụng Chùa cách đây hơn 1.000 năm thời Đinh - Lê, do chiến tranh bị mai một.
Cố Viên Lầu có nghĩa là nhà vườn cổ. Chủ nhân của ngôi làng mong muốn phục dựng lại làng để xem như đây như là ngôi làng nhà vườn cổ của kinh đô Hoa Lư xưa. Toàn bộ làng nằm trên diện tích 22.000m2, phía Đông giáp đường vào đền Thái Vi, phía Tây giáp sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến thuyền Tam Cốc, phía Bắc giáp thung lũng núi Cửa Quen.
Cố Viên Lầu có nghĩa là nhà vườn cổ. Chủ nhân của ngôi làng mong muốn phục dựng lại làng để xem như đây như là ngôi làng nhà vườn cổ của kinh đô Hoa Lư xưa. Toàn bộ làng nằm trên diện tích 22.000m2, phía Đông giáp đường vào đền Thái Vi, phía Tây giáp sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến thuyền Tam Cốc, phía Bắc giáp thung lũng núi Cửa Quen.
Làng Việt cổ Cố Viên Lầu quy tụ hơn 20 ngôi nhà cổ, được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình và một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Các ngôi nhà đều mang đậm nét kiến trúc Việt cổ xưa từ thế kỷ 18 - 20. Cố Viên Lầu được phục dựng lại như một ngôi làng cổ, có đình làng, nhà dân, nghênh tân các, cổng làng, đường làng ngõ xóm...
Làng Việt cổ Cố Viên Lầu quy tụ hơn 20 ngôi nhà cổ, được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình và một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Các ngôi nhà đều mang đậm nét kiến trúc Việt cổ xưa từ thế kỷ 18 - 20. Cố Viên Lầu được phục dựng lại như một ngôi làng cổ, có đình làng, nhà dân, nghênh tân các, cổng làng, đường làng ngõ xóm...
Các ngôi nhà cổ nằm san sát nhau, được phân thành hai kiểu nhà là khu nhà giàu và khu nhà nghèo nằm san sát nhau. Khu nhà giàu đại diện cho tầng lớp quý tộc như: Tránh tổng, Lý trưởng, Tránh phó... Khu nhà nghèo thuộc tầng lớp bần cố nông, là những người phục vụ hỗ trợ cho lớp nhà giàu.
Các ngôi nhà cổ nằm san sát nhau, được phân thành hai kiểu nhà là khu nhà giàu và khu nhà nghèo nằm san sát nhau. Khu nhà giàu đại diện cho tầng lớp quý tộc như: Tránh tổng, Lý trưởng, Tránh phó... Khu nhà nghèo thuộc tầng lớp bần cố nông, là những người phục vụ hỗ trợ cho lớp nhà giàu.
Đình làng nằm ở vị trí giữa làng trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Theo chủ nhân của làng Việt cổ Cố Viên Lầu, đây là ngôi đình của một ngôi làng ở Thanh Liêm (Hà Nam) có tuổi đời hơn 150 năm, được đưa về Cố Viên Lầu hơn chục năm qua. Đình làng với mái cong vút, có 7 gian với hàng chục cây cột.
Đình làng nằm ở vị trí giữa làng trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông. Theo chủ nhân của làng Việt cổ Cố Viên Lầu, đây là ngôi đình của một ngôi làng ở Thanh Liêm (Hà Nam) có tuổi đời hơn 150 năm, được đưa về Cố Viên Lầu hơn chục năm qua. Đình làng với mái cong vút, có 7 gian với hàng chục cây cột.
Ngôi đình được xây dựng có hiên tiền xung quanh. Đình Thanh Liên gồm các hạng mục chính như: Đình làng, Tả môn, Hữu môn, có sân đình rất rộng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân xưa kia. Đây là ngôi đình hầu như được giữ nguyên bản trước khi đưa về trưng bày, lưu giữ tại Cố Viên Lầu.
Ngôi đình được xây dựng có hiên tiền xung quanh. Đình Thanh Liên gồm các hạng mục chính như: Đình làng, Tả môn, Hữu môn, có sân đình rất rộng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân xưa kia. Đây là ngôi đình hầu như được giữ nguyên bản trước khi đưa về trưng bày, lưu giữ tại Cố Viên Lầu.
Vật liệu xây dựng đình làng được làm chủ yếu bằng gỗ, trên lợp ngói vảy cá. Gỗ dựng đình làng nhiều nhất là gỗ lim cùng nhiều loại gỗ khác như xăng nẽ, xoan đào... Bên trong mái đình các cột, kèo, vì được trạm khắc nhều hoa văn tinh xảo. Đặc điểm nổi bật nhất của các hoa văn họa tiết trên gỗ này là hình họa hoa sen...
Vật liệu xây dựng đình làng được làm chủ yếu bằng gỗ, trên lợp ngói vảy cá. Gỗ dựng đình làng nhiều nhất là gỗ lim cùng nhiều loại gỗ khác như xăng nẽ, xoan đào... Bên trong mái đình các cột, kèo, vì được trạm khắc nhều hoa văn tinh xảo. Đặc điểm nổi bật nhất của các hoa văn họa tiết trên gỗ này là hình họa hoa sen...
Khu nhà giàu gồm những nhà cổ kiên cố, khang trang được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng. Các ngôi nhà này có kiến trúc độc đáo, không ngôi nhà nào giống ngôi nhà nào. Nhà thì 5 gian, 2 dĩ và 2 trái; có ngôi nhà lại chỉ có 3 gian 2 trái với mái cong vút như mái đình.
Khu nhà giàu gồm những nhà cổ kiên cố, khang trang được sưu tầm từ nhiều nơi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng. Các ngôi nhà này có kiến trúc độc đáo, không ngôi nhà nào giống ngôi nhà nào. Nhà thì 5 gian, 2 dĩ và 2 trái; có ngôi nhà lại chỉ có 3 gian 2 trái với mái cong vút như mái đình.
Nhà cổ Ý Yên (Nam Định) là một trong những ngôi nhà cổ xưa có tuổi đời trên 100 năm. Ngôi nhà khu nhà giàu này có các thiết kế, họa tiết hoa văn tinh xảo, lát gạch Bát Tràng. Các vật dụng sinh hoạt bên trong cũng độc đáo và giá trị, xứng tầm với chủ nhân của ngôi nhà xưa kia.
Nhà cổ Ý Yên (Nam Định) là một trong những ngôi nhà cổ xưa có tuổi đời trên 100 năm. Ngôi nhà khu nhà giàu này có các thiết kế, họa tiết hoa văn tinh xảo, lát gạch Bát Tràng. Các vật dụng sinh hoạt bên trong cũng độc đáo và giá trị, xứng tầm với chủ nhân của ngôi nhà xưa kia.
Các nhà cổ thuộc khu nhà giàu ở Cố Viên Lầu đều có niên đại trên 100 năm. Chủ nhân Cố Viên Lầu đã cất công và bỏ nhiều công sức trong rất nhiều năm mới đưa được những ngôi nhà cổ về trưng bày ở đây. Nhà có niên đại cao nhất là nhà cổ Ninh Sơn với tuổi đời trên 350 năm, nhà cổ Ninh Xuân trên 200 năm...
Các nhà cổ thuộc khu nhà giàu ở Cố Viên Lầu đều có niên đại trên 100 năm. Chủ nhân Cố Viên Lầu đã cất công và bỏ nhiều công sức trong rất nhiều năm mới đưa được những ngôi nhà cổ về trưng bày ở đây. Nhà có niên đại cao nhất là nhà cổ Ninh Sơn với tuổi đời trên 350 năm, nhà cổ Ninh Xuân trên 200 năm...
Những họa tiết trên mái nhà của một ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu, nhìn kỹ như một bức tranh tinh xảo, thiên biến vạn hóa với đủ các loại gam màu, nội dung khác nhau. Từ các linh vật như: Long, Phụng, đến các cây tứ quý: Tùng - Trúc - Cúc - Mai... đều được sắp xếp một cách rất hợp lý đầy tính nghệ thuật, thể hiện tay nghề cao của người dân Việt xưa kia.
Những họa tiết trên mái nhà của một ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu, nhìn kỹ như một bức tranh tinh xảo, thiên biến vạn hóa với đủ các loại gam màu, nội dung khác nhau. Từ các linh vật như: Long, Phụng, đến các cây tứ quý: Tùng - Trúc - Cúc - Mai... đều được sắp xếp một cách rất hợp lý đầy tính nghệ thuật, thể hiện tay nghề cao của người dân Việt xưa kia.

Những ngôi nhà của tầng lớp bần cố nông nằm xen kẽ với các ngôi nhà của nhà giàu. Khu nhà nghèo được phục dựng như xưa, là nơi sinh sống của tầng lớp phục vụ cho lớp người giàu. Vì thế cuộc sống của họ cũng không mấy khá giả. Thậm chí còn rách nát, đơn sơ.
Những ngôi nhà của tầng lớp bần cố nông nằm xen kẽ với các ngôi nhà của nhà giàu. Khu nhà nghèo được phục dựng như xưa, là nơi sinh sống của tầng lớp phục vụ cho lớp người giàu. Vì thế cuộc sống của họ cũng không mấy khá giả. Thậm chí còn rách nát, đơn sơ.
Những ngôi nhà của lớp người nghèo nằm ở các vị trí không mấy đắc địa trong làng, được thể hiện nổi bật trong làng Việt cổ Cố Viên Lầu. Theo chủ nhân của làng Cố Viên Lầu, những ngôi nhà tranh vách đất này cũng được phục dựng giống như nguyên bản để khách đến tham quan như đang được sống lại ký ức của thời xa xưa.
Những ngôi nhà của lớp người nghèo nằm ở các vị trí không mấy đắc địa trong làng, được thể hiện nổi bật trong làng Việt cổ Cố Viên Lầu. Theo chủ nhân của làng Cố Viên Lầu, những ngôi nhà tranh vách đất này cũng được phục dựng giống như nguyên bản để khách đến tham quan như đang được sống lại ký ức của thời xa xưa.

Bên trong một ngôi nhà tranh vách đất ở Cố Viên Lầu, đồ đạc đơn sơ, không có gì giá trị. Căn nhà tuềnh toàng, dột nát nói lên sự khắc khổ của chủ nhân xưa kia, đúng với thân phận bần cố nông, là lớp người giúp việc cho những người cai trị trong xã hội phong kiến xưa.
Bên trong một ngôi nhà tranh vách đất ở Cố Viên Lầu, đồ đạc đơn sơ, không có gì giá trị. Căn nhà tuềnh toàng, dột nát nói lên sự khắc khổ của chủ nhân xưa kia, đúng với thân phận bần cố nông, là lớp người giúp việc cho những người cai trị trong xã hội phong kiến xưa.
Ngoài đình làng, nhà dân, Tân Nghinh Các ở làng Việt cổ Cố Viên lầu cũng được phục dựng như nguyên bản. Tân Nghinh Các này được đưa về đây cũng có niên đại khá lâu.
Ngoài đình làng, nhà dân, Tân Nghinh Các ở làng Việt cổ Cố Viên lầu cũng được phục dựng như nguyên bản. Tân Nghinh Các này được đưa về đây cũng có niên đại khá lâu.
Vẻ đẹp bình yên tĩnh lặng ở Cố Viên Lầu - Ngôi làng quê đậm chất đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Chủ nhân của làng Việt cổ chia sẻ, muốn phục dựng lại Cố Viên Lầu là để khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Trong làng, ngoài những ngôi nhà còn rất nhiều cổ vật có giá trị qua nhiều thời kỳ khác nhau đang được lưu giữ và trưng bày.
Vẻ đẹp bình yên tĩnh lặng ở Cố Viên Lầu - Ngôi làng quê đậm chất đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Chủ nhân của làng Việt cổ chia sẻ, muốn phục dựng lại Cố Viên Lầu là để khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Trong làng, ngoài những ngôi nhà còn rất nhiều cổ vật có giá trị qua nhiều thời kỳ khác nhau đang được lưu giữ và trưng bày.
Mỗi năm, Cố Viên Lầu đón trên 2.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây để được hòa mình vào văn hóa làng quê Việt xưa kia. Làng Việt cổ Cố Viên Lầu ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) từ lâu được xem như một di sản văn hóa Việt Nam cần phải phát huy giá trị, quảng bá hơn nữa nét văn hóa độc đáo đến nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách quốc tế.
Mỗi năm, Cố Viên Lầu đón trên 2.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây để được hòa mình vào văn hóa làng quê Việt xưa kia. Làng Việt cổ Cố Viên Lầu ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) từ lâu được xem như một di sản văn hóa Việt Nam cần phải phát huy giá trị, quảng bá hơn nữa nét văn hóa độc đáo đến nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách quốc tế.
Gần 30 năm tồn tại, Cố Viên Lâu từ lâu là địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình được nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Nơi đây, cũng là phim trường từng quay rất nhiều bộ phim nổi tiếng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Long Thành cầm giả ca; Đường đến thành Thăng Long; hay những bộ phim khác như Vợ Ba...
Gần 30 năm tồn tại, Cố Viên Lâu từ lâu là địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình được nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Nơi đây, cũng là phim trường từng quay rất nhiều bộ phim nổi tiếng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Long Thành cầm giả ca; Đường đến thành Thăng Long; hay những bộ phim khác như Vợ Ba...
Hàng năm, các ngôi nhà cổ thường xuyên được tu sửa, chỉnh trang để phục vụ du khách tham quan. Không gian yên tĩnh, thanh bình của làng Việt cổ Cố Viên Lầu bên dòng sông Ngô Đồng đã làm say đắm lòng bao du khách mỗi khi đến đây để được hòa mình vào đời sống làng quê Bắc Bộ xa xưa.
Hàng năm, các ngôi nhà cổ thường xuyên được tu sửa, chỉnh trang để phục vụ du khách tham quan. Không gian yên tĩnh, thanh bình của làng Việt cổ Cố Viên Lầu bên dòng sông Ngô Đồng đã làm say đắm lòng bao du khách mỗi khi đến đây để được hòa mình vào đời sống làng quê Bắc Bộ xa xưa.
Cảnh thanh bình ở Cố Viên Lầu.
Cảnh thanh bình ở Cố Viên Lầu.


Current Time0:06
/
Duration1:05
Auto


Nét độc đáo làng Việt cổ Cố Viên Lầu ở Ninh Bình
Thái Bá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét