Thực ra, nước mình có nhiều Văn Miếu lắm các bạn nhá!
Tiếp theo phần 1 giới thiệu về Văn Miếu ở Hà Nội và Hải Dương, chúng
mình hãy cùng tìm lại những nét xưa của hai Văn Miếu cổ kính khác ở Bắc Ninh và
Hưng Yên các bạn nhé!
1. Văn
Miếu Bắc Ninh
Đây chính là nơi lưu giữ đầy đủ, rõ nét nhất về lịch sử khoa
bảng vẻ vang của xứ Kinh Bắc.
Một góc Văn
Miếu
Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng từ thời Lê Sơ ở núi Châu Sơn,
huyện Thị Cầu. Sau nhiều lần sửa chữa, tu bổ, năm 1884 văn miếu được xây dựng
lại, năm 1893 được chuyển về vị trí hiện nay (xóm 10, Đại Phúc, Bắc Ninh).
Bức bình phong hàng trăm năm
tuổi: “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi
ký” dựng năm 1928.
Văn Miếu Bắc Ninh là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia
lưu giữ khoa danh của 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc xưa.
Bàn thờ bên trong nhà Tiền
tế.
Kiến trúc Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu Đường (5 gian)
hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng
trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu. Chính diện
có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn
Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ
lim được bào trơn đóng bén rất tinh tế và cổ kính.
Nét kiến trúc đơn sơ, bình dị
và gần gũi với: ngói đỏ, gạch đá và cây xanh trong Văn Miếu.
Người Bắc Ninh có quyền tự hào với làn điệu Quan họ (Di sản
văn hóa thế giới - 2009) thì cũng sẽ chẳng bao giờ quên truyền thống hiếu học
qua bao đời. Văn Miếu Bắc Ninh chính là đại diện tiêu biểu nhất cho giá trị
truyền thống và sự học vẻ vang của miền đất văn hiến này.
2. Văn Miếu Xích Đằng (Văn
Miếu Hưng Yên)
Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu
Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố
Hiến, thuộc làng (thôn) Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng
Yên.
Lối vào Văn Miếu, hai bên là
hai hàng cây xanh.
Được xây dựng vào năm 1832, với hàng trăm năm tồn tại cùng
với những thăng trầm của thời gian. Nơi đây vẫn chính là hồng quang đại diện cho
tri thức, sự uyên bác mà các thế hệ người con Hưng Yên luôn ghi nhớ với 161 vị
đại khoa được lưu danh bảng vàng.
Nghi môn Văn Miếu Xích
Đằng.
Văn Miếu Xích Đằng trước đây là nơi tổ chức các kỳ thi của
trấn Hưng Yên. Hiện tại Miếu đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc
chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người
hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám: Chu Văn An.
Hữu Vu bên trong Văn
Miếu.
Cổng Nghi Môn của Văn Miếu Xích Đằng là một trong những công
trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt
Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác.
Một trong chín bia đá lưu
danh các vị đại khoa bên trong khu Nội tự.
Khu nội tự có mặt chính quay về hướng Nam, được thiết kế theo
kiểu chữ “Tam”: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu
theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”.
Khánh đá độc
đáo.
Đặc biệt hơn, tại Văn Miếu Xích Đằng có thiết kế lầu chuông
(Rất hiếm thấy trong các Văn Miếu tại Việt Nam). Tiếng chuông và tiếng khánh
chính là âm thanh báo hiệu thời gian cho các kỳ thi trước đây. Đồng thời ngày
nay, nó chính là tiếng tri ân, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc hiền tài,
nho sĩ trong các dịp lễ hội.
Nhà tiền tế của Văn Miếu Xích
Đằng, với dáng vẻ rất mộc mạc và đậm nét Nho gia.
Hằng năm, khi mùa xuân về, tại Văn Miếu tổ chức rất nhiều các
hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp mà
người con Hưng Yên nói riêng và các du khách thập phương kéo về dự hội tại Xích
Đằng rất nhộn nhịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét