Loại mì dùng để tráng bánh là loại mà bọn trẻ chúng tôi chê vì khi nấu không trắng, bùi và ngọt như mì gòn. Mì được tập trung lại gọt vỏ ngâm vào thùng nước lớn. Vài ngày sau mì mềm rã bột, chỉ cần quậy bằng tay là gom được những dăm, dây nhợ ra. Dung dịch còn lại là bột mì pha nước. Ở mức độ vừa phải để khi tráng cho bánh dẻo, thơm. Xong khâu nguyên liệu, người ta tiến hành đắp lò bằng đất sét với ổ lò vừa vặn kích cỡ nồi tráng. Lò làm xong chỉ trong 1 ngày. Qua 1 – 2 buổi nắng trưa và chiều của tháng tư, lò đã khô, chắc. Nhiều nhà đã tranh thủ tráng bánh vào ngày hôm sau vẫn được. Nhà nào đắp lò thường tráng số lượng lớn, còn những nhà tráng ít thì thường đi mượn lò. Tùy theo khẩu vị hay nhu cầu của người mua bánh, có nhà pha thêm cơm dừa nạo hoặc muối… vào dung dịch bột mì.
Nồi tráng chứa nước sạch được căng trên mặt miếng vải bằng cách cột dây vải vào những hòn đá, viên gạch treo lơ lửng quanh nồi. Khi nước trong nồi sôi, khói đã bốc lơ lửng trên mặt vải thì đổ bột vào tráng theo hình tròn mặt trăng. Gần 1 phút sau bánh chín, lấy bánh ra trải vào vỉ tre mang ra phơi dưới nắng. Bọn trẻ chúng tôi thường được phân làm việc vặt là trải những chiếc bánh ra cho phẳng và gỡ bánh khô khi chiều xuống.
Bánh khô được xếp lại thành nhiều chồng để giành trong nhà. Phần chính là để ăn dặm trong ngày. Những lúc kẹt tiền, mẹ cũng đem vài chồng bánh ra phố chợ bán. khi tôi vào đại học, những chồng bánh tráng mì theo tôi vào thành phố. Bạn bè nhiều nơi trong ký túc xá đến thưởng thức cùng rau sống, cá hấp, thịt luộc,… mùi vị dân dã, cách ăn lạ miệng khiến ai cũng khen ngon và nhớ mãi. Khi đã đi qua nhiều nơi, tôi thấy không nơi nào có cách trữ mì qua chế biến như ở quê tôi. Bây giờ tráng bánh tráng mì đã thành nghề truyền thống, nghề của vùng khó nên ló khôn.
Nồi tráng chứa nước sạch được căng trên mặt miếng vải bằng cách cột dây vải vào những hòn đá, viên gạch treo lơ lửng quanh nồi. Khi nước trong nồi sôi, khói đã bốc lơ lửng trên mặt vải thì đổ bột vào tráng theo hình tròn mặt trăng. Gần 1 phút sau bánh chín, lấy bánh ra trải vào vỉ tre mang ra phơi dưới nắng. Bọn trẻ chúng tôi thường được phân làm việc vặt là trải những chiếc bánh ra cho phẳng và gỡ bánh khô khi chiều xuống.
Bánh khô được xếp lại thành nhiều chồng để giành trong nhà. Phần chính là để ăn dặm trong ngày. Những lúc kẹt tiền, mẹ cũng đem vài chồng bánh ra phố chợ bán. khi tôi vào đại học, những chồng bánh tráng mì theo tôi vào thành phố. Bạn bè nhiều nơi trong ký túc xá đến thưởng thức cùng rau sống, cá hấp, thịt luộc,… mùi vị dân dã, cách ăn lạ miệng khiến ai cũng khen ngon và nhớ mãi. Khi đã đi qua nhiều nơi, tôi thấy không nơi nào có cách trữ mì qua chế biến như ở quê tôi. Bây giờ tráng bánh tráng mì đã thành nghề truyền thống, nghề của vùng khó nên ló khôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét