Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Chùa Giác Viên


Chùa Giác Viên tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc về một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất (vì nơi đây trước kia là cái bàu, sau phải lấp nhiều đất mới có được mặt bằng như ngày nay), cũng còn được gọi là Tổ Đình.
Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.

Lịch sử

Đầu tiên nơi đây là rừng rậm âm u chỉ có một con rạch nhỏ tên là rạch Hố Đất đổ ra rạch Ông Buông. Tương truyền các hòa thượng chùa Giác Lâm đã dùng địa điểm này để chở bè cây về cất nơi đây nhằm kiến thiết chùa Giác Lâm. Hòa thượng cất một cái am nhỏ để tu và giữ cây gọi là "Quan Âm Các". Năm 1804, sau khi chùa Giác Lâm sửa chữa xong, am được mở rộng và xây dựng lại toàn bộ. Mãi đến năm 1850 hòa thượng Hải Tịnh (trụ trì chùa Giác Lâm) mới đặt tên là chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 18991902,1908191019581962, 1994.
Các bài vị (ghi chữ Hán) của các vị Tổ sư có công xây dựng hình thành và tu bổ chùa Giác Viên còn được lưu giữ, thờ tại Tổ đường chùa:
  1. Tiên Giác Hải Tịnh - phái Lâm Tế - đời thứ 36;
  2. Hoằng Ân Minh Khiêm - phái Lâm Tế - đời thứ 37;
  3. Chân Không Như Nhu - phái Lâm Tế - đời thứ 38;
  4. Hoằng Nghĩa Như Phòng - phái Lâm Tế - đời thứ 39;
  5. Hồng Từ Huệ Nhơn - phái Lâm Tế - đời thứ 40;
  6. Thích Thiện Phú - phái Lâm Tế - đời thứ 41.

Kiến trúc

Chùa Giác Viên có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm với mái 4 vạt thẳng, phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Chùa có 153 pho tượng lớn nhỏ, đa số bằng gỗ được tạo thành trong 2 lần trùng tu vào các năm 1899–1902 và 1908–1910; 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Hiện chùa còn nhiều tác phẩm điêu khắc và chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Hải Tịnh. Lại còn cả một gốc mai cổ thụ, vươn cao lên chia thành sáu nhánh. Theo truyền thuyết, gốc mai này do Mạc Cửu, người mở đất Hà Tiên mang đến trồng tại đây

Tham khảo

  • Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa.
  • Huỳnh Minh, Gia Định xưa (1973), NXB Thanh Niên in lại năm 2001.
  • Lê Quang Ninh, Stéphane Dovert, Sài Gòn - Ba thế kỷ phát triển và xây dựng, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
  • Sổ tay văn hoá Việt Nam, Đặng Đức Siêu, Nhà Xuất bản Lao Động 2006
  • Chùa tọa lạc ở số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa ban đầu mang tên là Quan Âm các, được ngài Hương Đăng tạo dựng vào năm 1805 từ một am nhỏ thờ Bồ-tát Quan Thế Âm. Năm 1850, Thiền sư Hải Tịnh đổi Quan Âm các thành chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1899-1902 dưới thời Hòa thượng Như Nhu trụ trì và vào các năm 1908-1910 dưới thời Hòa thượng Như Phòng trụ trì. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có 135 pho tượng và 57 bao lam, hầu hết được tạo tác và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu ngôi chùa. Các bao lam ở chùa có giá trị nghệ thuật cao, có bao lam chạm cả 2 mặt, đặc biệt là bao lam "Bá Điểu", người xem như thấy cả thế giới loài chim đang sinh hoạt ở quanh mình. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Chùa Giác Viên còn có tên là chùa Hố Đất, xưa là một am nhỏ, gọi tên là "Quan Âm Các", dựng vào năm 1798. Tương truyền, khi Hòa Thượng Hải Tịnh đại trùng tu chùa Giác Lâm, ông đã chọn ngôi đất chùa Giác Viên hiện nay làm bến xếp cây gỗ, trước khi chuyển vận bằng đường bộ đến Giác Lâm (dài 2km). Trước mặt chùa còn rạch Hố Đất (rạch Tân Hòa) đổ ra rạch Ông Bướng và kinh Lò Gốm, vốn là đường chở gỗ ngày xưa. Để tiện bề đôn đốc công việc, Hòa thượng dựng một nhà lá, trong đó thờ Phật. Phật tử lui tới ngày một đông đúc. Năm 1850 chùa được chính thức đổi tên thành Giác Viên. Chùa Giác Viên trong thời gian này được dùng làm cơ sở chánh học tập khoa ứng phú vùng Chợ Lớn. Trong chùa còn lại bức hoành phi đề "Tân Mão niên tại" nên có ý kiến cho rằng chùa đã có từ năm 1771 hoặc 1831.
    Bình đồ chùa được bố cục theo kiểu chữ “trung" chiều ngang 70m, dài 58m. Phật điện được đặt giữa chùa. Hai bên có dãy nhà nối vào phần giữa bao bọc sân, trong đó trồng cây cảnh, non bộ. Ngoài ra, trong chùa còn có những dãy nhà phụ làm nhà trai và bếp, trường học. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam. Qua các lần trùng tu lớn vào năm 1958, 1961, 1962, chùa được tu sửa theo kiến trúc mang màu sắc Tây phương hơn.
    Trong chùa có tất cả 153 pho tượng, 57 bảo lam và 60 bức phù điêu.Trong khuôn viên chùa còn 2 công đất trước đây là nơi xây cất trường Phật học Lục Hòa Tăng, cơ sở in ấn tạp chí Lục Hòa Tăng, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội và là nơi đào tạo bồi dưỡng tăng tài. Hiện nay chùa còn lưu lại nhiều tác phẩm điêu khắc với những đường nét chạm trồ tinh vi như những tấm thêu trên mặt gỗ. Đặc biệt chùa còn giữ được chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng vị Tổ sư Hải Tịnh, người sáng lập chùa Giác Viên và một gốc mai. (ĐNMY)

    Ngôi chùa có bao lam “Bách Điểu” lớn nhất Việt Nam

    Chùa Giác Viên có 58 bao lam lớn nhỏ, trong đó phải kể đến bao lam "Bách Điểu".
    Bao lam này có chiều cao 2,48m, chiều ngang 2,25m và chiều rộng nhất 67cm (từ mép cạnh đến họa tiết dơi ngay giữa bao lam).

    Điểm đặc sắc của bao lam này là nghệ nhân không chỉ khắc họa những loài chim thường gặp trong các đình chùa như: loan, phụng, công, trĩ… mà khi quan sát bao lam này, người xem được thấy một thế giới loài chim như đang sinh hoạt quanh mình. Đó là những loài chim quen thuộc trong sân vườn, đồng ruộng của miền Nam, như: cò, chim sẻ, chào mào, họa mi, chích chòe, bói cá, le le… Chúng được tạo hình, khắc họa trong nhiều tư thế sinh động: con bay, con đậu, con đang tranh mồi, đang nô đùa, có những con đang tỏ tình âu yếm… Chính giữa bao lam khắc hình một con dơi - có ý nghĩa đem lại điều phúc đến mọi người.

     Ảnh Võ Văn Tường.

    Qua những điểm khắc họa, tạo hình trên bao lam "Bách Điểu”, cho thấy óc quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên của các nghệ nhân. Và qua nghệ thuật trang trí sinh động trên bao lam đã làm cho người xem cảm giác sống trong đời thực với những chi tiết cụ thể.

    Chùa Giác Viên thuộc 161/85/20 đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh, sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa có bao lam "Bách Điểu” lớn nhất Việt Nam.

    Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam
    .
  • Chùa Giác Viên

     
    Chùa Giác Viên hình thành muộn màng hơn Chùa Giác Lâm nhưng lại có mối liên quan từ khi thiền sư Viên Quang về trụ trì và cho xây cất lại vào năm 1798. Khi đó, để vận chuyển gỗ từ miền Đông về cất lại chùa, ghe thuyền chở gỗ theo kênh Tàu Hủ vào Tân Hoá ghé bến Hố Đất xuống gỗ. Thiền sư Viên Quang cho làm một ngôi nhà nhỏ cất gỗ và cử người phụ trách nhang đèn gọi là ông Hương Đăng trong chùa ra coi chừng. Sau khi Chùa Giác Lâm xây cất hoàn thành, ông Hương Đăng bèn xin phép thiền sư cho phép ông chỉnh trang nơi đây thành một kiểng  chùa, thỉnh tượng Phật về thờ, gọi là Quan Âm Viện. Năm 1850, Quan Âm Viện được cất lại khang trang hơn và đổi tên thành Chùa Giác Viên. Giác Viên có lối kiến trúc giống Giác Lâm từ trong ra ngoài.
    chua-giac-vien1
    Hố Ðất ở đâu? Ngày xưa vùng đất này chỉ là một thôn nhỏ thuộc làng Phú Thọ Hoà, phủ Tân Bình. Theo người bạn lớn tuổi của tôi, cha mẹ là người cố cựu ở khu Hố Ðất  cho biết, trên trăm năm trước là xóm làm gạch, làm lu sành. Ðất được lấy lên tại chỗ tạo thành những cái hố lớn nhỏ, nên địa danh Hố Ðất có lẽ theo cách gọi dân gian mà thành (hiện vẫn còn tên con đường mang tên Xóm Ðất tại khu vực này). Từ Hố Ðất dẫn đến một cái đầm nước mọc đầy sen, súng. Bàu này, nguyên là vùng đất hoang hoá rộng lớn, chung quanh cây cối rậm rạp nay chính là Công viên Ðầm Sen thuộc Q. 11. Cũng nói thêm, đến năm 1969, chính quyền đương thời tách một số xã của quận Tân Bình thành lập quận mới 11. Ðịa điểm Chùa Giác Viên ngay Hố Ðất khi xưa nay thuộc phường 3.
    chua-giac-vien4Chùa Giác Viên trước 1975 phía trước còn đất trống rất nhiều Ảnh: Manhhaiflicks
    Chùa Giác Viên, ông bạn tôi biết từ hồi còn bé. Ông kể: “Ðó là một ngôi chùa đẹp, tường vách bằng gạch xây tô, có cửa võng trang trí theo kiểu Tây thời bấy giờ. Nhưng bên trong chùa hoàn toàn bằng gỗ, kể cả cửa chính cửa phụ, bên ngoài hành lang hậu liêu bao bọc bằng những tấm phên bằng gỗ dày năm sáu phân đóng thành những ô vuông rất chắc chắn. Những tấm phên bao ngoài thường thấy ở các nhà gỗ truyền thống nhưng được đóng song song. Mục đích của phên gỗ bao quanh nhà đơn giản chỉ để phòng trộm đạo”.
    Những tấm phên gỗ sau hậu liêu. Tôi có dịp  đi tìm hiểu Chùa Giác Lâm và Giác Viên, thuở đó, các liếp phên đã mục, hệ thống cột kèo của nhà hậu liêu cũng bị mối mọt tàn phá theo thời gian. Mái ngói sụp đổ vài nơi, không còn sử dụng được. Tuy nhiên, chính điện xem có vẻ còn tốt do bên ngoài được bao quanh bởi lớp tường gạch. Hệ thống cột, kèo, trính và toàn bộ trang trí bằng gỗ như bao lam, hoành phi, phù điêu từ chánh điện cho đến nhà Tổ đều còn nguyên vẹn và đẹp hơn Chùa Giác Lâm. Cách chạm khắc rất tinh xảo và có hồn.
    Chùa Giác Viên tính đến nay đã trải qua 6 đời truyền thừa. Hòa thượng Minh Khiêm, Như Nhu, Như Phòng, Hồng Từ, Nhựt Xuân và hiện nay hòa thượng Huệ Viên đang trụ trì tại chùa. Chùa được trùng tu lớn 3 lần: lần thứ nhất vào năm 1899 do hòa thượng Như Nhu đứng ra chủ trì; lần thứ 2 vào năm 1910 do hòa thượng Như Phòng phụ trách, lần trùng tu này đã thay đổi hoàn toàn kết cấu kiến trúc; lần thứ 3 vào cuối thập niên 20 thế kỷ XX do hòa thượng Hồng Hưng – trụ trì chùa Giác Lâm đứng ra đảm trách, chính ông là người thiết kế kiến trúc lại ngôi chùa Giác Lâm và Giác Viên và cũng chính vì vậy nên hai ngôi chùa này có kiểu dáng kiến trúc gần giống nhau.
    chua-giac-vien3Cây Bạch Mai hiếm quý trồng từ lúc Mạc Cửu ghé ngang Hố Đất, trồng cho chùa làm kỷ niệm Ảnh: Internet
    Hồi xưa mặt chính của chùa quay ra hướng Nam, phía trước là bến Hố Ðất, tiện ghe thuyền từ kênh Tân Hoá vào ra (sau này đã được lấp đất và trở thành một phần của khu Công viên Ðầm Sen). Khách thập phương đi chùa dùng lối đi phía sau, trong sân chùa phía sau có một cây Bạch Mai tương truyền do Mạc Cửu, một lần đi qua bến Hố Ðất ghé chùa trồng kỷ niệm.
    Xin lan man đôi chút về loài Bạch Mai quý hiếm này và loài cây này đã trở thành cây di sản quốc gia, hiện ở miền Nam chỉ còn vài ba cây trồng ở Ðình Phú Tự, Bến Tre; Khu lăng mộ Mạc Cửu ở Hà Tiên; Bạch Mai cổ ở Chùa Gò thuộc quận 11.
    Vào đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu di dân người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên được Chúa Nguyễn phong làm Tổng trấn. Khi đến đây, Mạc Cửu có mang theo giống Bạch Mai quý giá của quê nhà (mai Tứ Xuyên) trồng bên ngôi miếu hoang thờ ông cọp vằn để xin cám ơn trời đất phương Nam rộng lòng dung chứa. Cây Bạch Mai lớn lên tại mảnh đất biển xanh Hà Tiên là điều lạ vì loài cây mai này rất khó trồng. Cho nên người xưa quan niệm, chỗ nào có Bạch Mai nở hoa thì đất lành dân an. Cây Bạch Mai trong Chùa Giác Viên đến nay vẫn còn sừng sững, cứ mỗi độ xuân về hoa mai trắng nở làm cảnh chùa càng thêm sinh động.
    chua-giac-vienMặt sau Chùa Giác Viên và là cổng chính vào chùa hồi trước Ảnh: Panoramio
    Gian chính điện có thể xem là nơi hoàn thiện nhất. Toàn bộ trang trí cửa võng, bao lam, hoành phi, phù điêu bằng gỗ tạo tác vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu như nguyên vẹn. Nghệ thuật tạo tác hoa văn có thể còn hơn mảng trang trí của Chùa Giác Lâm. Bàn thờ, tập trung 128 tượng làm bằng gỗ mít như bộ tượng Thập Bát La Hán, Thập điện Diêm Vương, Phật Thích Ca, Phổ Hiền Bồ tát, Văn Thù Bồ tát, Quan Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, các tượng Giám trai gây sự chú ý đối với những nhà nghiên cứu và khách thập phương do tạo tác sống động.
    Về phần bao lam, hiếm chùa cổ nào tại Sài Gòn có được hệ thống 58 bao lam lớn nhỏ như Chùa Giác Viên. Ðiêu khắc công phu, có bao lam tạc đến 100 con chim trong các tư thế mô tả cảnh thiên nhiên như đang bay, đậu trên cành trúc, đang tranh mồi, có con tỏ tình âu yếm, gần gũi với đời sống ruộng lúa cò bay thẳng cánh ở miền Nam.
    Riêng câu đối của Chùa Giác Viên có đến 128 câu đối. Ở dạng liễn có 72 và 56 câu đối được chạm khắc thẳng vào thân cột sâu 1cm. Nền sơn đen thếp vàng với nội dung cõi Phật và đời sống chúng sinh, đề cao đức đạo, tu học làm người và hoà mình với đời sống dân dã nông thôn. Việc chạm khắc những câu đối tinh xảo lên thân cột này chứng tỏ tay nghề rất điêu luyện của các nghệ nhân, bởi lẽ chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng phải bỏ đi một thân cây gỗ lớn. Khung cảnh thiên nhiên  miền Nam đã được các tác giả cụ thể hóa vào thân cột, gợi lại cho người xem khung cảnh thực, sống động ở nơi đây từ những thế kỷ trước.
    chua-giac-vien2
    Tháp mộ các đời truyền thừa bên hông Chùa Giác Viên Ảnh: Internet
    Từ cuối thế kỷ XX, Chùa Giác Viên đã xuống cấp nhiều nơi, cần đại trùng tu nhưng kinh phí không có nên kéo dài đến hiện nay khiến sự suy sụp của các hệ thống khung xà, rui, mè càng trở nên nghiêm trọng. Mái ngói bị gió xô lệch, dột nước mưa càng gây thêm tình cảnh “chùa dột cột xiêu”. Tường vách bị ngã, nhiều nơi phải dùng cột chống đỡ. Duy chỉ khu tháp mộ rêu phong là còn nguyên vẹn.
    Người bạn già tôi cho biết: “Mãi đến năm vừa qua, Chùa Giác Viên mới được chính quyền thành phố tiến hành cho tu bổ. Việc trùng tu đã được nhiều nhóm nghiên cứu trước đó nhiều năm nhưng chưa thực hiện được do kinh phí eo hẹp. Nay việc trùng tu đang được tiến hành nhưng không biết rồi đây diện mạo của chùa sẽ ra sao. Trong cũ ngoài mới là điều không tránh khỏi. Vấn đề là làm sao cái mới thành cái cũ mà vẫn đạt phẩm chất như thường. Ông ví von chuyện ông lão mặc một bộ đồ bà ba mới trông đẹp đó nhưng làm sao thấy có hồn bằng ông lão mặc bộ bà ba cũ”.
    Chuyện trùng tu Chùa Giác Viên còn kéo dài nhiều năm, cứ chờ xem một công trình được công nhận là di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét