Không
quá cầu kỳ, những chiếc bánh bé xinh với cái tên giản dị: bánh rán lúc
lắc, bánh gấc, bánh mảnh cộng, bánh chín tầng mây, cốm xào dừa… như
quyện cả hương vị xưa đất Hà thành. Khi thưởng thức, người trẻ còn được
dịp tìm hiểu về cội nguồn, còn với những người ở tuổi trung niên, món
bánh đầy hoài niệm ấy lại gợi lên nỗi nhớ về một thời ký ức tuổi thơ
xưa.
Bánh mảnh cộng
Với cái tên nghe rất lạ, bánh mảnh cộng được làm từ loại dây leo mảnh
cộng mọc bên hàng rào, sinh trưởng mạnh vào mùa hè. Để làm bánh, người
thợ dùng lá xay ra, trộn với bột nếp, sau đó hấp nhuyễn đậu xanh, trộn
với dừa sợi và đường trắng. Bột được viên cho chiếc bánh tròn trịa bọc
ngoài nhân đậu, sau đó gói lá chuối và cho lên nồi hấp. Chiếc bánh mảnh
cộng làm ra, màu xanh ngọc bắt mắt, thơm nguyên mùi lá, mùi nếp thơm,
ngòn ngọt man mát nhân đậu xanh. Thưởng thức một miếng thấy đọng lại
hương vị mát lành của thiên nhiên, cây cỏ.
Chín tầng mây
Sở dĩ bánh có tên như vậy là vì có tới 9 tầng, mỗi tầng một màu sắc riêng, xếp chồng lên nhau tạo nên màu sặc sỡ: xanh, đỏ, cam, vàng, trắng… Nguyên liệu chính để làm bánh là bột năng, nước cốt dừa, cùi dừa nạo và đường kính. Bánh không dùng phẩm màu mà lấy bột năng hòa với nước cốt dừa để tạo màu trắng, lấy đậu xanh làm màu vàng, gấc tạo thành màu đỏ, lá cây làm màu xanh.
Để tạo thành các tầng có màu sắc khác nhau, đầu bếp lần lượt trải đều
các tầng bánh vào khuôn, dày khoảng 1cm, hấp chín lên và để thật nguội
rồi mới dỡ bánh ra, sau đó cắt thành từng miếng bánh nhỏ bằng ba ngón
tay, lấy nilông bọc lại để bánh không bị dính vào nhau. Nếu tinh ý khi
ăn, bạn có thể khéo léo tách các lớp màu bánh riêng, rất mềm và dẻo như
thạch, ăn lạ miệng. Bánh có vị ngọt thanh thanh của nước cốt dừa, mềm
nhưng không mất đi độ dai đặc trưng. Nhâm nhi vị thanh mát của bánh,
ngắm từng tầng bánh trong veo tựa bảy sắc cầu vồng, cảm giác cái nóng dư
âm của mùa hè như được xua tan sau cơn mưa dịu mát.
Bánh gấc
"Thịt" gấc thổi xôi mới nghe tên đã thấy vị béo ngậy, và còn hấp dẫn
hơn khi được trộn cùng bột nếp tạo thành món bánh gấc cổ truyền đất Bắc.
Bánh gấc “chuẩn” phải đạt độ dẻo của nếp cái hoa vàng, thơm ngậy hương
đặc trưng của gấc và ngọt bùi nhân đậu xanh… Ngày Tết khi xưa, mỗi gia
đình thường bày bánh ra mời khách. Bên cạnh chồng bánh chưng xanh ngắt
có đĩa bánh gấc đỏ tươi với màu đỏ tượng trưng cho may mắn thịnh vượng.
Cốm xào dừa
Không kén chọn nguyên liệu như bánh cốm, cốm xào chỉ cần dùng loại
cốm đủ dẻo và thơm, màu hạt cốm chuẩn hơi ngả vàng một chút. Để làm cốm
xào, người thợ hòa đường cát trắng vào chút nước đun sôi trước khi cho
cốm vào, đảo nhẹ tay cho tới khi cốm và đường hòa quyện, sau đó rắc thêm
chút vừng rang vàng và ít dừa non bào sợi lên trên mặt cốm. Nhấp một
ngụm trà sen nóng, nếm một miếng cốm xào đủ vị, ngọt, thơm, hòa quyện
với vị béo, bùi của dừa, lan tỏa trong tiết trời thu để thấy ẩm thực Hà
thành nhẹ nhàng mà tinh tế.
Bánh rán lúc lắc
Chín tầng mây
Sở dĩ bánh có tên như vậy là vì có tới 9 tầng, mỗi tầng một màu sắc riêng, xếp chồng lên nhau tạo nên màu sặc sỡ: xanh, đỏ, cam, vàng, trắng… Nguyên liệu chính để làm bánh là bột năng, nước cốt dừa, cùi dừa nạo và đường kính. Bánh không dùng phẩm màu mà lấy bột năng hòa với nước cốt dừa để tạo màu trắng, lấy đậu xanh làm màu vàng, gấc tạo thành màu đỏ, lá cây làm màu xanh.
Bánh gấc
Cốm xào dừa
Bánh rán lúc lắc
Bánh rán lúc lắc với nhân đậu tròn xoe,
tách riêng với vỏ bánh gợi trí tò mò bởi âm thanh lụp bụp bên trong
giống trò chơi xúc xắc khi xưa. Nguyên liệu làm bánh giản dị từ bột nếp,
đường và vừng trắng. Nhân bánh làm từ đậu xanh song để chiếc bánh lúc
lắc được cũng cần có bí quyết chế biến theo tỷ lệ riêng. Bánh rán đạt
chuẩn là bánh có màu vàng ruộm, phồng nhưng không bị xẹp khi để nguội.
Khi bẻ bánh ra, vỏ bánh mỏng dính, viên nhân tròn xoe và có thể di
chuyển được. Hãy thử một lần thưởng thức miếng bánh để cảm nhận vị dẻo
của bột nếp, thơm bùi của vừng, hòa quyện với vị ngọt dịu của nhân đậu
xanh, đó sẽ là mùi vị bạn không bao giờ quên được.
… Và chút hoài niệm về bánh cổ truyền
Nhịp sống hối hả khiến cho mỗi người
hình thành thói quen mới để bắt kịp xu hướng với những món ăn Tây, đồ ăn
nhanh hiện đại. Chính vì vậy, những món ăn truyền thống của Hà Nội cứ
dần mai một đi theo vòng quay của thời gian.
Trên khắp mảnh đất Hà thành nay không
còn nhiều tiệm bánh cổ truyền nữa. Với những người con xa xứ nay trở lại
quê hương, những người thuộc thế hệ xưa và nay muốn thưởng thức đều tìm
tới tiệm bánh Gia Trịnh (16A Lý Nam Đế), tiệm bánh Quà Quê (số 1 Đinh
Liệt), nơi hội tụ phong phú các loại bánh cổ truyền.
Tôi tìm đến hiệu bánh Gia Trịnh trong
một buổi chiều chớm thu Hà Nội và may mắn được trò chuyện với cụ Vũ Thị
Vịnh, 94 tuổi, tới nay vẫn cần mẫn truyền lại cho con cháu bí quyết làm
bánh cổ truyền. Cụ Vịnh bồi hồi kể lại: “Ngày xưa ở Hà Nội, giỗ tết
thường có 2 loại cỗ là cỗ mặn và cỗ đường, trong đó cỗ đường thể hiện sự
khéo tay hay làm của người con gái Tràng An. Cỗ đường tối thiểu có từ 4
đến 6 món rất đặc trưng của từng địa phương, trong đó có các loại bánh
gấc, bánh mảnh cộng…”
Từ nhỏ, cụ đã được dạy từ nếp ăn, nếp
nghĩ, nữ công gia chánh theo đúng chuẩn mực của người con gái Hà thành.
Trải qua bao thăng trầm, cụ và các con, các cháu đều lấy nghề này làm
điểm tựa tinh thần, truyền thừa, giữ gìn và tiếp tục phát triển.
Khi được hỏi về nguyên liệu làm bánh cổ
truyền, cụ chia sẻ: “Ưu điểm của bánh cổ truyền là nguyên vật liệu tại
chỗ, không cần điện, không cần máy vẫn sản xuất được vì nó là thủ công.
Các cụ ngày xưa rất tinh tế lấy màu vàng của quả giành giành, màu đỏ của
gấc, màu xanh của lá mảnh cộng, lá dứa để tạo màu cho bánh. Không những
thế, các nguyên liệu này đều từ thiên nhiên, có dinh dưỡng cao và rất
tốt cho sức khỏe”.
Cũng theo cụ Vịnh, lá mảnh cộng mọc
hoang bên bờ rào song chứa nhiều canxi, sinh tố, và đặc biệt có tác dụng
chữa bệnh. Quả gấc màu đỏ tươi, rất bền màu nghĩa là dù hấp đến nhiệt
độ bao nhiêu chăng nữa, màu cũng không biến chất. Ưu điểm của nguyên vật
liệu từ địa phương rất phong phú, nếu biết khai thác thì không cần dùng
đến phẩm màu hiện tại, như bánh rán cổ truyền hiện nay hoàn toàn không
dùng thuốc nở và dùng phương pháp gây men. Gấc là nguyên liệu làm bánh
rất ngon nhưng chỉ có theo mùa, lá mảnh cộng bây giờ rất hiếm nên gia
đình cụ phải dành một khu đất để trồng riêng.
Bánh cổ truyền được làm thủ công nên cần
sự khéo léo, tỉ mỉ tới từng chi tiết, vì vậy không phải ai cũng có thể
kiên nhẫn theo được nghề này. Với những thế hệ đi trước, qua thời gian,
tới hiện tại, chỉ có tình yêu nghề, yêu những nét văn hóa, cổ truyền Hà
Nội, họ mới quyết tâm theo đuổi, phục dựng, duy trì và phát triển tới
bây giờ. Để những người con đất Hà thành khi thưởng thức bánh luôn nhớ
mãi những kỷ niệm đẹp về mảnh đất ngàn năm văn vật.
vntravellive
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét