Trong hệ thống hang động nằm
trên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Hà Giang, lâu nay,
hang Rồng (xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đã đem đến cho người
địa phương những chuyện kỳ bí khó lý giải. Trước hiện tượng tự nhiên bí
hiểm này nên hang Rồng được đồng bào dân dã gọi là "hang ghét người ăn
thịt và uống rượu”.
Hang Rồng nằm bên cạnh thung lũng rộng
lớn với tiếng nước suối nhỏ chảy róc rách, trước mặt là một ngọn núi cao
sừng sững chừng 100m được phủ bên ngoài mầu xanh của cây cối đang phát
triển, có một hang động rộng lớn làm cho người ta liên tưởng đến như một
con rồng khổng lồ, bắt nguồn từ suy nghĩ giản dị ấy nên người dân địa
phương gọi là hang rồng, cửa hang rộng chừng 2 đến 3 m hướng về dòng
suối nhỏ chảy, một hiện ra trước mắt một không gian rộng lớn với những
vách đã cao sừng sững, kiên cố, nhũ đã lồi lõm khác nhau. Với 4 tầng
chiều dài chừng 250m có sức chứa hàng trăm người, vào hang cảm giác như
một mê cung kỳ vĩ, đá xếp thành tầng tầng, lớp lớp, tạo những rào luỹ tự
nhiên.
Với những dòng nước như những thợ điêu
khắc lành nghề đục vào vách đã tạo nên những đài sen nổi, những nhũ đã
muôn hình, vạn dạng, có nhũ đá hình chú rùa đang cúi đầu uống nước, có
nhũ đá hình con đại bàng đang cất cánh bay lên vân vân. Càng đi sâu vào
hang Rồng càng cảm nhận được sự huyền bí quyến rũ mang trên mình những
vẻ đẹp hấp dẫn của những khối đá đồ sộ, dãy nhũ lộng lẫy, đặc trưng
riêng đang thi nhau khoe vẻ đẹp của mình, tất cả đều được tự nhiên tại
hoá ban tặng qua dòng chảy thời gian tạo nên một quần thể kiến trúc độc
đáo.
Theo nhiều người dân hay có việc vào lại
qua Hang Rồng thì ngoài những điều đặc biệt trên, hang Rồng còn rất
"kỵ” với người ăn thịt, uống rượu và đi với số lượng lớn vào hang. Người
ta bảo, theo huyền thoại, hang vốn là miệng một con rồng thần đã hóa đá
nên hang rất cần sự tĩnh lặng và chỉ cho người "thanh khiết”, không ăn
các thức ăn được chế biến từ nguồn gốc động vật vào hang. Đặc biệt hang
rất "kỵ” với người ăn thịt dê và có uống rượu. Nếu người nào đó ăn những
thức ăn này mà bước vào hang thì không hiểu sao nước trong hang cứ "ầng
ậc dâng lên”, muốn sống chỉ còn nước bỏ chạy.
Trong hệ thống hang động thuộc Cao nguyên đá Hà Giang thì hang Rồng được coi là hang lớn. Trần hang có chỗ cao tới 30m, với nhiều nhũ đá cùng các hình thù kỳ thú. Tuy nhiên, nền hang lại có chỗ rất rộng, phẳng đến mức kỳ lạ, được một số người cho rằng đây là kết cấu cũ của một sông ngầm.
Nghe người dân trên đây bảo, nếu uống nước của hang Rồng thì mắt sẽ rất sáng, đặc biệt là những cô gái Mông.
Trong hệ thống hang động thuộc Cao nguyên đá Hà Giang thì hang Rồng được coi là hang lớn. Trần hang có chỗ cao tới 30m, với nhiều nhũ đá cùng các hình thù kỳ thú. Tuy nhiên, nền hang lại có chỗ rất rộng, phẳng đến mức kỳ lạ, được một số người cho rằng đây là kết cấu cũ của một sông ngầm.
Nghe người dân trên đây bảo, nếu uống nước của hang Rồng thì mắt sẽ rất sáng, đặc biệt là những cô gái Mông.
Để lên với chiếc hang đầy kỳ bí này,
khách lữ hành phải vượt qua gần 150km đèo sâu, vực thẳm. Từ Thành phố Hà
Giang, theo Đường hạnh phúc, đến gần ngã ba rẽ vào thị trấn Phố Bảng
(một trong những nơi Vua Mông Vương Chí Sình ngày xưa chọn làm nơi sinh
sống) thì rẽ phải, tìm đường vào xã Sảng Tủng.
Trên đường lên với hang này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kỳ quan của tạo hóa và con người như Cổng trời Quản Bạ, Núi cô tiên, dốc Tám Khoanh và không thể không quên được những cảm giác... lạnh người khi vượt dốc Pắc Sum. Dốc Pắc Sum có lẽ phải được mệnh danh là "Đại hùng quan” nơi cửa ngõ để dẫn lên 4 huyện miền núi đá của Hà Giang. Chỉ được gọi là dốc thôi, nhưng so với đèo Hải Vân, Pắc Sum phải được ví như bậc đàn anh, đàn chị về độ cao cũng như sự khúc khuỷu của nó
Trên đường lên với hang này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kỳ quan của tạo hóa và con người như Cổng trời Quản Bạ, Núi cô tiên, dốc Tám Khoanh và không thể không quên được những cảm giác... lạnh người khi vượt dốc Pắc Sum. Dốc Pắc Sum có lẽ phải được mệnh danh là "Đại hùng quan” nơi cửa ngõ để dẫn lên 4 huyện miền núi đá của Hà Giang. Chỉ được gọi là dốc thôi, nhưng so với đèo Hải Vân, Pắc Sum phải được ví như bậc đàn anh, đàn chị về độ cao cũng như sự khúc khuỷu của nó
Dọc đường đi, du khách còn được chiêm
ngưỡng những khung cảnh hết sức đăc biệt của những ngôi nhà trình tường
và bờ rào đá. Riêng bờ rào đá đã được nhiều bậc kiến trúc sư gọi là kỹ
nghệ xếp đá bậc thầy và chỉ có của người Mông. Không cần chất kết dính,
chỉ là những viên đá nhưng người Mông có thể xếp thành "bờ rào” cao ngất
ngưởng, bao quanh nhà mà gió bão có to đến bao nhiêu cũng không thể làm
nó đổ sụp.
Bảo Anh (TTVN)Tổng Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét