Loài dê đã xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm hội họa của phương Đông và phương Tây với nhiều sắc thái khác nhau, phản ánh những quan niệm văn hóa khác nhau.
Bức “Các nữ thần và thần Pan” của họa sĩ người Pháp William-Adolphe Bouguereau, được vẽ năm 1873. Bức vẽ khắc họa các nữ thần đang tắm bên một hồ nước vắng vẻ thì phát hiện có thần Pan - một vị á thần nửa trên là người, nửa dưới là dê - đang rình rập gần đó.
Thần Pan vốn nổi tiếng là vị thần của dục vọng mãnh liệt. Sau khi một số nữ thần chạy trốn vào trong những bóng cây (phía góc phải) thì những nữ thần can đảm hơn chạy lại kéo thần Pan xuống hồ nước lạnh để làm nguội đi “lửa tình” trong thần.
Bức “Con dê chịu tội” của họa sĩ người Anh William Holman Hunt thực hiện năm 1854-1856, khắc họa một con dê trong nghi lễ tôn giáo của người Do Thái.
Trong ngày lễ chuộc tội, con dê này sẽ được quấn sừng bằng vải đỏ tượng trưng cho những tội lỗi mà các thành viên trong cộng đồng đã mắc phải, con dê này coi như gánh chịu tất cả mọi tội lỗi của những thành viên trong cộng đồng mà nó đại diện và sẽ bị đuổi vào trong sa mạc.
Bức “Người chăn cừu Tô Vũ” của họa sĩ Trần Tử Hòa - một họa sĩ sống dưới triều nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc. Khi nói tới hình ảnh mục đồng trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh Tô Vũ là một trong những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Tô Vũ là nhà ngoại giao dưới triều nhà Hán (202 trước Công nguyên - 220 sau Công Nguyên).
Điển tích Tô Vũ chăn dê kể về vị tôi trung của nhà Hán đi sứ sang Hung Nô, bị thiền vu Hung Nô giữ không cho về và truyền lệnh đầy lên phương bắc khắc nghiệt, vắng vẻ. Tô Vũ phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ: Bao giờ trong đàn dê có dê con, sứ thần Tô Vũ mới được trở về.
Sau 19 năm, nhà Hán thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Hung Nô, Tô Vũ mới được tha về và ông này trở thành một tấm gương về tinh thần trung quân ái quốc của Trung Quốc.
Bức “Tam dương khang thái” của Hoàng đế nhà Minh - Minh Tuyên Tông. Trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh ba chú dê quây quần bên nhau là hình ảnh tượng trưng cho nhiều may mắn, tài lộc. Minh Tuyên Tông là vị hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh, trị vì từ năm 1425-1435.
Trong tranh của ông, một con dê cái đang cho hai dê con bú, xung quanh là hình ảnh tre trúc và những cây hoa trà. Trong văn hóa Á Đông, hình ảnh chú dê luôn tượng trưng cho sự nhân hậu, đặc biệt hình ảnh dê mẹ và dê con quây quần là biểu tượng của sự yên bình, ấm áp trong đời sống gia đình.
Bức “Tam dương khang thái” của họa sĩ người Trung Quốc - Vương Hướng Dương (sinh năm 1972). Trong tranh, hình ảnh ba chú dê đang nhởn nhơ gặm cỏ, phía sau là mặt trời đang lên. Chữ “Yang” (âm Hán - Việt: Dương) trong tiếng Trung có thể là con dê, cũng có thể là mặt trời.
Khi mặt trời lên, mọi thứ sẽ trở lại trạng thái tràn trề sinh lực, năng lượng dồi dào, đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa, tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp.
Bức “Bịt mắt bắt dê” của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ đang bịt kín mắt, lần mò tìm bắt nó. Đối với trẻ nhỏ, trò chơi này đem lại niềm vui hồn nhiên, nhưng đối với thanh niên, đặc biệt trong thời kỳ phong kiến, “bịt mắt bắt dê” là một dịp để nam nữ tiếp cận, đụng chạm, vượt qua ranh giới nghiêm khắc của lễ giáo.
Trong những ngày hội đầu xuân, người ta thường tổ chức trò bịt mắt bắt dê để nam nữ cùng chơi, với ngụ ý cầu mong trong năm mới âm dương hòa thuận, mùa màng tươi tốt.
Bức “Chú dê” - họa sĩ người Lithuania - Mikalojus Ciurlionis (1875-1911).
Bức “Cô gái mục đồng và đàn gia súc” - họa sĩ người Pháp Julien Dupre (1851-1910).
Bức “Cô gái và chú dê” - họa sĩ người Mỹ Theodore Robinson (1852-1896).
Bức “Cô bé bên hoa và chú dê con” - họa sĩ người Pháp Emile Munier (1840 - 1895).
Bức “Nhà tranh, người phụ nữ, và chú dê” - danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh (1853-1890).
Bức “Cô bé và chú dê” - họa sĩ người Pháp Camille Pissarro (1830-1903).
Họa sĩ người Anh Edgar Hunt (1876-1953) sinh thời từng thực hiện rất nhiều tranh có hình ảnh chú dê.
Bức “Những người mục đồng nhìn qua eo biển” - họa sĩ người Anh Richard Ansdell (1815-1885).
Bức “Hai chú dê trong rừng” - họa sĩ Pháp Gustave Courbet (1819-1877).
Bích NgọcTổng hợp
Bức “Các nữ thần và thần Pan” của họa sĩ người Pháp William-Adolphe Bouguereau, được vẽ năm 1873. Bức vẽ khắc họa các nữ thần đang tắm bên một hồ nước vắng vẻ thì phát hiện có thần Pan - một vị á thần nửa trên là người, nửa dưới là dê - đang rình rập gần đó.
Thần Pan vốn nổi tiếng là vị thần của dục vọng mãnh liệt. Sau khi một số nữ thần chạy trốn vào trong những bóng cây (phía góc phải) thì những nữ thần can đảm hơn chạy lại kéo thần Pan xuống hồ nước lạnh để làm nguội đi “lửa tình” trong thần.
Bức “Con dê chịu tội” của họa sĩ người Anh William Holman Hunt thực hiện năm 1854-1856, khắc họa một con dê trong nghi lễ tôn giáo của người Do Thái.
Trong ngày lễ chuộc tội, con dê này sẽ được quấn sừng bằng vải đỏ tượng trưng cho những tội lỗi mà các thành viên trong cộng đồng đã mắc phải, con dê này coi như gánh chịu tất cả mọi tội lỗi của những thành viên trong cộng đồng mà nó đại diện và sẽ bị đuổi vào trong sa mạc.
Bức “Người chăn cừu Tô Vũ” của họa sĩ Trần Tử Hòa - một họa sĩ sống dưới triều nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc. Khi nói tới hình ảnh mục đồng trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh Tô Vũ là một trong những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Tô Vũ là nhà ngoại giao dưới triều nhà Hán (202 trước Công nguyên - 220 sau Công Nguyên).
Điển tích Tô Vũ chăn dê kể về vị tôi trung của nhà Hán đi sứ sang Hung Nô, bị thiền vu Hung Nô giữ không cho về và truyền lệnh đầy lên phương bắc khắc nghiệt, vắng vẻ. Tô Vũ phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ: Bao giờ trong đàn dê có dê con, sứ thần Tô Vũ mới được trở về.
Sau 19 năm, nhà Hán thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Hung Nô, Tô Vũ mới được tha về và ông này trở thành một tấm gương về tinh thần trung quân ái quốc của Trung Quốc.
Bức “Tam dương khang thái” của Hoàng đế nhà Minh - Minh Tuyên Tông. Trong văn hóa Trung Quốc, hình ảnh ba chú dê quây quần bên nhau là hình ảnh tượng trưng cho nhiều may mắn, tài lộc. Minh Tuyên Tông là vị hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh, trị vì từ năm 1425-1435.
Trong tranh của ông, một con dê cái đang cho hai dê con bú, xung quanh là hình ảnh tre trúc và những cây hoa trà. Trong văn hóa Á Đông, hình ảnh chú dê luôn tượng trưng cho sự nhân hậu, đặc biệt hình ảnh dê mẹ và dê con quây quần là biểu tượng của sự yên bình, ấm áp trong đời sống gia đình.
Bức “Tam dương khang thái” của họa sĩ người Trung Quốc - Vương Hướng Dương (sinh năm 1972). Trong tranh, hình ảnh ba chú dê đang nhởn nhơ gặm cỏ, phía sau là mặt trời đang lên. Chữ “Yang” (âm Hán - Việt: Dương) trong tiếng Trung có thể là con dê, cũng có thể là mặt trời.
Khi mặt trời lên, mọi thứ sẽ trở lại trạng thái tràn trề sinh lực, năng lượng dồi dào, đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa, tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp.
Bức “Bịt mắt bắt dê” của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ đang bịt kín mắt, lần mò tìm bắt nó. Đối với trẻ nhỏ, trò chơi này đem lại niềm vui hồn nhiên, nhưng đối với thanh niên, đặc biệt trong thời kỳ phong kiến, “bịt mắt bắt dê” là một dịp để nam nữ tiếp cận, đụng chạm, vượt qua ranh giới nghiêm khắc của lễ giáo.
Trong những ngày hội đầu xuân, người ta thường tổ chức trò bịt mắt bắt dê để nam nữ cùng chơi, với ngụ ý cầu mong trong năm mới âm dương hòa thuận, mùa màng tươi tốt.
Bức “Chú dê” - họa sĩ người Lithuania - Mikalojus Ciurlionis (1875-1911).
Bức “Cô gái mục đồng và đàn gia súc” - họa sĩ người Pháp Julien Dupre (1851-1910).
Bức “Cô gái và chú dê” - họa sĩ người Mỹ Theodore Robinson (1852-1896).
Bức “Cô bé bên hoa và chú dê con” - họa sĩ người Pháp Emile Munier (1840 - 1895).
Bức “Nhà tranh, người phụ nữ, và chú dê” - danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh (1853-1890).
Bức “Cô bé và chú dê” - họa sĩ người Pháp Camille Pissarro (1830-1903).
Họa sĩ người Anh Edgar Hunt (1876-1953) sinh thời từng thực hiện rất nhiều tranh có hình ảnh chú dê.
Bức “Những người mục đồng nhìn qua eo biển” - họa sĩ người Anh Richard Ansdell (1815-1885).
Bức “Hai chú dê trong rừng” - họa sĩ Pháp Gustave Courbet (1819-1877).
Bích NgọcTổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét