Bánh chưng làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lâu nay vốn nổi tiếng như một đặc sản Tết cổ truyền ở Hà thành.
Mỗi dịp Tết đến, từ ngôi làng này, hàng chục nghìn chiếc bánh chưng lại được ra nồi và chuyển tới thị trường Hà Nội, các tỉnh lân cận, thậm chí được Việt kiều xa quê mang sang tận nước ngoài ăn Tết.
Không ai còn nhớ rõ nghề làm bánh chưng ở Tranh Khúc hình thành từ bao giờ. Cũng như những miền quê trên dài đất hình chữ S, cứ mỗi dịp xuân đến, Tết về là người làng này lại chuẩn bị lá dong, đỗ xanh, gạo nếp và thịt lợn đem gói bánh cúng tổ tiên và ăn Tết.
Những người già có thể tôn vinh là “nghệ nhân gói bánh chưng” ở làng Tranh Khúc vào dịp Tết vẫn cùng con cháu gói bánh đem bán |
Rồi một, hai nhà làm ngon mang bánh đi bán. Khách phương xa tới Tranh Khúc được ăn bánh phải gật gù khen làng này gói bánh có bí quyết riêng hay sao mà ngon lạ. Tiếng lành đồn xa, bánh chưng Tranh Khúc càng bán càng đắt hàng. Cứ thế nhiều nhà trong làng cùng mở lò bánh chưng bán dịp Tết, để rồi ngày nay cứ nhắc đến bánh chưng cổ truyền ở Hà Nội là người ta phải nhắc tới làng Tranh Khúc.
Ngày 27 Tết, trời mưa buốt lạnh mà chỉ cần bước vào một lò bánh chưng Tranh Khúc là bỗng dưng thấy người ấm lạ lùng. Giá rét không thể chạm tới bầu không tất bật, khẩn trương chuẩn bị những mẻ bánh chưng cuối cùng để mang bán Tết. Rồi những nồi bánh chưng được đun củi bốc lên một thứ mùi gì đó chỉ Tết mới có lại càng làm rộn ràng lòng người.
Theo cơ sở sản xuất bánh chưng Thúy Phương ở làng Tranh Khúc, nghề làm bánh chưng qua bao đời nay vẫn được cha truyền con nối và chưa có dấu hiệu bị mai một. Ở làng hiện vẫn còn những người già cao tuổi có thể được tôn vinh là “nghệ nhân gói bánh chưng”. Các cụ có thể gói được 120 chiếc bánh vuông vức, không dùng khuôn mà kích cỡ đều nhau chỉ trong vòng… 1 tiếng đồng hồ.
Bánh chưng Trà Khúc xây dựng được thành thương hiệu nổi tiếng bởi chất lượng luôn được đảm bảo. Để làm ra chiếc bánh ngon thì phải chọn gạo nếp Hải Hậu (Nam Định), đỗ xanh Hưng Yên, Hà Nam, phải chọn được lá dong nếp rừng thì gói bánh mới cho màu xanh ưng mắt. Vì được làm công phu nên ăn bánh chưng Tranh Khúc sẽ thấy gạo dẻo
Đặc biệt, về làng Tranh Khúc những ngày cận Tết này, bạn sẽ vừa được xem những nghệ nghân thoăn thoắt gói bánh chưng, vừa được nghe họ kể câu chuyện triết lý âm dương trong những chiếc bánh cực kỳ thú vị.
Theo sự tích dân gian thì bánh chưng bắt đầu từ thời vua Hùng thứ 18. Để làm ra thứ bánh chứa đựng tinh hoa của trời đất để này cần có 5 nguyên liệu chính: gạo nếp, đậu xanh, lá dong, thịt heo, các loại gia vị và đặc biệt là hạt tiêu.
Khi cắt bánh ra, sẽ thấy năm màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: màu vàng của thịt heo (mệnh thổ), màu đỏ của thịt lợn (mệnh hỏa), màu trắng của gạo nếp (mệnh kim), màu đen của hạt tiêu (mệnh thủy), màu xanh của lá dong (mệnh mộc).
Ngay cả quá trình luộc bánh cũng thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc, hỗ trợ hài hòa. Phải dùng nồi kim loại lớn (kim), xếp bánh vào rồi đổ nước (thủy), nhóm lửa (hỏa) đốt từ củi (mộc) trên nền đất (thổ). Ngoài ra, triết lý âm dương còn thể hiện trong hình dáng chiếc bánh: lớp vỏ ngoài hình vuông là âm, nhân bên trong nặn hình tròn là dương.
Ai cũng biết gói bánh chưng là một phong tục đón tết lâu đời của người Việt. Cứ Tết đến, từ nhà giàu tới nhà nghèo cũng phải sắm được đôi ba chiếc bánh trong nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bánh chưng lại thấm đượm triết lý âm dương và ngũ hành như lời những nghệ nghân gói bánh ở làng Tranh Khúc kể lại.
Vậy nên, ngẫm lại mới thấy dù cuộc sống càng hiện đại thì những giá trị truyền thống của dân tộc lại càng cần được duy trì, bảo tồn một cách nghiêm túc. Nếu thiếu bánh chưng, Tết gần như mất đi một phần lớn ý nghĩa.
Chuẩn bị lá Đồ đỗ Đỗ chín vàng tỏa mùi thơm rất hấp dẫn Thái thịt Ướp thịt Chuẩn bị gạo nếp Các nguyên liệu đã sẵn sàng Bọc thịt vào trong đỗ rồi vo tròn Gói bánh Dùng lạt buộc bánh chặt tay Xếp bánh vào nồi đem đi luộc Vớt bánh Rửa bánh bằng nước sạch. Sau đó, bánh được đóng thùng mang đi bán |
Linh SanẢnh: Josephine Hương Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét