Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Tượng đài Chiến sĩ Đặc công Rừng Sác


Tượng Đài Chiến sĩ Đặc công Rừng Sác cao 9 mét được xây dựng trong khuôn viên Đền thờ Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch tại địa điểm xã Long Thọ, giáp ranh xã Phước An. Đây là địa bàn cửa ngõ vào chiến khu Rừng Sác từ thời kỳ chống Pháp, đồng thời là địa bàn hoạt động của Đòan 10 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Tượng đài thể hiện hai chiến sĩ đặc công thủy vươn cao trên ngọn sóng dữ giữa mặt hồ nước rộng 825 mét vuông. Tác giả của cụm tượng đài là nhà điều khắc Thanh Thanh, Sĩ Nguyên, Lê Bá Ước. Ông Lê Bá Ước nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Hình tượng hai chiến sĩ đặc công thủy vẩy vùng ôm mình lao vào tàu giặc, vung nắm tay quyết thắng, cảm tử vì Tổ quốc quyết sinh mỗi khi ra trận được tả thực như nguyên mẫu vốn là chiến sĩ của đơn vị Đòan 10. Ngọn sóng vươn cao thể hiện khí thế trào dâng và tinh thần cách mạng của quân dân Long Thành – Nhơn Trạch, của tập thể chiến sĩ đặc công. Dưới chân sóng là thể hiện hình chiếc tàu giặc chỉ nhô lên phần mũi, chiếc mỏ neo phủ sóng phản ánh chiến công “”nhấn chìm tàu giặc”, con sấu nhe răng thể hiện môi trường sống khắc nghiệt của Rừng Sác cũng phải nhưng khuất phục dưới hình ảnh của các chiến sĩ đặc công.

Tháng 6 năm 1966, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập đặc khu Rừng Sác với ký hiệu T-10, sau đổi là Đoàn 10 và cử đồng chí Lương Văn Nho làm chỉ huy trưởng. Địa bàn hoạt động gồm 9 xã, lấy xã Phú Hữu và Phước Khánh làm căn cứ để đánh phá tàu giặc trên sông Lòng Tàu và tiến đánh quân cảng Nhà Bè, lấy xã Phước An, Phước Thọ làm cửa khẩu để lấy lương thực, thực phẩm, nước ngọt và kết hợp tấn công giặc trên vùng Lòng Chảo. Một bộ phận quan trọng của đoàn 10 là đội đặc công thủy. Đội đặc công thủy lúc đầu là đại đội 5, quân số gồm 130 đồng chí được lệnh vào miền Nam từ tháng 3-1966.

Suốt 10 năm bám trụ Chiến khu Rừng Sác, chiến đấu anh dũng, đặc công Rừng Sác đã làm nên những chiến thắng vang dội trên sông Lòng Tàu, bến cảng Rạch Dừa, Cát Lái, kho vũ khí Thành Tuy Hạ, Kho xăng Nhà Bè...Trong hoàn cảnh môi trường sống khắc nghiệt, chiến đấu trên tuyến lửa, Đoàn 10 chấp nhận hy sinh mất mát lớn với hơn 800 cán bộ, chiến sĩ từ mọi miền đất nước. Trong đó, còn hàng trăm chiến sĩ hy sinh chưa tìm được hài cốt, một số bị chìm sâu dưới lòng sông hay trôi dạt ra biển cả.

Đoàn 10 đặc công Rừng Sác nhận được những phần thưởng cao quý. Ngày 23 tháng 9 nằm 1973, Trung đòan 10 được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang. Đại đội 5 2 lần được tuyên dương anh hùng, 6 cán bộ chiến sĩ trờ thành anh hùng quân đội, cùng hơn 200 Huân chương Quân công, chiến công.

Phan Đình Dũng & Nguyễn Thành Lợi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét