(Dân trí) - Không chỉ nổi tiếng qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, vùng quê chiêm trũng Đại Hoàng (huyện Lý Nhân – Hà Nam) còn được nhân dân xa gần nhớ đến bởi đặc sản chuối ngự thơm ngon, từng được đem tiến vua Tự Đức.
Chuối quê anh Chí
Chuối ngự thường được sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết vì vừa thơm, vừa đẹp.
Về làng quê “Chí Phèo – Thị Nở” những ngày này, đặc sản ngày Tết chuối ngự Đại Hoàng được rất nhiều khách đặt mua để ăn và làm quà biếu Tết. Khác với các loại chuối thông thường, chuối ngự Đại Hoàng quả nhỏ hơn. Quả chuối nhỏ nhưng mang một hương vị rất riêng: Vị thanh ngọt, đậm đà thoảng chút hương thơm đặc biệt.
Chuối Đại Hoàng có nhiều loại nhưng hai loại thường thấy là chuối ngự trâu và chuối ngự mít còn gọi là chuối ngự thóc . Chuối ngự mít quả nhỏ và ăn ngon hơn, ruột chuối vàng như múi mít và đặc biệt khi chín vỏ lốm đốm những chấm nâu hồng, cũng được gọi là chuối ngự tía.
Bởi thế, xưa nay các bà các mẹ vẫn ví von“quả chuối ngự bằng ngón tay cái của người béo. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, nơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu nơi đầu lưỡi”.
Chuối Ngự, Đại Hoàng, khi chín có vỏ vàng xanh rất đẹp. Chuối ngự thường được sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết vì vừa thơm, vừa đẹp. Giống này được trồng nhiều ở các tỉnh Khu bốn cũ như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Dưới thời vua Tự Đức, giống chuối này cũng được cúng tiến lên vua nên cũng được gọi là chuối ngự tiến vua.
Từ lâu lắm rồi, cứ đến mùa chuối chín, cả miền quê Đại Hoàng nưng nức hương thơm từ những buồng chuối ngự. Và có lẽ, đó cũng là chút hương phảng phất rất riêng của miền quê “Chí Phèo” mà không nơi nào có được.
Vào dịp Tết năm nay, rất nhiều người đặt mua những nải chuối ngự thơm ngon để làm quà biếu Tết. Đây là món quà Tết tuy giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước.
Cá làng chị Nở
Dịp Tết đến, không có tiền mua thịt nên nhà nào cũng kho một nồi cá ăn dè nay đã trở thành đặc sản của nhiều người.
Món cá kho cổ truyền của làng Đại Hoàng hay làng Vũ Đại, đã có từ rất lâu đời, người ta kể rằng, ngày xưangười dân nơi đây vô cùng nghèo khổ, làm ăn theo mô hình hợp tác xã, cứ đến tết mỗi nhà được phát mấy kg cá, nên người dân thường kho cá theo phương pháp riêng, có thể bảo quản rất lâu, trong suốtcảtháng giêng mà hương vị vẫn thơm ngon như thường.
Có lẽ vì thế niêucá trắm kho vốn xuất phát là món ăn dân dã, rẻ tiền của người dân Hà Nam. Dịp Tết đến, không có tiền mua thịt nên nhà nào cũng kho một nồi cá ăn dè nay đã trở thành đặc sản của nhiều người.
Người dân làng Vũ Đại đã bắt đầu đưa món cá kho vào kinh doanh từ năm 1981, tuy nhiên món đặc sản này vẫn chưa thực sự biết đến rộng rãi vì khách hàng chỉ biết đến thông qua truyền miệng và muốn mua một nồi cá phải đặt trước cả tuần và về tận làng để lấy.
Dịp cuối năm, hầu như các cơ sở kho cá ở Đại Hoàng nổi nửa suốt ngày đêm. Họ kho cá quanh năm nhưng rộ nhất là vào dịp Tết khoảng từ mùng 10 tháng Chạp đến hết tháng Giêng.
Minh Phan (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét