Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ " KHU VỰC BẾN PHÀ ĐỨC HUỆ" ĐỊA ĐIỀM GHI DẤU CHIẾN THẮNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LONG AN. TRONG TRẬN ĐẤU TIÊU DIỆT MỘT ĐẠI ĐỘI CHỦ LỰC THUỘC SƯ ĐOÀN 07 NGỤY, VÀO NGÀY 12/12/1961

(Thị trấn Đông Thành – Đức huệ - Long An)

Bến phà Đức Huệ là nơi lưu thông, nối dài hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ, bị ngăn bởi sông Vàm Cỏ Đông.
Sông Vám Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy vào nước ta qua tỉnh Tây Ninh, rồi vào Long An làm thành ranh rới thiên nhiên phân chia hai thị trấn Hiệp Hòa (Đức Hòa) và TT Đông Thành (Đức Huệ). Trước kia việc qua lại của nhân dân hai huyện  chủ yếu là xuồng, ghe, đò máy đưa rước. Bến đò lúc đó được gọi là bến đò Mỹ Thạnh Đông đi nhà Thờ Hiệp Hòa và ngược lại. Sau ngày Miền Nam giải phóng, huyện Đức Huệ tiến hành cho đóng  phà qua lại trên sông, giao thông từ đó được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Lâu dần thành quen, nhân dân địa phương thường gọi địa điểm này là Bến Phà Đức Huệ.
Di tích "KHU VỰC BẾN PHÀ ĐỨC HUỆ" gắn liền với sự kiện lực lượng vũ trang Long An đánh thắng – diệt gọn – một đại đội chủ lực thuộc sư đoàn 07, Ngụy vào ngày 12/12/1961. Đây là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lượt của quân đội ta thời kỳ 21 năm đánh Mỹ - diệt Ngụy trên vùng đất "Long An Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc".
            Với giá trị cơ bản trên, di tích lịch sử: "KHU VỰC BẾN PHÀ ĐỨC HUỆ" xứng đáng được Nhà nước bảo vệ để xây dựng tại đây một công trình tưởng niệm, nhằm phát huy tác dụng của công tác giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng, cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét