Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA MỘ VÀ ĐỀN THỜ TỔNG LÃNH BINH NGUYỄN VĂN TIẾN

Thuộc ấp 7 (Chợ Trạm), xã Mỹ Lệ,
huyện Cần Đước, tỉnh Long An
–²—
I. Tên gọi của di tích:
Di tích có tên gọi là “Mộ và đền thờ Tổng lãnh binhNguyễn Văn Tiến” nhân dân quanh vùng thường gọi là “Lăng Ông” để tỏ lòng kínhtrọng, Mộ và đền thờ ông thuộc ấp 7 (Chợ Trạm), xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnhLong An.
Sở dĩ có tên gọi là “Lăng Ông” vì mới đây có mộ vàngôi nhà lớn được xây theo kiến trúc Đình Làng cổ truyền để làm nơi thờ cúngông Nguyễn Văn Tiến. Riêng tên gọi “Chợ Trạm” xuất hiện từ xa xưa. Trên conđường từ mặt Nam Thành Gia Định đi Gò Công, nơi đây là trạm nghĩ dừng chân đểđi tiếp. Từ đó trở thành tên gọi quen thuộc lưu truyền trong dân gian cho đếnngày nay.
II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Khu vực di tích trước đây là ruộng biền của các ôngtrong Hội kỳ lão, thuộc làng Mỹ Lệ, Tổng Lộc Thành, huyện Phước Lộc Phủ Tân Ân,tỉnh Gia Định. Năm 1862 sau khi chiếm được 3 tỉnh Miền đông Nam kỳ, thực dânpháp chi tỉnh Gia Định ra thành 7 hạt Tham biện (Inspection) và thành lập Thambiện Cần Giuộc từ huyện Phước Lộc gồm 6 tổng: Phước Điền (Thượng, Trung, Hạ),Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ), thì làng Mỹ Lệ thuộc Tổng Lộc Thành Trung, Thambiện Cần Giuộc, cho đến ngày 5/1/1876, Đô Đốc Duperre ra Nghị định phân chiaNam kỳ thành 4 khu vực hành chánh lớn thì Làng Mỹ Lệ vẫn là 1 trong 44 làngthuộc Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh Chợ Lớn. Do sự tin giản bộ máy hành chánh cấpTổng của Pháp, Làng Mỹ Lệ và Vạn Phước sáp nhập lại lấy tên chung là Mỹ Lệ trởthành 1 trong 21 làng, thôn của huyện Cần Đước bấy giờ.
Đến ngày 20/12/1899 khi toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh đổi các Tiểu khu hành chánh thành các tỉnh (Province) được áp dụng từ ngày1/1/1900 thì Làng Mỹ Lệ trở thành một trong 4 làng của Tổng Lộc Thành Trung vàcũng là 1 trong 16 làng của vùng Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (1).
Năm 1923, do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước đượcphân cấp hành chánh tương đương với huyện được gọi là sở Đại lý được phân cấphành chánh tương đương với huyện được gọi là sở, Đại Lý Rạch Kiến (De1legationde Rạch Kiến) vẫn bao gồm các làng thuộc 3 Tổng Lộc Thành, trong đó có Mỹ Lệ.Đến năm 1928, Sở Đại Lý Rạch Kiến được đổi tên thành Sở Đại Lý Cần Đước thuộctỉnh Chợ Lớn hệ thống hành chánh này tồn tại cho đến năm 1955.
Trong thời gian năm 1955 – 1975, Mỹ Lệ thuộc quận CầnĐước, tỉnh Long An (do 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn sáp nhập lại). Trong thời gianđó, vào năm 1967 Quận Cần Đước được chia thành 2 quận: Cần Đước và Rạch Kiến.
2. Đường đi đến:
Du khách có thể đi đến di tích bằng những con đường chính như sau:
- Từ Thị xã Tân An theo quốc lộ I ngược về hướng đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 thuộc khu vực Thị tứ Gò Đen, rẽ phải về hướng nam theo hương lộ 18 (lộ đất đỏ) đến cây số 11 rẽ phải tiếp tục đi 10kmnữa là đến ngã ba Tân Lân, nơi tiếp giáp giữa hương lộ 18 và liên tỉnh lộ 50 rẽtrái về hướng đông 4km là đến cầu Chợ Trạm, qua cầu 150m có lộ đất bên trái gọilà ngã tư Thầy Phó theo lộ đất ấy đi sâu vào 100m nữa là đến di tích.
- Từ Thành phố HCM (bến xe quận 8) đi theo tỉnh lộ 50khoảng 30km đến Chợ Trạm du khách có thể đi theo lộ trình nói trên sẽ đến ditích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử:
Căn cứ vào biên bản tọa đàm ngày 22/31992 tại xã Mỹ Lệvà theo một số tài liệu còn lưu trữ của Ban quản lý Mộ và Đền thờ ông, địa chỉvăn hóa “Cần Đước và người”… quả thực tế khảo sát thực địa tại di tích, quanghiên cứu của chúng tôi: Thực dân pháp nổ súng tấn công Thành Gia Định mở đầucho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng ngay từ thuở ấy người dân Cần Đước đã có mặttrong hàng ngũ nghĩa quân để chống Pháp.
Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân CầnĐước đã cùng nhân dân các địa phương quanh Sài Gòn – Chợ lớn tổ chức thành độingũ trang bị vũ khí, lương thực kéo về Sài Gòn chặn địch không cho chúng đánhlan ra, Thanh niên vùng hạ gia nhập nghĩa quân của Trương Định từ Gò Công Đôngở Thuận kiều, còn Thanh niên vùng Thượng theo nghĩa quân của Phạm Tuấn Phát(Phạm Tiến) kéo về chống giặc ở Chợ Lớn, đến tháng 12/1861 chiến hạm Lésperancebị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm trong trận “Hỏa Hồng Nhựt Tảo” vangdội có sự đóng góp của nghĩa quân và nhân dân Cần Đước như: Quyền Sung Phó quảnbinh đạo Huỳnh Khắc Nhượng, nghĩa quân Nguyễn Văn Danh, Phạm Văn Hổ, Nguyễn VănNên, Võ Văn Mẫn… cho đến năm 1862.
1862 chính quyền giặc, nhìn chung chưa kiểm soát đượcCần Đước trừ một số chợ đầu mối giao thông, làng nào cũng tổ chức nghĩa quântuần tiểu, canh phòng, nhiều chướng ngại vật được dựng lên do nhân dân nghĩaquân Nguyễn Văn Thế, Phước Đông đắp hào, đắplũy để chặn giặc từ Vàm Rạch đến sông Rạch Cát. Ở Tân Lân Nguyễn Thuyết Xã,Ngô Văn Danh cũng mộ binh tổ chức xây dựng căn cứ, ở Mỹ Lệ có Bùi Quang Diệuđược Trương Định phong là Đốc binh chỉ huy vùng Long Định, Long Cang, Long Sơn,Phước Vân do Phạm Tiến đứng đầu phối hợp với Trần Kỳ Phong lúc bấy giờ làThượng biện quân vụ đạo Phước Lộc, Trương Định đánh giặc từ Bến Lức đến CầnGiuộc, về sau các hoạt động vũ trang chống Pháp ở Cần Đước yếu dần với thất bạiliên tiếp của những người yêu nước. Tháng 6/1883 cuộc vận động khởi nghĩa MỹTho thất bại, thũ lĩnh địa phương của cuộc vận động này ở Cần Đước là NguyễnVăn Tiến bị bắt ở Bình Đăng – Bình Hưng (huyện Bình Chánh ngày nay) và xử chémở Chợ Trạm năm 1883 thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1848, cha ông là Nguyễn VănXương một thầy võ nổi tiếng, mẹ tên là Phan Thị Yến ở làng Quảng Tập gần Kỳ Sonthuộc Vàm Cỏ ngày nay. Úc giặc pháp chiếm Gia Định (28/12/1861) ông mới 13tuổi. Những biến cố trong vùng lúc này như vụ đốt tàu E1txperang nơi Vàm NhậtTảo tấn công đến Cần Giuộc oai hùng đã dội vào làng cậu thiếu niên con nhà võđất Quảng Tập. Năm 16 tuổi Nguyễn Văn Tiến bỏ nhà tham gia chiến đấu trong hàngngũ nghĩa quân, dưới cờ của Nguyễn Trung Trực, sẵn lòng căm thù giặc, lại thêmvõ nghệ cao cường, Nguyễn Văn Tiến tỏ ra là một người chỉ huy xuất sắc, nênđược phong làm Chưởng Cơ điều khiển cánh nghĩa quân hoạt động ở vùng Tân An,Vàm Cỏ, Cần Đước, Cần Giuộc ngày nay.
Sau ngày Nguyễn Trung Trực mất (27/10/1868) nghĩa quântôn ông làm Tổng Lãnh binh. Đây cũng là lúc cuộc kháng chiến của nhân dân Lụctỉnh đi vào giai đoạn khó khăn, toàn bộ Nam kỳ rơi vào tay quân Pháp, nhiềulãnh tụ kháng chiến nổi danh như Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân lầnlượt bị giết hoặc bị bắt, bị đày. Bùi Quang Là, một bạn kháng chiến của ông,người đã chỉ huy đánh trận Cần Giuộc nổi tiếng cũng đã dao động đầu hàng Pháp.Trong cuộc gặp gỡ tại Cầu Làng, xã Mỹ Lệ ông là người khuyên ông nên hạ vũ khí,quy thuận giặc Pháp để dân chúng được sống yên ổn và ông cũng sẽ được Pháptrọng dụng, nhưng Nguyễn Văn Tiến kiên quyết từ chối, mặc dù trước đây ông rấtkhâm phục vị Đốc binh này.
Sau lần hội kiến ấy, Nguyễn Văn Tiến di binh ra vùngđất đỏ tỉnh Bà Rịa. Tuy rất kiên quyết chống giặc nhưng ông lại độ lượng khoandung đối với những kẻ tầm thường. Lòng nhân ái bao dung đó đã có tác dụng mạnhmẽ đến đám thần binh theo giặc và gia đình học lúc bấy giờ.
Trong trận tập kích bất ngờ ở vùng Bình Đăng (BìnhHưng ngày nay) giặc Pháp bắt được ông, chúng cho một số bạn bè cũ đã đầu hàngPháp, được Pháp trọng dụng, đến khuyên dỗ, thuyết phục ông kêu gọi những quânsĩ dưới quyền nên hạ vũ khí ra đầu thú chúng, nhưng trước sau ông vẫn đều kiênquyết từ chối.
Thấy không thấy lung lạc, lay chuyển được lòng dạ và ýchí của ông, nên sáng ngày 3/10 năm Quí Mùi (22/11/1883), bọn giặc đã đưa ôngra xử chém ở Chợ Trạm.
Trước giờ hành quyết, giặc pháp sai người dọn ông mộtmâm cơm thịnh soạn có thịt, có rượu tây, nhưng ông không ăn, dùng chân đá đổmâm cơm và chửi thẳng vào mặt bọn cướp nước.
Sau khi giặc Pháp rút đi, bà con trogn vùng đã tậptrung làm lễ an táng ông rất trọng thể. Nguyễn Văn Tiến hy sinh ở tuổi 35, ôngchết đi nghĩa quân mất 1 người chỉ huy tài năng, đồng bào mất đi 1 người bạn,người thầy giàu lòng ưu ái, 1 tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Hình ảnh bất tử của người anh hùng chống Pháp vẫn sốngmãi trong lòng mọi người dân trong vùng. Hàng năm, đồng bào xã Mỹ Lệ cứ đếnngày 3 tháng 10 âm lịch để tổ chức giỗ ông, chăm lo sử sang phần mộ 1 cách thântình chu đáo.
Mộ và đền thờ ông ở cách Chợ Trạm 200m, thuộc xã Mỹ Lệtrên mộ chỉ có ghi dòng chữ: “Việt Nam Ái Quốc Tổng lãnh Binh Nguyễn Văn Tiến,sinh năm 1848, Vị Quốc Vong Thân ngày 3 tháng 10 năm Quí Mùi, tức 22/11/1883”.
IV. Loại di tích:
Mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến là loại di tích:
LƯU NIỆM DANH NHÂN LỊCH SỬ
V. Khảo tả di tích:
1. Vài nét về địa lý hành chánh xã Mỹ Lệ:
Mỹ Lệ có diện tích 1203 he1cta, chiều dài khoảng 8km,chiều rộng của xã 6km.
Dân số hiện nay 11.875 người.
Địa hình xã được cắt ngang bởi sông Rạch Đào, từ ấp 4Kinh Xóm Bồ và sông Nha Đam từ Tân Lân đến ấp 4.
- Đông giáp xã Long An – Cần Giuộc.
- Tây giáp xã Tân Trạch – Cần Đước
- Bắc giáp xã Thuận Thành – Cần Giuộc
- Namgiáp xã Tân Lân – Cần Đước
2. Điều kiện kinh tế tự nhiên:
Xã có 2 trục lộ giao thông chính: liên tỉnh lộ 18 từBình chánh – Gò Đen đến Cần Đước.
Liên tỉnh lộ 50 – Cần Đước – Thành phố HCM.
Đặc điểm xã nằm giữa vùng thượng và vùng hạ Cần Đướccó 2 khu vực dân cư chính: Chợ Đào, Chợ Trạm, có vùng lúa gạo đặc sản nổi tiếngChợ Đào hơn 400 hécta.
Diện tích canh tác 887 ha có hệ thống kinh nội đồngtưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp 2 vụ lúa chính và hoa màu.
Nhìn chung ổn định tốt đời sống kinh tế cho nhân dânđịa phương.
Di tích nằm trên khu đất rộng có 650mxungquanh ở 2 bên là đường hào sâu và lác đác có vài loại cây gỗ to như: me, keo…cổng đền được xây dựng bằng 2 trụ xi măng cao 2m, rộng 1,5m, chóp đầu hình hoasen. Ngoài cổng chính còn có cổng phụ nằm về bên phải cũng là 2 trụ xi măng cao1,5m, rộng 1m.
Qua khởi công, về phía bên phải mặt tiền lăng, từngoài nền lăng 1m và lũi về phía sau nền mặt tiền khoảng 1,2m, với tường bằngxi măng có diện tích 1,85 x 1,5, cao 3m. Đây là miếu thờ do Ban Hội hương quảnlý lăng xây dựng vào năm 1970.
Về bên trái là 1 đài bằng xi măng căn gạch bông 2 màuđỏ, trắng theo hình tháp nhọn, nền có diện tích 1,8 x 1,8m, cao 3,4m. Đài nằmcách nền lăng 0,8m. Bốn mặt đài có ghi các câu “Vị Quốc Vong Thân” và “Chiến SĩTrận Vong” đối với nhau bằng chữ hán khắc vào nền xi măng. Theo các cụ già địaphương, đài được xây dựng để tưởng niệm các chiến sĩ đã theo Tổng lãnh BinhNguyễn Văn Tiến chiến đấu chống Pháp.
Chính giữa mặt tiền của Lăng là phần mộ của Tổng lãnhBinh Nguyễn Văn Tiến. Mộ được xây bằng xi măng kiểu tường trụ, theo hướng Đôngbắc – Tây nam. Mộ cao khỏi mặt đất 80cm với diện tích 2,2m x 3,4m hướng đầuquay về bắc, mặt trong được chạm chữ “Thần” bằng chữ hán trên nền xi măng phíadưới chân là bia mộ bằng cẩm thạch xung quanh đắp xi măng. Bia rộng 55cm x100cm giữa có ghi “Chi mộ Việt Nam Ái Quốc Tổng lãnh Binh, ông Nguyễn Văn Tiến,1848 Vị Quốc Vong Thân ngày 3/10 Quí Mùi tức 22/11/1883, lập mộ ngày 19/2 KỷDậu” bằng chữ quốc ngữ khắc chìm vào nền bia cẩm thạch. Bốn góc mộ có đắp nổihình bông sen bằng xi măng cao 90cm, ở đầu xây vòm mái tượng trưng cao 1,4mrộng 58cm.
Phần mộ hiện nay được xây lại lần thứ 2 do ông NguyễnVăn Giai (Ba Giai) góp kinh phí vào năm 1969. Phần mộ cũ xây vào năm 1959 bằngđá đỏ và nền thấp hơn hiện nay không có mặt bia, vòm mái…
Lăng chính có 4 gian xây dựng theo kiến trúc, Đìnhlàng cổ truyền, mái lợp ngói âm dương, trên giữa mái đắp nổi hình tượng “LưỡngLong Triều Nguyệt” bằng gốm với lớp men xanh đồng.
Gian trước cửa lăng lát nền xi măng, có diện tích 8m x3,5m mái lợp tôn thiết do 3 hàng cột (2-4-4) bằng đá rửa chống đỡ. Ở hai bêncột giữa hàng cuối của gian trước ghi 2 câu đối chữ hán trên giấy hồng đơn nhưsau “Bằng Hữu chí thân nhơn Ái Quốc, Thôn lân tri kỷ địa phương hòa”. Đây làgian dùng để tiếp đón khách từ xa đến nghĩ chân trước khi vào cúng lăng.
Gian chính nền được lát gạch bông hai màu đỏ, trắng códiện tích 7m x 8m (nhiều chỗ đã bị hư hỏng) mái hiên trước của gian chính códiện tích 8m x 1,5m với hàng cột 4 trụ bằng xi măng cao 2,5m và vuông đều 0,2m.Trên 4 cột này mỗi cột có viết câu đối trên giấy hồng đơn tính từ trái qua phảinhư sau:
Câu 1: “Tám phương lê thứ đẳng tri mang
             Bốn cõi anh hùng đồng mến đức”
Câu 2: “ Bảo quốc ngừa sanh vi tối lạc
              Andân bá kế Tổng hà lao”
Câu 3: “ Ngàn năm vang dội tiếng anh hùng
             Muôn kiếp nêu cao gương dũng tướng”
Mặt trước ngăn cách giữa hàng hiên với gian chính điệnlà bức vách bằng gỗ tạp, phía trên phần mái ghi các chữ (từ trái sang phải)“Phong điều vũ thuận” “Tam binh cộng chiêu” “Quốc thế dân an”. Ở hai cột giữanơi gian nữa chính viết “Trung quân hiếu phụ chơn tâm lâm nhân bất bái hà can”,“Nịnh phu gian phụ bất hối nhập điện cúc cung vô ích”.
Gian chính điện với diện tích 8m x 5,6m với 4 cộtchính và 8 cột phụ bằng gỗ. Trên cao, phía trước bục thờ là bức hoành phi lớnbằng gỗ sơn son thiếp vàng dài 2,5m x 0,7m ghi các chữ “Bảo quốc tái dân” bằngchữ hán đại tự. Ở 2 cột chính giữa ghi 2 câu đối trên giấy hồng đơn: “Binh caiđức cả thiên phu hậu trạch ấm toàn dân, Lãnh tụ thiên tài vạn tải rưới hồng ânphù quốc sĩ”.
Bục thờ được đặt ở chính giữa lăng, xây bằng xi măngcao 1,25m rộng 0,75m dài 1,3m. Mặt trước bục thờ quét vôi và vẽ các hoa văntrang trí. Bên trên bục thờ là bức liễn thờ kính bằng sơn son thiếp vàng, khungbằng gỗ sơ xanh dài 1,4m, rộng 1,1m. Liễn thờ được bố trí như sau: phía trên cùngghi 3 chữ “Việt Nam Quốc” giữa là chữ “Thần” đại tự, phía dưới ghi 3 chữ nhỏ:“Thượng đẳng thần”, phía bên trái ghi các chữ: “Thập nguyệt sơ tám nhựt chinhung” (chết ngày mùng 3 tháng 10), bên phải ghi chữ: “Tổng Lãnh Binh NguyễnVăn Tiến Linh vị”. Hai bên là 2 câu liễn sơn son thiếp vàng viết trên mặt kínhốp khung gỗ rộng 0,25m, dài 1,6m ghi: “Khôi khôi phò Việt địa trung hưng” và“Hách hách cư nam thiên thượng đẳng” trên cùng là bức hoành bằng gỗ dài 2,5m,rộng 0,8m ghi các chữ: “Thánh thọ cương” bằng đại từ. Trên bục thờ đặt cácloại: Lưu hương, độc bình, khay đựng đèn… phía trước bục thờ về hai có tạctượng hai con hạc cao 2,5m đứng trên lưng con qui cũng bằng xi măng. Phía trướcbục đặt bàn hương án bằng gỗ cao 1,2m, rộng 1,2m, vuông có chạm hoa văn trangtrí, phía trên đặt một lư hương lớn và hai chân đèn dùng cắm nến. Bàn này dùngđể đặt mâm cổ mỗi khi cúng.
Hai bên bục thờ chính là 2 bục thờ khác cao 1,1m, dài1,1m, rộng 0,75m thờ tả ban, hữu ban. Trên mặt bục đặc lư hương phía trên làkhung gỗ ốp giấy đỏ dài 1m, rộng 0,8m ghi các chữ hán màu đen: “Tả ban cungthỉnh chư vị” và “ Hữu ban cung thỉnh chư vị”.
Về phía tả ban kề bên giá vũ khí tạc tượng ngựa xíchthố bằng xi măng sơn đỏ cao 1,9m, dài 1,8m. Hình dáng ngựa sinh động có yêncương, hàm thiếc… ngựa đặt trên bục xi măng rộng 0,8m, dài 1,2m, cao 0,2m. Phíatrên trước đầu ngựa đặt bàn thờ nhỏ bằng gỗ. Gian tả ban đặt thùng hương tu,ván gỗ…
Gian hậu điện: mái lợp bằng ngói âm dương nền lát gạchbông hai màu trắng đỏ với diện tích 8m x 2,7m. Gian hậu điện kề bên gian Chínhđiện và được ngăn cách bởi bức vách bằng gỗ, có 2 cửa thông cao 2m, rộng 1m.Vách mặt hậu của gian ở khoảng giữa bằng gỗ có khắc chạm hoa văn trang trí đãbị gãy nhiều chỗ.
Chính giữa gian hậu điện là bàn thờ tiên sư bằng giấybọc khung gỗ dài 1m, rộng 0,8m nền đỏ chữ vàng, giữa ghi các chữ hán: “ Tiên sưchư vị”. Phía trái bài vị ghi: “ Ăn (không rõ chữ minh kim nguyệt hiền tâm) ”.Phía phải bài vị ghi “ Lễ nghi thực vô tiên hiền ý”. Trên bàn đặc lư hương.
Bên trái gian hậu điện là bàn thờ cao 1m, dài 1m, rộng0,6m thờ tiên hiền. Hậu hiền với bài vị bằng giấy, khung gỗ, nền đỏ chữ đen,ghi các chữ hán: “Tiền hiền khai khấn, Hậu hiền khai cơ” và bức họa phong cảnhrộng 1,1m, dài 1,35m. Bên phải gian hậu điện đặc bàn thờ tiền vảng, hậu vảng.
Gian phụ điện có diện tích 8m x 6m, nền tráng xi măngmái tôn, cột gỗ, vách dùng bằng tôn.
Nhìn chung lăng vừa theo kiểu kiến trúc đình làng cổtruyền, vừa theo kiểu kiến trúc nhà nông thôn Việt Nam. Các gian gắn liền nhau và bốtrí không được hài hòa lắm. Nhiều gỗ đã bị hư hỏng như: mái, nền, vách… có lẽnguyên nhân chủ yếu là khi xây dựng gấp rút, vội vàng, chủ yếu là hoàn thành đểcó nơi thờ cúng chứ không chú ý đến qui mô xây dựng. Mặt khác, có lẽ do nguồnkinh phí eo hẹp vận động ở nhân dân và nhóm người đứng ra khởi công không amhiểu thấu đáo về xây dựng.
Tuy nhiên ở đây ta vẫn thấy toát lên được lòng kínhtrọng của nhân dân quanh vùng đối với người anh hùng đã xã thân vì đất nước.
VI. Các hiệnvật trong di tích:
- Còn một Tổng lãnh binh: Nguyễn Văn Tiến.
- Toàn bộ khu vực lăng ông, được miêu tả chú thích ởphần khảo tả di tích.
VII. Giá trị lịch sử khoa học, nghệ thuật, văn hóa:
Mộ và đền thờ là di tích nơi lưu niệm danh nhân lịchsử: Nguyễn Văn Tiến người anh hùng chống Pháp, tận trung với nước chiến đấu đếngiọt máu cuối cùng vì độc lập tự do của Tổ quốc. Gương anh hùng ấy đáng đểchúng ta học tập.
Nhìn chung khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiếnkhông có giá trí cao về kiến trúc nghệ thuật, vì di tích được xây dựng năm1959, là nơi thờ cúng và tổ chức giỗ Ông của nhân dân địa phương (kiến trúctheo kiểu Đình làng cổ truyền Việt Nam).
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
Hiện trạng của di tích tương đối còn nguyên vẹn vềkiểu dáng kiến trúc. Riêng phần mái và cột bị hư hỏng nặng.
Hiện nay UBND xã Mỹ Lệ đã thành lập Ban quản lý Mộ vàđền thờ để lo việc thờ cúng, tu bổ bảo quản di tích.
Phần nền đã bị sụp lỡ 80%
IX. các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Đối vớ di tích Mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn VănTiến, UBND xã Mỹ Lệ đã có phương án qui hoạch, tôn tạo di tích, thành tựu vănhóa của địa phương, cụ thể bằng những công trình như: sửa chữa lại lăng, bia biến cây xanh được xây dựng. Tổ chức trưng bày tưliệu hiện vật về hoạt động của Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến.
Di tích sẽ phát huy tác dụng tốt, trong công tác giáodục truyền thống, sau khi quyết định công nhận của UBND tỉnh Long An.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Để bảo đảm công việc thực hiện đúng qui định của Pháplệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ngày31/01/1984 của Chủ tịch HĐND số 4/LCP.HĐND đề nghị UBND tỉnh Long An ra quyếtđịnh công nhận di tích Mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến, ấp 7, Chợ Trạm, xã Mỹ Lệ,huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích Mộvà đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến là di tích lịch sử - văn hóa cấptỉnh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét