Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA “ Khu vực ngã tư Tân Chánh”

 Nơi diễn ra cuộc biểu tình năm 1961
                                               Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước,tỉnh Long An
–²—
I. Tên gọicủa di tích:
Khu vực di tích có tên gọi là Ngã tư Tân Chánh thuộcấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Sở dĩ có tên gọi như thế bởi vì nơi đây có 2 con đườnggiao nhau giữa Hương lộ 24 và đường đất nhỏ từ ấp Lăng qua ấp Đình tạo thành 1ngã tư thuộc xã Tân Chánh.
Di tích còn có tên gọi là “Ngã tư Đình” nguyên do nơinày dân làng có xây 1 ngôi đình thờ ông Nguyễn Khắc Tuấn (làm chức chưởng cơthời Minh Mạng). Tên “Ngã tư Đình” xuất hiện từ đó.
II. Địa điểm phân bố - đường đi di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Cách đây gần 150 năm, Tân Chánh là 1 đường làng thuộcTổng Lộc Thành Hạ, Tham Biện Cần Giuộc (nay đổi là Tiểu khu Chợ Lớn) đến ngày20/12/1899 khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các Tiểu khu hành chánhthành các Tỉnh thì Tân Chánh là một trong một làng của Tổng Lộc Thành Hạ, tỉnhChợ Lớn. Đến năm 1933 do sự tăng tiến dân số vùng Cần Đước bao gồm địa phận của3 Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp thành tương đương với huyệngọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1928 thì Sở Đại lý Rạch Kiến đổi thành SởĐại lý Cần Đước tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánh này tồn tại cho đến năm 1955.Như vậy, trong khoảng thời gian này Tân Chánh là một làng thuộc Tổng Lộc ThànhHạ, Sở Đại lý Cần Đước tỉnh Chợ Lớn.
Khoảng năm 1955 – 1975 do sự sáp nhập hai tỉnh Tân Anvà Chợ Lớn thành tỉnh Long An huyện Cần Đước lại thuộc tỉnh Long An. Trong năm1957 huyện Cần Đước được chia thành hai huyện là Cần Đước và Rạch Kiến thì TânChánh vẫn thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Sau năm 1975 huyện Cần Đước và Rạch Kiến sáp nhập lạinhư cũ cho đến ngày nay. Do đó Tân Chánh thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An theo quốc lộ 1ngược về hướng đông (hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 rẽ phải theo hương lộ16 (lộ đất đỏ) đến cây số 8 ngã tư Xoài Đôi rẽ phải khoảng 2km đến Tân Ân, từngã ba Tân Ân rẽ trái theo hương lộ 24 khoảng 3km đến ngã tư Tân Chánh rẽ tráikhoảng 400m cách lộ 24 là địa điểm di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích:
Từ sau đợt Đồng khởi năm 1960 – 1961 thắng lợi củanhân dân Miền Nam, để tránhsụp đổ của chế độ của chế độ Diệm để giữ vững căn cứ quân sự quan trọng MiềnNam Việt Nam.Đế quốc Mỹ tiến hành can thiệp Miền Nam Việt Nam đến mức cao hơn với chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” hòng bình định Miền Nam vòng trong 18 tháng, bằng kếhoạch “Sto-Lây-Tay-Lo” chúng: tăng mạnh số quân từ thanh niên cộng hòa lên dânvệ, từ dân vệ lên bảo an, tăng cường quân chủ lực với trang bị hiện đại – kếhoạch dồn dân vào ấp chiến lược cốt tách rời quần chúng với cách mạng để tiêudiệt lực lượng vũ trang của ta.
Trước âm mưu mới của địch trên hếtĐảng bộ long An học tập quán triệt đường lối cách mạng miền nam được quyết địnhở Đại hội Đảng toàn quốc lần III. Quán triệt đường lối, chấp hành chỉ thị củaTrung ương Cục Miền Nam,của Khu ủy khu 8 Tỉnh ủy Long An tiến hành hàng loạt các cuộc Hội nghị nhằmtriển khai công tác.
Tinh thần chính của chủ trương Tỉnh Đảng bộ là độngviên mọi lực lượng yêu nước tiến lên làm chiến tranh cách mạng toàn dân toàndiện, đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh đặc biệt của chúng phát động phong tràocách mạng quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp vũ trang với đấu tranhchính trị, binh vận tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền.
Chấp hành chủ trương đường lối của Đảng bộ Long An, từnăm 1961 phong trào đấu tranh chính trị quần chúng được tổ chức lan rộng khắptỉnh nhiều phong trào diễn ra với qui mô lớn như huyện Đức Hòa, Bến Lức…
Tại Cần Đước, đồng chí Tư Trấn (Ban Tuyên huấn Tỉnhủy) được cử về lo việc tổ chức hoạt động phong trào. Bí Thư Huyện ủy lúc bấygiờ là đồng chí Nguyễn Văn Hòa (Chín Hòa), Phó Bí Thư là đồng chí Bảy Nguyễn đãcùng với đồng chí Tư Trấn họp bàn và thống nhất phát động quần chúng đấu tranh.Ban tổ chức chọn Tân Lân làm xã điểm.
Ngày 24/7/1961 Tân Lân khởi đầu phong trào đấu tranhchính trị đầu tiên trong huyện. Cuộc biểu tình kéo dài đến 7 ngày đêm sôi sụcđòi địch chấm dứt khủng bố dã man, bọn địch từ xã đến huyện hoang mang rúngđộng trước sức mạnh của quần chúng.
Nối tiếp phong trào đấu tranh của quần chúng ở TânLân. Phong trào quần chúng các xã trong huyện liên tục nổi lên, tiêu biểu nhấtlà phong trào đấu tranh của phụ nữ xã Tân Chánh.
Từ năm 1960 ở xã Tân Chánh địch đãxây dựng ở đây một lực lượng lính dân vệ bảo an, chiếm Đình Tân Chánh làm trụsở đóng đồn, do tên Tám Phò làm đồn trưởng, Ri đồn phó, ngoài ra còn có đạidiện khoa khang nổi tiếng ác ôn trong vùng, hằng ngày bọn chúng lùng sục vàoxóm ấp bắt bớ đánh đập nhân dân. Chung quanh khu vực Đình, chúng đào giao thônghào xen lên với hàng cây mắm, cắm chông dày đặc. Trên nền được bố trí lô cốtđặt bốn gốc có lính gác ngày đêm, mắt chính hướng ra hương lộ 24, chúng xây mộtcây cầu quay bắt qua giao thông hào để sử dụng đi lại.
Trước sự ác ôn của địch, quần chúng trong xã đã nungnấu lòng căm thù sâu sắc. Do đó khi nhận được chỉ thị của Huyện ủy phát độngphong trào, quần chúng xã Tân Chánh hưởng ứng nhanh chống. Cán bộ huyện lúc bấygiờ có nữ đồng chí Ba Thanh cùng với Ban lãnh đạo xã có đồng chí Tư Uẩn, đồngchí Võ Nguyên Tâm (Bảy Minh).
Đêm 4/11/1961 (âm lịch) các đồng chítổ chức một cuộc họp quần chúng tại Miểu Xóm Vinh (xã Tân Chánh) nhằm đưa rayêu cầu mục tiêu của cuộc đấu tranh hướng dẫn phương pháp đấu tranh. Ngay trongđêm đó quần chúng khẩn trương chuẩn bị chu đáo cơm nước, băng, khẩu hiệu… sángsớm lúc 7 giờ ngày 5/11/1961 (âm lịch) khoảng 500 phụ nữ cầm băng, khẩu hiệu từcác ấp tập trung tại ngã tư Đình, tiến thẳng đến đồn địch (Đình Tân Chánh) vừađi chị em vừa hô vang khẩu hiệu:
“ Chống càng quét chống khủng bố”
“ Đã đảo Xta-Lây-Tay-Lo đã đảo đại diện khoa rút khỏi TânChánh trả chồng, con về làm ăn”
Khi đoàn biểu tình kéo qua khỏi thất cao đài cách đềnkhoảng 200m, địch dùng loa kêu gọi bà con giải tán, đoàn vẫn tiếp tục tiến lên,chúng nổ súng dọa, chị em vẫn không lùi, bà Phạm Thị Xứng, bà Mười (Nguyễn Thị Chơi)tay xách giỏ trầu, tay cầm khẩu hiệu vượt lên phía trước. Trước sự kiên quyếtcủa bà con tên Đồn trưởng hoảng sợ, chúng ra lệnh bắn xã vào đám biểu tình, bàTư (Phạm Thị Xứng), bà Mười gục chết tay vẫn còn cầm chặt khẩu hiệu, một số chịem khác bị thương. Trước sự tàn ác dã man của địch, đoàn biểu tình quyết khônglùi bước, ồ ạt xông tới với sự căm phẩn tột độ vừa hô vang “ Chúng bây quângiết người, đã đảo đế quốc Mỹ” tiếng la vang của chị em làm địch hoang mang,tên đồn trưởng nhỏ giọng, đoàn vẫn không chịu về. Cuối cùng Đồn trưởng hứa chấpnhận các yêu sách của bà con lúc bấy giờ đoàn mới chịu giải tán.
Ngày hôm sau Huyện ủy huy độngnhân dân các xã làm lễ truy điệu những người đã hy sinh, buổi lễ được tổ chứcrất lớn và sôi nổi, gây sự chấn động lớn cho địch.
Cuộc biểu tình ở xã Tân Chánh là cuộc biểu tình tiêubiểu cho phong trào đấu tranh của phụ nữ Cần Đước, tuy bị giặc đàn áp và cóthiệt hại nhưng đã làm cho bộ máy ngụy quyền từ xã đến huyện rúng động hoangmang không ít.
Qua cuộc biểu tình này đã cho ta thấy được sự giác ngộcách mạng và sự trưởng thành của nhân dân trong đấu tranh, khả năng tuyệt đốicủa Đảng với phong trào. Cuộc biểu tình đã góp phần ngăn chặn lại được bàn taybắn phá của giặc vào nhân dân. Giác ngộ được một số anh em binh sĩ. Đồng thờicuộc đấu tranh này đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh vũ trang tiến lêngiành chính quyền.
IV. Khảo tả di tích:
Khu vực di tích trước đây là khu đồng trống dọc theolộ đất về phía phải có một Thánh thất cách ngã tư khoảng 200m, về phía bên tráicách Thánh thất khoảng 100m có một cái ao ngày nay vẫn còn.
Ngôi Đình trước kia địch chiếm là đồn bót, sau khi rútđi, nhân dân đã phá bỏ để tránh sự trở lại đóng đồn của chúng. Sau giải phóngdân làng đã xây dựng lại để thờ cúng, ngôi Đình có khác hơn lúc trước nhưng vẫnở nền cũ.
Tại ngã tư trước kia là khu vực trống, lộ đất 24 ngàynay được trải đá đỏ, đây là đường giao thông chính của xã. Nơi đây ngày nay làtụ điểm của nhóm chợ nhỏ.
Toàn khu vực di tích, ngày nay là tụ điểm dân cư đôngđúc quang cảnh đều thay đổi hẳn so với trước kia.
V. Loại di tích:
Khu vực Ngã tư Tân Chánh là địa diểm lưu niệm sự kiệnlịch sử cách mạng và cũng là nơi ghi dấu tội ác của Mỹ Diệm đối với nhân dânta.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Di tích hiện nay vì là địa điểm dân cư nên không còn hiện vật gì trong di tích.
VII. Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật, văn hóa của di tích:
Cuộc biểu tình ngày 5/11/1961 âm lịch là cuộc biểutình cho phong trào đấu tranh của Phụ nữ huyện Cần Đước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà trựctiếp là Huyện Đảng bộ Cần Đước, ngày 5/11/1961 hơn 500 Phụ nữ xã Tân Chánh đãtổ chức cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, mặc dù bị địch đàn áp đẩm máunhưng đoàn biểu tình vẫn không lùi bước, buộc địch phải thực hiện những yêusách của ta. Qua đó đã chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường củachị em Phụ nữ huyện Cần Đước. Trong cuộc đấu tranh này bà Phạm Thị Xứng, bàNguyễn Thị Chơi đã anh dũng hy sinh cùng một số chị em khác bị thương. Gương hysinh anh dũng của các má đã làm sáng ngời thêm truyền thống “ Anh hùng, bấtkhuất, trung hậu, đảm đang” của Phụ nữ Việt Nam.
Di tích lịch sử “ ngã tư Tân Chánh” cũng là nơi ghidấu tội ác của Mỹ Diệm qua hành động đàn áp dã man đoàn biểu tình của chị emPhụ nữ xã Tân Chánh ngày 5/11/1961 (âm lịch).
VIII. Tìnhtrạng bảo quản di tích:
Khu vực di tích hiện nay là tụ điểm dân cư.
IX. Cácphương án bảo vệ, sử dụng di tích:
Xây dựng nơi đây là một bia truyền thống để ghi lại sựkiện lịch sử nói trên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranhbất khuất, gương hy sinh anh dũng cho các thế hệ mai sau.
X. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:
UBND xã Tân Chánh phối hợp với Bảo Tàng Long An đã lậpbiên bản khoanh vùng bảo vệ di tích ngày 01/4/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích khuvực ngã tư Tân Chánh là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét