Nơi xãy ra trận đánh ngày 20 tháng 3 năm 1962
–²—
I. Tên gọi:
Khu vực Xóm Chùa – nơi xãy ra trận đánh ngày 20/3/1962
Khu vực này gọi là ấp Xóm Chùa vì có nhiều chùa (3ngôi chùa và 1 cái am – Phước Lâm Tự, Phật Quang Tự, Phật Sơn Tự và am Tân Lânđiện). Trong đó có Chùa Phước Lâm được hình thành sớm (1880) và người chủ trìđầu tiên là ông Phạm Văn Đặng, pháp danh Yết Ma.
II. Địa điểm phân bố, đường đi đến di tích:
Trận đánh Xóm Chùa ngày 20/3/1962 (ngày 15/2/1962 âmlịch), xãy ra tại khu vực ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh LongAn.
Trận đánh diễn ra ác liệt ở khu vực cống Tám Bụng vàkhu vực Bờ Mồi – Phước Chỉ (cách Hương lộ 18 khoảng 1km). Có thể đi đến di tíchbằng con đường sau: từ Thị xã Tân An ngược lên hướng Bắc 20km đến ngã ba Gò Đenrẽ phải theo hương lộ 16 đi 8km đến ngã tư Xoài Đôi rẽ phải đi theo hương lộ 18khoảng 5km là đến di tích.
III. Sự kiện– nhân vật lịch sử:
Bước sang năm 1961 phong trào đấu tranh vũ trang củata đang có hướng chuyển biến mới. Tỉnh ủy Long An chủ trương, phát huy thắnglợi của phong trào Đồng khởi, động viên mọi lực lượng của Tỉnh tạo thế lực mớivề mọi mặt tiến lên giành thắng lợi cao hơn, đánh bại mọi kế hoạch và thủ đoạnchiến tranh của địch trên chiến trường Long An.
Ở huyện Cần Đước lực lượng vũ trang đang có sự chuyểnbiến nhưng chưa mạnh, quân số ít ỏi, vũ khí chưa được trang bị đầy đủ. Toànhuyện chỉ có 1 đơn vị bộ đội địa phương C315 do các đồng chí Sáu Nam,Tư Đô Lương chỉ huy.
Về phía địch: từ sau phong trào Đồng khởi 1960, chúngcàng ra sức tìm cách tiêu diệt phong trào đấu tranh của ta. Hằng ngày khoảng từ8-9 giờ sáng bọn địch thường cho từ 3-5 xe chở lính từ quận Cần Đước lên vùngthượng để càn quét, ruồng bố lùng bắt cán bộ và những người chúng tình nghi làmcách mạng. Nắm được qui luật đó ta liền mở 1 trận phục kích bằng mìn để diệt xecủa địch trên trục lộ 18 đoạn từ cống Xóm Chùa đến cống Tám Bụng nhằm tiêu haotiêu diệt sinh lực địch thu vũ khí trang bị lại cho ta, đồng thời để cổ vũ chophong trào đấu tranh vũ trang của quân và dân huyện nhà.
Lực lượng của ta bao gồm: một đơn vị bộ đội địa phươngC315 kết hợp lực lượng cơ động của Tỉnh và du kích xã toàn bộ khoảng 90 người.Ban chỉ huy gồm có: đồng chí Sáu Namđiều chỉ huy trưởng, đồng chí Bảy Nguyễn chính trị viên, các đồng chí Chín Râu,Tư Đô Lương, Sáu Namchỉ huy phó.
Ta bố trí theo địa hình chắn đầu – khóa đuôi – đốidiện. Bộ phận chặn đầu phục kích ở cống Tám Bụng lực lượng 1 trung đội do đồngchí Đô Lương chỉ huy. Bộ phận khóa đuôi phục kích tại chùa Phước Lâm, lực lượng1 trung đội do đồng chí Chín Râu chỉ huy và bộ phận đối diện phục kích tại khuvự Bờ Mồi – Phước Chỉ do đồng chí Sáu Triều tham mưu trưởng Tỉnh đội chỉ huy.Hình thức phục kích ta cho quân ẩn nấp trong Chùa Phước Lâm, trong nhà dân (nhàông Tám Bụng và ông Bảy Mãn) và ngồi kín đáo trong các đống rơm, phơi ngoàiđồng. Ý định của ta là gài 5 quả mìn, mỗi quả cách nhau 30m tương đương với cựly đường xe của địch trên lộ 18 từ cống Xóm Chùa đến cống Tám Bụng để tiêu diệtđoàn xe này. Nhưng sự việc đã không xãy ra như ta dự đoán, địch không cho xe đitheo lộ 18 nữa vì chúng đã phát hiện ra trận địa của ta. Tuy vậy chúng khôngbiết được lực lượng bao nhiêu, tưởng là chỉ có một tổ du kích với bộ đội C315nên chúng quyết tâm bao vây tiêu diệt cho bằng được.
Về phía địch lực lượng của chúng ta bao gồm: 2 Đại độiBảo an có tăng cường thêm 2 Tổng đoàn dân vệ của quận (1 Tổng đoàn tương đương,1 Trung đội mạnh), chúng hành quân bằng xe chia làm 2 mũi tấn công.
Mũi thứ nhất do tên Dương Văn Tư Đại úy Quận trưởngchỉ huy, xuất phát từ Thị trấn Cần Đước đi theo tỉnh lộ 5 đến ngã ba Tân Lân đilên Nhà Dài dàn quân từ đây tiến về đánh lực lượng của ta ở cống Xóm Chùa vàcống Tám Bụng.
Mũi thứ hai cánh quân Vu hồi bí mật theo ngã ba PhướcTuy vượt sông Bến bạ đánh bọc sau lưng đội hình của ta mũi này do tên thiếu úyNgoạn chỉ huy.
Khi thấy địch thay đổi chiến thuật ta không nao lòngquyết tâm chuyển sang phương án hai, như địch vào trận địa để tiêu diệt chúng.Khoảng 12 giờ trưa ngày 20/3/1962 (tức ngày rằm 13/2/1962 âm lịch). Cánh quâncủa Dương Văn Tư dẫn 1 Đại đội từ Nhà Dài băng đồng tiến sang.
Đi đầu là Trung đội lính Mỹ Lệ do tên Thanh Làm trưởngđồn lọt vào trận phục kích của ta, khi bọn địch cách trận địa khoảng hơn 100m,ta cho 1 Tổ của bộ phận chặn đầu bắn ra rồi bỏ chạy về hướng Phước Tuy, địchđuổi theo. Toàn bộ địa hình của địch tiến vào tiếp lĩnh trận địa của ta thì 3khẩu trung liên của bộ phận chặn đầu và đối diện của ta đồng loạt nổ. Buộc địchphải triển khai đội hình để đối phó với lực lượng của ta. Bộ phận khóa đuôi ởXóm Chùa đánh vũ hội cắt đường rút lui chạy về hướng Tân Lân của địch. Kế đó,ta sử dụng toàn bộ lực lượng của mũi chủ yếu (bộ phận đối diện) xung phong.Địch hoảng sợ tháo chạy về hướng tây bắc (chợ Đào Mỹ Lệ) ta sử dụng bộ phậnchặn đầu di chuyển ngược lên chặn đường rút lui của chúng buộc địch phải co cụmvề một điểm, khu vực ruộng ông Mười Xường bây giờ. Toàn bộ lực lượng của tađồng loạt nổ súng tiêu diệt cánh quân này chỉ còn tên Dương Văn Tư là sống sóttháo chạy về quận lỵ..
Cánh quân thứ hai của tên thiếu úy Ngoạn chỉ huy khinghe ta nổ súng liền vượt sông Bến Bạ đánh phía sau trận địa chặn đường rút luicủa quân ta. Ta cho một bộ phận đánh kìm chân bọn này làm chậm bước tiến củachúng nhưng bộ phận ta cho một lực lượng trong bộ phận chủ yếu quay lại phốihợp với lực lượng đang kìm chân địch, quần nhau với chúng trên một khu vực sìnhlầy Bờ Mồi – Phước Chỉ cách hương lộ 18 khoảng 1km. Khi biết được thế nguy củaĐại đội Dương Văn Tư và bị ta đánh rát quá chúng phải quay lại để rút chạy quasông, ta tiến theo truy kích và diệt rất nhiều địch. Tên thiếu úy Ngoạn cũng bịchết trong trận này.
Đại bộ phận lực lượng của ta sau đó theo kinh Xóm Bồvượt sông Vàm Cỏ Đông bằng xuồng máy rút về xã Tân Phước, Tân Trụ nơi đơn vịC315 đang đứng chân. Còn bộ phận truy kích địch thì làm nhiệm vụ yểm trợ chotoàn bộ lực lượng của ta rút lui an toàn. Kết quả trong trận này ta đã tiêudiệt một Đại đội Bảo an quận Cần Đước thu 70 súng các loại.
Bên ta 1 đồng chí hy sinh và 3 đồng chí bị thương.Trận đánh kết thúc lúc 2 giờ chiều để lại xác giặc chất đầy đồng. Đến chiều tốiquân của Sư đoàn 7 mới xuống thu dọn chiến trường và lấy xác lính về.
IV. Loại di tích:
“ Khu vực Xóm Chùa” ghi dấu chiếncông chống xâm lược là loại di tích lịch sử.
V. Khảo tả di tích:
Trận đánh Xóm Chùa ngày 20/3/1962 xãy ra trên một vùngđồng trống dọc hai bên lộ 18 và ở tại khu vực sình lầy Bờ Mồi – Phước Chỉ.Trước đây khu vực này là đồng ruộng trống trải cư dân thưa thớt. Ở đây trồngchủ yếu là lúa nước. Vào thời gian xãy ra trận đánh ta có một thuận lợi là lúađã gặt xong, dân cắt ra phơi thành từng khúm dựng lên ở ngoài đồng. Đó là nơiẩn nấp của ta gây bất ngờ đối với địch ở bên phải lộ 18 (theo chiều di xuốngCần Đước) có một ngôi chùa khá lớn là Phước Lâm Tự, chùa dược xây dựng năm 1880và người Trụ trì đầu tiên là Yết Ma tên là Phạm Văn Đặng trụ trì được 44 năm.Hiện nay khu vực này dân cư đã đông đúc. Ruộng vẫn trồng lúa là chủ yếu, điểmta tiêu diệt nhiều địch nhất là khu vực ruộng ông Mười Xường. Bên cạnh khu vựcnày là con rạch từ cống Tám Bụng chảy về đìa ông Mười Xường gọi là Rạch Cùng. Ởđiểm phục kích của quân ta (chỗ đìa ông Mười Xường) có một con rạch nhỏ chảytách từ phía Rạch Cùng về phía gò mã. Dọc lộ 18 trước đây ở đoạn này có hàogiao thông tạo thành địa hình rất tốt để ta cơ động di chuyển chiến đấu vớiđịch.
VI. Giá trị di tích:
“ Khu vực Xóm Chùa” là nơi ghi dấuchiến thắng to lớn của lực lượng vũ trang huyện Cần Đước từ những ngày đầu chưavững mạnh nó đã đáp ứng được chủ trương của Tỉnh ủy lúc bấy giờ Phát huy thắnglợi của cao trào Đồng khởi động viên mọi lực lượng của tỉnh tạo thế mới lực lượngmới về mọi mặt, tiến lên giành thắng lợi cao hơn, đánh bại mọi kế hoạch về thủđoạn chiến tranh trên chiến trường Long An”.
Thắng lợi này đã cổ vũ phong trào đấu tranh vũ trang,hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của huyện nhà. Chiếm lợi phẩm thuđược đã trang bị lại cho lực lượng ta một số vũ khí đáng kể. Chiến thắng đã gâynức lòng dân quân làm khiếp sợ những tên địch còn sống sót, đập tan tư tưởngcoi thường lực lượng đối phương của địch tạo thế đứng vững chắc trên chiếntrường từ đây. Chiến thắng đã gây niềm tin tưởng lớn và sự quyết tâm trong quânđội ta: dám đánh địch và quyết thắng địch, tuy vũ khí còn thô sơ và lực lượngcòn non kém so với chúng. Trận đánh còn thể hiện được chiến thuật tài tình, sựmưu trí dũng cảm, sự linh hoạt nhạy bén của quân ta trước mọi tình huống thayđổi bất ngờ của kẻ địch.
VII. Tình trạng bảo quản di tích:
“ Khu vực Xóm Chùa” thuộc loại di tích chiến trườnglại nằm trên đồng ruộng canh tác của nhân dân (bởi vậy thay đổi liên tục quacác thời kỳ là điều tất nhiên. Loại hình di tích này không giống như loại hìnhdi tích bất động sản khác như: đình, chùa, chiến lũy, pháo đài…) nên cũng cótình trạng bảo quản tu sửa gì.
VIII. Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Trận đánh xãy ra tại khu vực ấp Xóm Chùa là một trậnđánh có ý nghĩa lịch sử. Cần phải được xây dựng một bia chiến thắng ngay tạikhu vực này nhằm để giáo dục phổ biến cho nhân dân biết rõ lịch sử của huyệnnhà trong những năm kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ mà vinh quang của quân vànhân dân ta.
IX. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:
Trong đợt tiến hành kiểm kê di tích ngày 2/4/1992 Hộiđồng bảo vệ di tích gồm các đồng chí đại diện Chi Chính quyền xã Tân Lân, cácđồng chí lãnh đạo Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cần Đước, các đồng chí cán bộnghiên cứu di tích Nhà Bảo Tàng Long An đã lập biên bản quy định khu vực bảo vệdi tích tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An về việc nhất trí bảo vệkhu vực Bờ Mồi – Phước Chỉ, một địa điểm trong trận đánh Xóm Chùa có diện tíchlà 900m2 để xây dựng bia chiến thắng. Biên bản đã được chính quyềnxã Tân Lân chứng thực.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích “Xóm Chùa” nơi xãy ra trận đánh ngày 20 tháng 3 năm 1962 là di tích lịch sử -văn hóa cấp tỉnh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét