Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU ÔNG LÊ CÔNG TRÌNH

Ấp 4, Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, Long An

Di tích lịch sử gọi là Miếu Ông, dân gian thường gọi là Miếu Ông Giồng Đế. Đây là nơi thời tự ông Lê Công Trình một người có công đánh giặc, cứu nước theo truyền thuyết dân gian.
Miếu Ông ngoài chức năng là cơ sở tính ngưỡng dân gian, còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Miếu Ông ngoài chức năng là cơ sở tính ngưỡng dân gian, còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 theo truyền thuyết của dân gian. Miếu Ông là trung tâm tín ngưỡng của nhân dân địa phương, thể hiện khối gắn kết cộng động, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, Miếu Ông là nơi thành lập và hoạt động của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, lực lượng nòng cốt góp phần khởi nghĩa thành công trên địa bàn xã Mỹ Thạnh Đông ngày 25-8-195.
Trong 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp, Miếu Ông là địa điểm mở lớp Bình dân học vụ (1948-1952), góp phần quan trọng cho phong trào xóa nạn mù chử ở địa phương lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ánh sáng văn hóa, giáo dục trong kháng chiến lan tỏa khắn nơi, soi rọi đến cả những vùng xa xôi hẻo lánh. Đối với người nông dân, việc biết đọc, biết viết là sự đổi đời thực sự mà cách mạng đã mang lại cho họ. Ngoài ra, Miếu Ông còn là địa điểm mít tinh của quần chúng, nơi tổ chức văn nghệ phục vụ nhân dân thời kỳ 9 năm chống  Pháp.
Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Miếu Ông là nơi diễn ra nhiều cuộc họp bí mật, trong đó có cuộc họp quyết định phát động quần chúng nổi dậy phá thế kiềm kẹp của địch ở vùng nông thôn, tiến tới giải phóng xã nhà trong phong trào Đồng Khởi 1960-1961, góp phần giải phóng xã nhà huyện Đức Huệ năm 1964. Ngoài ra Miếu Ông còn là địa điểm xử tội, kết án từ hình những tên Việt gian bán nước, tay sai ác ôn có nhiều nợ máu với cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Mỹ Thạnh Đông.
Với những giá trị trên, di tích xứng đáng được bảo vệ, phục hồi, tôn tạo phục cụ tham quan du lịch, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét