Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Nền nhà Hội Phước Vân

Địa điểm ghi dấu cuộc đấu tranh
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đầutiên
 của huyện Cần Đước năm 1930
(xã Phước Vân – huyện Cần Đước – tỉnhLong An)
–²—
I. Tên gọi của di tích:
Nhà Hội Phước Vân được thực dân Pháp xây dựng vào đầuthế kỷ XX. Đây là công sở của Làng phước Vân, nơi làm việc của các hương chứctrong Ban hội tề vì vậy nhân dân địa phương thường gọi là nhà Hội Phước Vân.Nơi đây, ngày 4/6/1930 đồng bào các xã: Phước Vân, Long Sơn, Long Cang, LongKhê dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phước Vân – Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện CầnĐước đã tiến hành cuộc biểu tình trấn áp bọn tề làng, đập phá nhà Hội, thiêuhủy tất các các sổ bộ của chúng.
II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:
1. Đường đi đến di tích:
Từ thị xã Tân An, du khách theo quốc lộ I về phía Đôngđến thị trấn Bến Lức, theo tỉnh lộ 16 đi khoảng 10km đến ngã tư An Thuận. Từđây du khách theo hương lộ 17 (về phía tay trái) đi khoảng 1,5km rồi theo đườnglộ đình (lộ liên ấp) khoảng 600m là đến di tích.
2. Địa điểm phân bố:
Kể từ khi có sự phân định hành chính ở Nam bộ (1698),cả vùng đất Cần Đước ngày nay lúc ấy là một bộ phận của Tổng Phước Lộc huyệnPhước Long – Đinh Trấn Biên – Phủ Gia Định.
Năm 1779 Phước Lộc được cắt về huyện Tân Bình thuộcđinh Phiên Trấn. Năm 1808 Gia Định đổi thành Gia Định Thành sau khi đã đổithành trấn (1802), thành Gia Định có 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, ĐịnhTường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Tổng Phước Lộc được nâng lên thành phủ.Thôn Phước Vân bấy giờ thuộc Tổng Lộc Thành, huyện Phước Lộc, phủTân Bình – trấn Phiên An – Gia Định Thành.
Năm 1832 Minh Mạng giải thể Gia Định Thành, chialàm 6 tỉnh gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Trấn Phiên An đổi tên thànhtỉnh Gia Định, huyện Phước Lộc được cắt ra cùng với huyện Thuận Anvà Tân Hòa (Định Tường) đặt làm phủ Tân An, thôn Phước Vân lúc bấygiờ thuộc Tổng Lộc Thành huyện Phước Lộc, phủ Tân An. Huyện PhướcLộc năm 1808 có 2 tổng, đến năm 1836 chia thành 4 tổng và trước khiPháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (1862) thì lên đến 6 tổng: PhướcĐiền Thượng – Trung – Hạ và Lộc Thành Thượng, huyện Phước Lộc, phủTân An, tỉnh Gia Định.
Sau khi chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ thực dânPháp chia tỉnh Gia Định thành 7 hạt tham biện (Inspection) là Sài Gòn,Chợ Lớn, Cần Giuộc, Gò Công, Tân An, Tây Ninh và Trảng Bàng. Tham BiệnCần Giuộc được thành lập từ huyện Phước Lộc, Phước Vân lúc bấy giờthuộc Tổng Lộc Thành Thượng – khu Tham biện Cần Giuộc. Ngày 5/1/1876Đô đốc Duperre ra nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chínhlớn: Sài Gòn – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Bassac gồm 19 tiểu khu Làng PhướcVân vẫn thuộc Tổng Lộc Thành Thượng – Tiểu khu Chợ Lớn thuộc khuhành chính Mỹ Tho.
Ngày 20/12/1899 toàn quyền Đông Dương ra nghịđịnh đổi các Tiểu khu hành chính thành các tỉnh và áp dụng kể từngày 1/1/1900. Di tích lúc ấy thuộc Tổng Lộc Thành Thượng – tỉnh ChợLớn.
Năm 1923 vùng đất Cần Đước được phân cấp hànhchính tương đương với quận gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến (DélégationRach Kien) bao gồm các làng Phước Vân Tổng Lộc Thành Thượng – Sở Đạilý Rạch Kiến. Năm 1928 Sở Đại lý Rạch Kiến đổi thành Sở Đại lýCần Đước và dời lỵ Sở về Cần Đước. Di tích thuộc địa giới hànhchính này cho đến 1955.
Ngày 22/10/1956 Ngô Đình Diệm lập tỉnh Long Antrên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn (SL 143/NV 22/10/1956).
Di tích lúc này thuộc xã Phước Vân, quận CầnĐước, tỉnh Long An. Năm 1967 chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chia quận CầnĐước làm 2 quận Cần Đức và Rạch Kiến – Nhà Hội Phước Vân lúc bấygiờ thuộc quận Rạch Kiến. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng năm(1977) thì nhập lại như cũ. Hiện nay di tích thuộc ấp 1 xã Phước Vân,huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
III.Sự kiện - nhân vật lịch sử:
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi phải gánh chịunhững tổn thất trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Chính phủ Pháp bắtđầu nhanh chống ổn định việc cai trị và thi hành chính sách khaithác về kinh tế nhằm vơ vét, bốc lột tài nguyên và lao động củanước ta để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của chính quốc.Cũng từ đó, bộ máy cai trị Pháp can thiệp mạnh hơn vào việc quảntrị làng xã ở nước ta. Để tăng cường vai trò của chính quyền thựcdân trong bộ máy quản lý làng xã lúc bấy giờ Pháp thiết lập tổchức cai trị thôn xã còn gọi là Ban hội tề có đầy đủ 12 vị hươngchức Hội tề như Hương cả là người cai quản các công việc của làng.Hương chủ là người thay thế và thi hành phân sự của Hương cả khingười vắng mặt và là người giữ tiền bạc của làng. Ngoài ra còn cóHương sự, Hương quản, Hương bộ, Hương thân, Hương trưởng, Hương chánh…đều có những phận sự và trách nhiệm khác nhau đối với nhà nướcthực dân.
Cần Đước, mảnh đất ở cạnh Sài Gòn một trongnhững nơi làm cho bộ máy thống trị của Pháp phải chú ý. Trên toànquận Cần Đước chúng áp đặt một bộ máy cai trị chính sách: “ Dĩviệt trị việt” thông qua hệ thống địa chủ, tề làng địa phương. Đểđảm bảo ổn định cho guồng máy cai trị của thực dân, 15 làng trongquận có 15 Ban hội tề, mỗi Ban hội tề có đủ 12 Hương chức có côngsở làm việc gọi là nhà Hội. Nhà hội Phước Vân được xây dựng cũngxuất phát từ ý đồ và mục đích trên.
Dưới ách thống trị của thực dân, cuộc sống củangười dân Cần Đước trong đó có Phước Vân mà chủ yếu là nông dân ngàycàng khó khăn, cơ cực. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông,dân nghèo chiếm 75%, đa phần là họ không có ruộng, chủ yếu là đi làmmướn, đàn bà phụ nữ thì đi cấy gặt để sống qua ngày. Trong khi đó,bọn Việt gian tay sai dựa vào thế lực thực dân ra sức chiếm đoạtruộng đất, trong tầng lớp địa chủ phú nông có một số người cộngtác với Pháp tham gia bộ máy cai trị. Ở Phước Vân có Hội đồng Lý,Hội đồng Phi là những người có quyền thế trong tay có hàng trăm mẫuruộng và là một trong các vị hội đồng thân Pháp lúc bấy giờ, cùngvới 12 vị Hội tề cấu kết với nhau để cai trị nhân dân. Bên cạnh còncó 8 ông đại địa chủ có ruộng đất từ 50 mẫu trở lên chuyên cho mướnruộng từ 40 giạ – 50 giạ/mẫu trong khi năng suất mà nông dân thu đượckhoảng 70 giạ/mẫu. Trong xã còn có thành phần trung phú nông liên kếtvới các thành phần trên ra sức bóc lột nhân dân lao động một cáchthậm tệ, bằng cách bao tá đất đai của địa chủ cho nông dân mướn lạivới giá cao hơn thu tô của địa chủ hoặc thuê mướn công lao động vớigiá rẻ mạt. Vào những ngày giỗ, ngày tết của những gia đình địachủ phải đem biếu gạo thơm, vịt mập hoặc tiền kê chưng, thì mới đượcmướn ruộng. Đối với tá điền có con gái đẹp bắt buộc phải cho ởmướn địa chủ nếu không sẽ bị địa chủ lấy ruộng lại.
Thuế khóa của chính quyền thực dân ngày càngchồng chất nặng nề nào là thuế đinh (thuế thân), thuế điền đánhthẳng vào cuộc sống của người dân nghèo, đàn ông, thanh niên thì lànglính ruồng bắt đóng thuế thân rất gắt gao, người khá 4,5 đồng/tháng, người nghèo 4 đồng/ tháng trong khi đó số người đi làm mướnhoặc đi ghe chày chỉ có 3 đồng/ tháng. Từ sau tết Nguyên đán thìlàng lính lùng sục bắt thuế đinh cả ngày đêm, có những người khôngđóng nổi thuế thân phải trốn tránh nhưng cũng không dám đi làm mướnnơi nào bởi những người thuê mướn nhân công sợ làng lính đến xéthỏi, bắt bớ liên lụy đến họ. Có những hình phạt trốn thuế đối vớinhững người nghèo không đóng nổi thuế thân mà không kịp chạy trốn bịlàng lính bắt phải đi sưu, công không, cơm nhà từ 15 - 30 ngày khi mãnhạn sưu phải chạy đủ tiền đóng chỉ trong vài ngày nếu không sẽ ngồitù. Bởi thảm cảnh đó, có những người buộc phải đợ mình, đợ vợ,đợ con. Sự hà hiếp bóc lột của bọn tề tổng ngày càng công khai,trắng trợn. Chính vì vậy ,à mọi tai họa có thể đổ lên đầu nhữngngười dân vô tội bất cứ lúc nào.
Ở Cần Đước vào những năm 20 của thế kỷ XX mộtsố công trình giao thông, các tụ điểm buôn bán, các ngành nghề… đãphát triển rất nhanh. Cùng lúc ấy các chợ Phước Vân, Rạch Kiến, ChợTrạm, Chợ Đào được mở rộng. Ba Tổng Lộc Thành (Thượng – Trung – Hạ)của huyện tuy có nhiều guồng máy cai trị thống nhất của chính quyềnthuộc địa nhưng việc qui định về phát triển ngành nghề có những nétđặc thù. Ở Tổng Hạ có nghề đóng ghe phát đạt, Tổng Thượng có nghềthợ bạc và chạm trổ rất tinh xảo như ở Phước Vân. Trong những thậpniên đầu thế kỷ XX chợ Phước Vân đã trở thành một trung tâm sản xuấtđồ nữ trang bằng vàng bạc và hợp kim pha vàng với số lượng khá lớnhàng năm, với một đội ngũ thợ kim hoàn đông đảo, tay nghề diêu luyện.Ở thời kỳ thịnh đạt nhất, toàn khu chợ có đến 5 – 6 lò. Chính từsự giao lưu buôn bán của Phước Vân với bên ngoài khá phát triển làtiền đề để nhân dân ở đây có điều kiện đón nhận những biến độngcủa xã hội từ bên ngoài dội đến, đặc biệt từ phía Sài Gòn – ChợLớn phong trào Thiên địa hội, vụ Phan Xích Long đã lan đến Phước Vân.Một số nông dân đã tham gia vào vụ manh động này.
Năm 1927 Cần Đước đã đón nhận một luồng giómới từ hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và tổ chức Thanhniên cách mạng Đồng chí Hội, từ đây phong trào cách mạng bước sangmột giai đoạn mới. Nguyễn An Ninh đến Cần Đước lúc đầu ở  Gò Đen – Trung Quốc xuyên qua cùng vớiVõ Công Tồn (Hội đồng Tồn ở làng Long Hiệp – Bến Lức). Quan hệ đầutiên của hai ông với Hội đồng Đỗ Đăng Sóc ở làng Phước Vân. Đỗ ĐăngSóc (Hội đồng Ba) là một địa chủ nhưng đã được cách mạng giác ngộ.Ông là người đã góp phần quan hệ trong việc gây dựng tổ chức này,đặc biệt ở vùng chợ Phước Vân cùng với ông Sóc, các ông Nguyễn VănHân, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Phu cũng là những người nòng cốt.
Trước khi có “ Hội kín” Nguyễn An Ninh, thực tếtrên khắp cả vùng Thượng – Trung – Hạ của huyện Cần Đước đã có mộtsố người tìm liên lạc tới những người cộng sản trong tổ chức Thanhniên cách mạng Đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Những hạtgiống cộng sản tiêu biểu đầu tiên ở Tổng Lộc Thành Thượng có cácông Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Phu, Tri (theo sách “ CầnĐước từ khi có Đảng” NXB Long An 1992). Những hạt nhân cộng sản nàybắt đầu tiếp diễn nữa bí mật và nữa công khai trong quần chúng. Từnăm 1927 trở đi, Hội kín Nguyễn An Ninh và tổ chức Thanh niên cáchmạng Đồng chí hội hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau làm cho các giớiđồng bào thấy rõ kẻ thù chính để đánh đổ, trước tiên giành độclập dân tộc và xây dựng dân chủ mọi công dân bình đẳng. Quá trìnhnày những người cộng sản lồng vào nội dung yêu nước giác ngộ nôngdân về quyền lợi ruộng đất, làm cho họ thấy đúng kẻ thù là thựcdân Pháp và bọn cường hào tay sai của thực dân. Đặc biệt là đi sâuvào nông dân nghèo, những người lao động tự do, tiểu thương, tiểu chủđể xây dựng tổ chức.
Những hoạt động của những nhà cách mạng thờibấy giờ đã làm thay đổi dần đời sống của người dân Cần Đước. Từđó Cần Đước trở thành mảnh đất tốt để ươm mầm cho những hạt giốngđỏ và những hạt giống đó nảy mầm thành những Chi bộ cộng sản đầutiên của huyện Cần Đước gồm những người thợ bạc giác ngộ đã đượckhai sinh tại mảnh đất Phước Vân Chi bộ lúc bấy giờ có 6 đồng chí:
- Nguyễn Văn Hân (Tư Hân)
- Nguyễn Văn Thân (Năm Thân)
- Nguyễn Văn Phu (Ba Phu)
- Ba Tri
- Hai Ngưu
- Phạm Văn Mười (Biện Mười)
Trong số Đảng viên này thì đồng chí Tư Hân làmBí thư (địa điểm thành lập Chi bộ tại nhà ông Ba Phu).
Sự ra đời của Chi bộ Đảng Phước Vân là nhân tốquan trọng có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng ở đây tiến lênnhững bước mới và từ đây phong trào cách mạng của nhân dân được đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng đã bùng lên ngay những tháng đầu năm 1930.Ngày 4/4/1930, Chi bộ Đảng Phước Vân đứng ra huy động quần chúng nhândân ở các làng: Phước Vân, Long Cang, Long Định, Long Khê, Long Sơn biểutình đến Nhà Hội Phước Vân, lúc 8 giờ tối quần chúng khoảng 500người, tập trung lại trước sân Nhà Hội hô to khẩu hiệu:
“ Đả đảo đế quốc Pháp
Đả đảo quan làng địa chủ cường hào ác bá
Ruộng đất về tay nhân dân”
Trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọntề làng hoang mang, ông trùm Phó – Ba Nghị (người gát Nhà hội lúcbấy giờ) hoảng sợ bỏ chạy. Dân chúng tiến vào đập phá Nhà Hội vàđốt sạch giấy tờ, sổ sách của Hội tề.
Sáng hôm sau thực dân Pháp ra lệnh cho các Tềlàng họp dân tra xét, có một số người bị chúng truy ra và bắt: ởlàng Phước Vân có ông Lăng khi vào Nhà Hội đập bể cây đèn treo, kiếngđèn bể, vô ý đạp miễng đứt bàn chân, máu chảy bị chúng phát hiện,cùng một số Đảng viên như ông Tư Hân, Hai Ngưu, Năm Thân, ông Ba Phu cũngbị chúng bắt rồi bị tra tấn tại Nhà Hội Phước Vân. Theo lời kể củaông Nguyễn Văn Mùi – Bí thư đầu tiên của huyện Cần Đước sau cách mạngtháng tám thì số những người Đảng viên này đã bị đưa lên Tòa ánSài Gòn, ông Tư Hân bị kết án 5 năm tù, ông Hai Ngưu bị kết án 4 nămtù, ông năm Thân bị kết án 3 năm tù và ông Ba Phu bị kết án 2 năm tù.
Mặc dù cuộc đấu tranh khônggiành được kết quả khả quan, nhưng nó đã khơi dậy khí thế đấu tranhvà sức mạnh quần chúng. Trong cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù,làm cho bộ máy cai trị của địch tại địa phương hoang mang, dao độngnhất là bọn địa chủ cường hào ác bá phải nể sợ. Chính trong cuộcđấu tranh ấy những người cộng sản đã thể hiện rõ khí phách và tinhthần bất khuất chống thực dân của mình. Chính vì thế mà họ chiếmđược lòng tin tưởng và khâm phục của nhân dân. Đây có thể xem là cuộctập dượt của người dân Cần Đước nói chung và đồng bào Phước Vân nóiriêng gắn bó chặt chẽ hơn với Đảng, hăng hái, tích cực trong việctrực tiếp tham gia ủng hộ cách mạng. Đó chính là nguồn sức mạnhlớn để đưa phong trào cách mạng vượt những khó khăn để bước vàocuộc đấu tranh mang tính chất quyết định.
Sau cuộc đấu tranh 4/6/1930 Chi bộ Đảng phước Vântạm lắng xuống cho đến 5 năm sau khi số Đảng viên được mãn hạn tùvề, năm 1935 Chi bộ Đảng Phước Vân lại được phục hồi, những ngườicộng sản lại đứng ra lãnh đạo nhân dân bước vào cao trào đấu tranhđòi dân sinh, dân chủ trong những năm 1936 – 1939, tạo tiền đề để cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ 1940 bùng nổ.
IV.Loại di tích:
Di tích lịch sử “ Nền Nhà hội Phước Vân” làloại di tích lịch sử cách mạng.
V.Khảo tả di tích:
Theo ký ức của một số bô lão địaphương thì Nhà Hội lúc ấy được xây dựng theo kiểu dáng nhà vuông nóclợp ngói âm dương, nền nhà cao 0,5m bằng đá hộc có bậc tam cấp dẫnvào cửa chính. Ngôi Nhà Hội lúc ấy nằm bên nách của chợ Phước Vâncũ. Đến giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Nhà hội Phước Vânbị chính quyền thực dân phá hủy. Hiện tại di tích chỉ còn trơ nềngạch, nền nhà có kích thước (15m x  15m) cao khoảng 0,4m trên bềmặt của nền Nhà hội Phước Vân hiện nay bị phủ bởi những cây xanh nhưtre, chuối, cỏ dại.
VI.Các hiện vật trong di tích:
Ngoài bất động sản là nền Nhà Hộira thì di tích không còn lưu giữ hiện vật gì khác.
VII.Giá trị lịch sử di tích:
- Di tích “ Nền Nhà Hội Phước Vân”là nơi ghi dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Phước Vânnói riêng và Cần Đước nói chung. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo củaĐảng, nhân dân Cần Đước đã đứng lên đấu tranh trực diện với kẻ thùlàm cho thực dân Pháp và bọn cường hào ác bá phải khiếp sợ
- Di tích đã chứng minh rằng từ năm1930 cuộc đấu tranh của nhân dân Cần đước đã mang một tính chất mới,có thể nói nó chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác, có tổchức, có mục tiêu, có lý tưởng.
- Di tích còn chứng minh cho truyềnthống cách mạng của Phước Vân – một địa phương của huyện Cần Đước,nhân dân ở đây sớm giác ngộ được lý tưởng cách mạng, tin tưởng vàonhững người cộng sản đó là tiền đề quan trọng để đội ngũ cán bộĐảng viên tiếp tục lập nên những thành tích mới.
- Di tích Nền Nhà hội Phước Vân cònlà nơi thể hiện được bộ mặt thật của chính quyền thực dân Pháp lúcbấy giờ mà điển hình là việc áp đặt bộ máy cai trị của Nhà nướcthực dân Pháp đối với mọi vùng làng quê Việt Nam trong giai đoạn năm1930.
Với những giá trị trên, di tích “Nền Nhà hội Phước Vân” xứng đáng được bảo vệ và phát huy tác dụngtrong việc giáo dục truyền thống ở địa phương nhất là tình hìnhhiện nay, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương VI(lần 2) về “ Xây dựng và chỉnh đốn Đảng” thì việc bảo lưu truyềnthống cách mạng của ông cha ta trong lịch sử làm cơ sở để bồi dưỡng,đào tạo nguồn nhân lực của Đảng trong tương lai là một việc làm cầnthiết. Chúng tôi mong rằng di tích lịch sử “ Nền Nhà Hội Phước Vân”sẽ góp phần quan trọng của mình vào công tác ấy.
VIII.Tình trạng bảo quản di tích:
Gần 100 năm đã trôi qua, di tích chỉcòn lại nền của Nhà Hội. Vào năm 1978 – 1979 Ủy ban nhân dân xã PhướcVân đã dựng lại di tích một bia truyền thống tạm thời làm bằng gỗ.Nhưng chỉ 4 năm sau, qua quá trình tác động của thiên nhiên bia đã bịhư hỏng. Hiện nay di tích được sự quản lý của Ủy ban nhân dân xãPhước Vân.
IX.Các phương án phát huy tác dụng của di tích:
Để bảo tồn và phát huy tác dụng của di tíchtrong việc giáo dục truyền thống văn hóa ở địa phương, về phía chuyênmôn chúng tôi có những kiến nghị sau:
- Chính quyền địa phương với các cơ quan chứcnăng có kế hoạch xây dựng lại di tích một bia truyền thống kỷ niệmcuộc nổi dậy với khí thế cách mạng của quần chúng trong thời kỳnày. Đây là một việc làm rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứngnguyện vọng của người dân nơi đây.
- Hiện nay, cách lộ khá xa, con đường vào ditích không được thuận lợi, chính quyền địa phương vận động nhân dânđịa phương cùng các ngành các cấp hỗ trợ kinh phí để nâng cấp conđường từ lộ đến di tích để khách đến tham quan di tích được dễdàng.
- Đầu tư một số công trình phụ: trồng cây cảnh,cây lấy bóng mát xung quanh tạo sự thỏai mái trong khu di tích.
- Hàng năm vào các ngày lễ lớn, địa phương cầntổ chức những buổi họp mặt nói chuyện truyền thống gắn với nộidung – sự kiện, giá trị lịch sử của di tích.
X. Cơ sởpháp lý để bảo vệ di tích:
Năm 2001 Di tích lịch sử “Nền Nhà Hội Phước Vân” đượcỦy ban nhân tỉnh Long An xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (số2344/QĐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2001).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét