Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Di tích Lịch sử - Văn hóa Khu vực Nhà Dài

Nơi diễn ra trận đánh đầu tiêntiêu diệt gọn
Một Trung đội giặc Pháp trênchiến trường tỉnh năm 1946
(Ấp Nhà Dài, xã Tân Lân, huyệnCần Đước, tỉnh Long An)
–²—
I. Tên gọicủa di tích:
Khu vực diễn ra trận đánh được gọi nôm na là Nhà Dài.Đó là tên gọi của một  ấp thuộc xã TânLân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tên gọi “Nhà Dài” xuất phát từ nguồn gốc dotrước kia ở Làng Tân Lân có một căn nhà rất dài của ông Hương Cả Namxây dựng dùng để chứa lúa. Vì hình dáng đặc biệt của ngôi nhà “kho” này màngười dân quanh vùng quen gọi lưu truyền đến ngày nay.
Hiện nay, gò đất trước kia là nền nhà vẫn còn dấu tích.
II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Cách đây khoảng 150 năm, Tân Lân là một Làng thuộcTổng Lộc Thành Trung, Tham biện Cần Giuộc (sau đó là tiểu khu Chợ Lớn) đến ngày20/12/1899, khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các khu hành chánh thànhcác Tỉnh thì Tân Lân là một trong bốn Làng của Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh ChợLớn. Đến năm 1923 do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước ngày nay bao gồm địaphận của 3 Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp hành chánh tươngđương với huyện gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1928 thì Sở Đại lý RạchKiến đổi tên thành Sở Đại lý Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánhnày tồn tại cho đến năm 1955. Như vậy, trong khoảng thời gian này, Tân Lân làmột Làng thuộc Tổng Lộc Thành Trung, Sở Đại lý Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1975, do sựsát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An, huyện Cần Đước thuộc tỉnhLong An. Tuy nhiên có sự thay đổi là khi năm 1967, huyện Cần Đước được chiathành 2 huyện là Cần Đước và Rạch Kiến thì Tân Lân vẫn thuộc huyện Cần Đước,tỉnh Long An cho đến ngày nay.
2. Đường điđến:
Từ Thị xã Tân An, theo quốc lộ I ngược về hướng Đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 25 là ngã ba Gò Đen, rẽ theo hương lộ 16 (lộđất đỏ) đi khoảng 20km là đến ngã ba Tân Lân nơi tiếp giáp giữa hương lộ 18 vàtỉnh lộ 50. Sau đó rẽ hướng về Thành phố HCM 3km là đến di tích.
Di tích là khu vực hiện nay đã được UBND huyện CầnĐước xây dựng bia để kỷ niệm chiến thắng này.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích này:
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HồChí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa. Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đối phó với muônvàn khó khăn, thử thách. Ở Miền nam ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dựa vào sựche chở của quân Anh, đã nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. Chúng tấn công,đánh chiếm các công sở của chính quyền cách mạng ở Sài Gòn.
Ngày 26/9/1945, ba ngày sau cuộc kháng chiến bùng nổ,Bác Hồ gửi thư vào Miền Nam cho đồng bào Nam Bộ kêu gọi đồng bào đoàn kết thựchiện kháng chiến bảo vệ nền độc lập vừa giành được.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và Ủy ban khángchiến Nam Bộ, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã chiến đấu vô cùng anhdũng, giam chân dịch trong nội thành suốt cả tháng trời. Đến ngày 23 và24/10/1945, giặc Pháp từ Sài Gòn tấn công ra các tỉnh.
Do vị trí địa lý đặc biệt nằm sát cạnh Thành phố SàiGòn nên khi chiến tranh nổ ra, hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An nói chung và haihuyện Cần Đước, Cần Giuộc nói riêng cũng là nơi trực tiếp bị uy hiếp trước tiênso với các nơi khác.
Trong tình thế khẩn trương ấy, đầu năm 1946, theoquyết định của Bộ Tư lệnh quân khu 7, các đơn vị Giải phóng quân các quận Đức Hòa,Cần Giuộc, Cần Đước, Trung quận hợp nhất thành Chi đội 15, gồm 3 tiểu đoàn vàmột trung đội nữ binh. Đây là lực lượng vũ trang thống nhất đầu tiên của tỉnhChợ Lớn, tiền thân của trung đoàn 308 sau này.
Sau khi chiếm Cần Giuộc, giặc Pháp thường xuyên choquân theo tỉnh lộ 50 liên lạc với Cần Đước với ý đồ khai thông trục lộ giaothông quan trọng nối liền Sài Gòn với Gò Công, trên đoạn đường từ Cần Giuộc –Cần Đước địch nghênh ngang chạy xe xuyên suốt.
Lúc này, lực lượng võ trang của ta còn rất yếu. Tại CầnĐước, Cần Giuộc, ta chỉ có 2 trung đội võ trang chiến đấu, vũ khí chủ yếu làtầm vông vạt nhọn, giáo mác, một ít súng lục và lựu đạn. Vì vậy lực lượng võtrang của ta chỉ có thể tiến hành lối đánh du kích mà không thể tiến hành nhữngtrận lớn bằng cách đánh vận động chiến lược.
Biết vậy địch rất ngạo mạn, hàng ngày xe Geep, nhàbinh của chúng ngang nhiên chạy trên tỉnh lộ 50. Địch trên xe rất lơ là cảnhgiác, súng ống bỏ lăn lóc và ca hát nghêu ngao. Thậm chí chúng còn huênh hoangtrông gặp du kích của ta.
Nắm được tinh thần địch rất chủ quan. Bộ phận lãnh đạolực lượng vũ trang 2 huyện quyết tâm tìm mọi cách để đánh địch vừa để cảnh cáochúng, động viên tinh thần chiến đấu của quân ta vừa để thử nghiệm trình độ tácchiến của cán bộ chiến sĩ và thu vũ khí của địch trang bị cho ta.
Sau nhiều lần theo dõi, quan sát nắm được qui luật đilại của địch, tiếp thu kinh nghiệm trận đánh cơ giới địch ở ngã tư Xoài Đôitrước đó, các đồng chí lãnh đạo đơn vị quyết định chọn khu vực Nhà Dài làm địađiểm phục kích để tiến hành trận đánh. Địa điểm này nằm cách Chợ Trạm (Mỹ Lệ1km), cách thị trấn Cần Đước 4km, hai bên là đồng ruộng trống trải, kế hoạchđược tổ chức như sau:
Đêm ngày mùng 3/12/1946 âm lịch tức ngày 6/1/1946, tatổ chức cuộc họp tại nhà ông Tám Son ở ấp Bình Hòa, xã Tân Lân nhằm thống nhấtquyết tâm, đề ra kế hoạch và lực lượng tham gia trận đánh, cuộc họp đã thôngqua cách đánh đào hầm ở trên lộ. Đồng thời lực lượng phục kích ven lộ, khi xeđịch đi vào trận địa, lực lượng võ trang sẽ nổ súng gây bối rối và khi chúng bịsụp hầm sẽ xung phong diệt địch. Mặc khác, vận động nhân dân trải đệm phơi lúadựng rơm thật nhiều ven đường để che mắt địch. Lực lượng tham gia đánh có trungđội gồm: 1 đội cảm tử quân Cần Đước, 1 đội cộng hòa vệ binh Cần Đước và 1 độicộng hòa vệ binh Cần Giuộc, chỉ huy trận đánh gồm các đồng chí:
- Đồng chí Châu (Cần Giuộc)
- Đồng chí Nguyễn Thành Tiên (Cần Đước)
- Đồng chí Tổng Văn Hên (Trưởng Ban quân sự Cần Đước)
Ngay trong đêm, ta huy động nhân dân cùng lực lượng vũtrang đào hầm trên lộ, tại điểm đánh đào hai hầm: hầm thứ nhất dài 2,5m, rộng1,5m, sâu 2m nằm về phía bên phải đường tỉnh từ Cần Giuộc xuống. Cách đó 2m vềbên trái đường ta lại đào hầm khác dài 4m, rộng 1,5m, sâu 2m. Bên trên hầm gáccây, trải đệm phơi lúa để ngụy trang. Cách trận địa 200m về phía bên trái đườngtừ Cần Giuộc xuống và vị trí ém quân tại đây có hai cây mâm xôi cao nên ta bốtrí 1 tổ 3 người dùng đây làm đài quan sát.
Lực lượng ta được chia thành 5 tổ được bố trí như sau:
- Tổ cảm tử quân, nằm cách trận địa 50m về phía phải
- 2 tổ cộng hòa vệ binh nằm dọc theo hai bên trận địa(dọc hai bên lộ)
- 2 tổ cộng hòa vệ binh nằm cách trận địa 400m về phíaCần Đước
Tất cả chuẩn bị chờ địch.
8 giờ sáng ngày 4/12/1945 âm lịch tức ngày 7/1/1946,tổ quan sát báo hồi còi thứ nhất báo xe địch đến Chợ Trạm, khi hồi còi thứ haibáo xe địch cách trận địa 600m, Ban chỉ huy ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Xe địchthấy bỏ dần, lực lượng chúng gồm: 1 chiếc xe Geep lùn đi đầu và 1 chiếc“Đốt-cát” chở lính đi sau, tất cả khoảng 1 trung đội.
Địch bắt đầu tiến vào trận địa. Lệnh chiến đấu đượcban hành bằng hồi còi thứ 3 vang lên dõng dạc, liền sau đó, tổ cảm tử quân nổsúng. Chiếc xe Geep lách được hố thứ nhất, chúng lách qua và địch chạy nhanhhơn thì đụng hố thứ hai. Tuy nhiên vì gọn nhẹ nên xe địch chỉ hơi chao nghiêngkhông sụp hố. Hoảng hốt chúng bỏ chạy luôn về Cần Đước, hai tổ chặn địch phíadưới liên nổ súng. Thế nhưng do hợp đồng không chặt, hai tổ chặn địch vừa laora thì gặp ngay làn đạn của các tổ trên bắn đuổi theo xe. Do đó, chiếc Geepchạy thoát.
Hầu như cùng một lúc, chiếc “Đốt-cát” lọt vào trậnđịa, ta cùng nổ súng vô mặt. xe địch vẫn lách được hố thứ nhất, nhưng khôngthoát khỏi hố thứ hai, địch lóp ngóp có tên còn chưa ra khỏi xe, tên văng ratrước thì bị xe đè, địch không phản ứng gì được. Bấy giờ ta xung phong tiếp cậntiêu diệt nhanh, gọn, thu toàn bộ vũ khí.
Kết quả trận đánh, ta diệt một trung đội địch, thu 20khẩu súng và đạn dược, ta hy sinh 1 đồng chí do lạc đạn.
Trận đánh Nhà Dài diễn ra trong tình hình tương quanlực lượng chung trên chiến trường có nhiều chênh lệch, bất lợi cho ta nhưng đâylà một đòn phủ đầu vào uy thế địch, buộc chúng không còn dám hung hăng, ngạomạn như trước. Đồng thời nó chứng tỏ sự thông minh, sáng tạo của cán bộ, chiếnsĩ ta bằng mọi cách vẫn quyết tâm đánh địch.
IV. Khảo tả di tích:
Di tích là một đoạn lộ của tỉnh lộ 50, hai bên là đồngruộng, địa hình trống trải. Về phía phải (từ Cần Giuộc xuống hướng đông – tây) là một gò đất đắp mô, phía trái là bãi tha ma nhỏ, hiện nay đã bị che khuất bởi nhà của nhân dân xây dựng.
Hiện nay toàn bộ địa hình đều thay đổi, trải qua thờigian không còn dấu tích gì của trận đánh.
V. Loại di tích:
Là di tích chiến thắng. Nơi ghi dấu chiến công của lực lượng võ trang Cần Đước, Cần Giuộc trong những ngày đầu kháng chiến.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay vì là điểm dân cư và ruộng đất canh tác nênkhông còn hiện vật gì liên quan đến di tích.
VII. Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật:
Di tích mang giá trị lịch sử làđịa điểm ghi dấu chiến công của lực lượng võ trang Cần Đước, Cần Giuộc trongnhững năm ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nó tiêu biểu cho tinh thần thôngminh, sáng tạo trong việc ứng dụng địa hình để đánh địch thắng lợi của cán bộ,chiến sĩ Cần Đước. Đây cũng là trận đầu tiên diệt gọn trung đội địch bằng cáchđánh phục kích trên chiến trường Long An thời bấy giờ.
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
IX. Các phương án bảo vệ di tích:
Ủy ban nhân dân huyện Cần Đước đã xây dựng bia kỷ niệmchiến thắng năm 1985 để giáo dục truyền thống cho đồng bào ở địa phương.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Bảo tàng Long An đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xãTân Lân lập biên bản và sơ đồ khoanh vùng bảo vệ di tích ngày ngày 31/3/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích “khu vực Nhà Dài” nơi diễn ra trận đánh đầu tiên tiêu diệt gọn một trung độigiặc Pháp trên chiến trường tỉnh năm 1946 là di tích lịch sử - văn hóa cấptỉnh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét